đội tồi như thế. Song tìm cách làm những việc ấy với quân đội
Pháp, I-ta-li-a hoặc Tây Ban Nha - với những đội quân được huấn luyện chủ yếu để làm khinh binh, để cơ động, tận dụng lợi thế địa hình, nghĩa là với những đội quân mà sức chiến đấu tùy thuộc nhiều ở tính cơ động, linh hoạt của mỗi người lính, - thì không thể được; lối tác chiến vụng về đó tuyệt đối không thích dụng với những đội quân như thế. Tuy nhiên, quân Pi-ê-mông đáng thương rất có thể tránh được thử thách nặng nề là tác chiến theo kiểu Anh. Cần biết rằng việc cung cấp cho họ sẽ do cục quân nhu Anh đảm nhiệm, nhưng các cơ quan nổi tiếng xấu xa ấy cho tới nay chỉ có thể cung cấp cho bản thân nó mà thôi. Do đó quân Pi-ê-mông sẽ chịu chung cái số phận của quân Anh mới bổ sung. Giống như quân Anh, họ sẽ chết mỗi tuần một trăm người và sẽ nằm bệnh viện đông gấp ba. Nếu huân tước Ra-glan tưởng rằng quân Pi-ê-mông cũng sẽ ngoan ngoãn như quân Anh cam chịu sự bất lực của bản thân ông ta và sự vô dụng của các sĩ quan quân nhu của ông ta thì ông ta sẽ nhanh chóng thấy rằng mình đã lầm to. Chỉ có người Anh và người Nga là một mực phục tùng trong những điều kiện như vậy và cần phải thấy là điều này không đem lại vinh quang cho tính cách dân tộc của họ.
Tiến trình tiếp theo của cái chi ến dịch thê lương ấy - cũng thê l ương và ảm đạm như cao nguyên Xê-va-xtô-pôn ngập bùn - được mô tả như sau: một khi quân Nga tập trung được đầy đủ lực lượng của mình và thời tiết cho phép thì chắc là trước hết họ sẽ tiến công quân Thổ Nhĩ Kỳ của Ô-me-rơ-pa-sa. Người Anh, người Pháp và người Thổ Nhĩ Kỳ đang chờ đợi điều đó, và biết rõ người ta đã dành cho quân Thổ Nhĩ Kỳ những vị trí bất lợi như thế nào. Dù sao điều đó cũng nói lên rằng quân Thổ Nhĩ Kỳ được điều lên phía bắc một cách hoàn toàn có dụng ý; còn về tình cảnh tuyệt vọng của liên quân thì khó mà nghĩ ra được một bằng chứng nào tốt hơn là việc chính các tướng lĩnh của họ buộc phải thừa nhận điều ấy. Quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị đánh tan là điều không còn nghi ngờ gì nữa. Nhưng điều gì sẽ xảy ra với quân đội của các nước đồng minh và với quân P i-ê-mông? Những chuyện khoác l ác về cuộc tấn công Xê-va-xtô-pôn giờ đây hầu như đã hoàn toàn im bặt. Về đề tài này, tờ báo Luân Đôn "Times" đã
đăng bức thư ngày 3 tháng Hai của đại tá E.Nây-pia quả quyết rằng nếu li ên quân tấn công phía Nam Xê-va-xtô-pôn, thì chắc chắn là họ sẽ tràn vào thành phố, nhưng họ sẽ bị hoả lực áp đảo của các lô-cốt và pháo đài phía bắc quét sạch và đồng thời bị quân dã chiến của Nga bao vây. Bởi vậy, ông ta nói, trước hết phải đánh bại đội quân này rồi mới bao vây thành phố cả từ phía bắc lẫn phía nam. Để làm ví dụ, ông ta nhắc đến việc công tước Oen-lin-tơn đã hai lần thôi bao vây Bát-đa-i-ốt để đón đánh viện binh đến ứng cứu quân bị vây47. Đại tá Nây-pia hoàn toàn đúng, và tờ "Tribune" đã viết gần giống như vậy vào lúc diễn ra cuộc hành quân tạt sườn địch nổi tiếng ở Ba-la-cla-va48. Nhưng khi nói rằng liên quân sẽ tràn vào Xê-va-xtô-pôn, thì rõ ràng là vị đại tá nọ đã không tính đến đặc điểm của các công sự phòng ngự của quân Nga khiến người ta không thể chiếm thành phố bằng một cuộc đột kích. Ở đây, trước hết có công sự ngoại vi, rồi đến luỹ chính, còn đằng sau là những toà nhà thành phố được biến thành đồn bốt, phố sá đều có chiến luỹ, toàn bộ các khu nhà ở đều có các lỗ châu mai và sau hết, các lỗ châu mai còn được khoét ở tường sau của các đồn phòng thủ bờ biển. Việc chiếm mỗi đồn ấy đều đòi hỏi phải tiến hành một cuộc tấn công riêng và có lẽ cả một cuộc bao vây riêng, thậm chí cần đặt cả mìn ngầm ở phía bên dưới. Nhưng ngoài tất cả những cái đó ra, những cuộc xuất kích thắng lợi mà quân Nga tiến hành trong thời gian gần đây đã chứng minh đầy đủ rằng bên bao vây đã tiếp cận thành phố ở một cự l y tạo ra thế cân bằng hoàn toàn về lực lượng giữa các bên đối địch, và bên tấn công không có ưu thế nào khác ngoài ưu thế về pháo binh. Chừng nào chưa chấm dứt được các cuộc xuất kí ch thì bất cứ ý đị nh nào về ti ến công đ ều trở t hành phi lý; nếu bên bao vây không đủ sức giam hãm bên bị bao vây trong những bức tường của pháo đài thì càng không thể hy vọng chiếm pháo đài ấy bằng lối đánh giáp lá cà.
Như thế là bên bao vây từ nay sẽ quanh quẩn trong doanh trại của họ. Họ sẽ bị giam chân ở đó vì sự yếu đuối của bản thân và vì quân dã chiến của Nga, và đội ngũ của họ sẽ tan rã như trước đây, còn quân Nga trong khi đó lại điều lực lượng mới đến; nếu nh ư chí nh phủ mới của Anh k hô ng hu y đ ộng đ ượ c nh ữn g l ực