C.MÁC
HAI CUỘC KHỦNG HOẢNG
Luân Đôn, ngày 6 tháng Hai. Công luận giờ đây hoàn toàn bị thu hút bởi hai cuộc khủng hoảng: cuộc khủng hoảng mà quân đội đang trải qua ở Crưm và cuộc khủng hoảng nội các. Dân chúng bàn bạc đến cuộc khủng hoảng thứ nhất, còn các câu lạc bộ và phòng khách thì bàn đến cuộc khủng hoảng thứ hai. Theo tin tức gần đây từ Crưm, được diễn tả bằng giọng hết sức bi đát, thì quân số của Anh đã giảm từ 14 000 xuống 12 000 người và có thể chờ đợi sắp sửa có sự chấm dứt bao vây Xê-va-xtô-pôn. Trong khi đó ở hạ nghị viện đang diễn ra cuộc thảo luận về những âm mưu ở các phòng khách. Huân tước Rớt-xen và Glát-xtôn chiếm hết toàn bộ thời gian của hội nghị bằng những lời bàn dài lê thê về sự rút lui, về vi ệc tán thành và phản đối sự rút lui của Rớt-xen vĩ đại khỏi cái nội các không còn tồn tại nữa. Không bên nào đưa ra được sự vi ệc mới nào mà chỉ tiếp tục đôi co về chuyện cũ. Huân tước Giôn đóng vai thày cãi cho bản thân, còn Glát-xtôn đứng ra với tư cách thày cãi của công tước Niu-ca-lơ. Những ý kiến, suy tính đắn đo về vấn đ ề công t ước Niu-ca-l ơ có thích hợp với chức bộ trưởng chiến tranh hay không nghe ra quá ư nực cười khi mà cái đạo quân cần được quản lý đã không còn tồn tại nữa. Khi kết thúc lời phát biểu dông dài của mình, Glát-xtôn tuyên bố rằng "ông mong sao tất cả những sự hiểu lầm (giữa Rớt-xen và Niu-ca-l ơ) sẽ bị quên đi", thì ngay cả hạ nghị vi ện hi ện t hời cũng phải tỏ ra bất bình bằng những tiếng lầu bầu trứ danh như thường lệ.
Do đó, cơ sở của cuộc khủng hoảng nội các không phải là sự bỏ phiếu không tín nhiệm của nghị viện, càng không phải là sự tiêu vong của quân đội Anh, mà chỉ là "sự hiểu lầm" giữa huân tước già và công tước trẻ. Crưm chỉ là cái cớ cho những âm mưu ở các phòng khách. Sự hiểu lầm giữa nội các và hạ nghị viện thậm chí không đáng nhắc tới. Điều đó thậm chí đã là quá đáng đối với hạ nghị viện hiện thời. Rớt-xen đã đổ, Glát-xtôn đã đổ và toàn bộ hội nghị cũng đã đổ rồi.
Hai viện được thông báo rằng việc thành lập nội các được uỷ thác cho huân tước Pan-mớc-xtơn. Nhưng ông ta bất ngờ gặp phải những trở ngại. Huân tước Grây khước từ việc đảm nhiệm chỉ đạo cuộc chiến tranh mà ngay từ đầu ông ta đã không tán thành và hiện nay cũng vẫn không tán thành. Đó là điều may mắn cho quân đội, vì nếu không ông ta sẽ phá hoại kỷ luật của nó như đã từng phá hoại kỷ luật của các thuộc địa. Như Glát-xtôn, Xít-ni Héc-bớc và Grê-hêm cũng tỏ ra khó thoả thuận được. Họ đòi tất cả các phần tử thuộc phái Pin phải được trở lại chính phủ. Những nhân vật tầm cỡ quốc gia ấy nhận thức được rằng họ hình thành một bè phái nhỏ nhoi chi ếm khoảng 32 phiếu trong nghị viện. Chỉ trong điều kiện những người tài hoa "vĩ đại" của họ đoàn kết lại với nhau thì tập đoàn nhỏ bé của họ mới có thể hy vọng giữ được tí nh độc lập.
Nếu như một bộ phận những người lãnh đạo phái Pin tham gia
nội các, còn một bộ phận khác ở ngoài nội các thì điều đó cũng được xem ngang như sự tiêu tan của câu lạc bộ những nhân vật có tầm cỡ quốc gia đáng kính. Trong khi đó Pan-mớc-xtơn sẽ phải dùng những thủ đoạn cực đoan để tìm cách ép buộc nghị viện chấp thuận mình, tại đó ông ta không có đảng của mình, cũng như ông ta đã ép buộc nữ hoàng phải làm theo ý mình. Nội các của ông ta chưa được thành lập, mà ông ta đã đe trên tờ "Morning Post" rằng ông ta sẽ không dựa vào nghị viện mà dựa vào nhân dân. Ông ta doạ giải tán nghị viện, nếu nghị viện cả gan "không kính trọng ông như ông đã được nhân dân kính trọng ở ngoài phạm vi Cung "Oét-min-xtơ". "Nhân dân" của ông ta chỉ là những tờ báo hoàn toàn hoặc một nửa thuộc về ông ta. Tại nơi mà vừa đây đã vang lên tiếng nói của nhân dân, chẳng hạn, trong cuộc mít tinh ở Niu-cát-xơ trên sông Tai-nơ, từ nơi đây người ta đã gửi tới ng hị vi ện những
66 C.MÁC 33 HAI CUỘC KHỦNG HOẢNG 67đơn t hỉnh nguyện đòi truy tố nội các, - tại nơi ấy người ta hết