bởi vậy tạo ra những xung đột ở nơi mà hắn ta không tìm thấy
chúng dưới hình thức có sẵn. Chưa hề có vị bộ trưởng ngoại giao nào của nước Anh lại phát huy được tính tích cực như thế trên khắp các xó xỉnh của trái đất. Cuộc phong toả Sen-đa, Ta-khô,
Đu-ê-rô, cuộc bao vòy Mê-hi-cô và Bu-ê-nốt - Ai-rét54, cuộc viễn
chinh đến Na-plơ, những cuộc viễn chinh nhân sự kiện Pa-xi-phi-cô
và ở Vịnh Ba Tư55, các cuộc chiến tranh ở Tây Ban Nha vì "t ự do"
và ở Trung Quốc56, về nhập khẩu thuốc phiện, những vụ đụng độ ở
biên giới Bắc Mỹ, các cuộc tiến quân ở Áp-ga-ni-xtan, trận pháo
kích Xanh Giăng - đ' A-crơ57, những vụ tai tiếng ở Tây Phi về quyền
khám xét các tàu, những vụ xích mích ngay cả ở "Pacific"1* - và tất cả những cái đó đều kèm theo và được bổ sung bằng một số lượng không sao đếm xuể những công hàm có tính chất đe doạ và hàng chồng biên bản và kháng thư ngoại giao. Tất cả sự náo động ấy thường kết thúc bằng những cuộc tranh luận ga y gắt ở nghị viện; những cuộc tranh luận này lần nào cũng bảo đảm thắng lợi ngắn ngủi cho vị huân tước cao quý. Người ta có ấn tượng là Pan-mớc- xtơn xử lý những xung đột trong lĩnh vực chính sách đối ngoại như một diễn viên, đến giờ phút nhất định thì làm cho chúng trở nên gay gắt, nhưng lập tức nhượng bộ một khi những xung đột ấy đe doạ có tính chất quá nghiêm trọng hoặc đã gây ra được sự kích động có kịch tính cần thiết cho anh ta. Bản thân lịch sử thế giới được xem là trò giải trí được bày đặt ra chỉ là để tử tước cao quý Pan-mớc-xtơn thuộc dòng họ Pan-mớc-xtơn có thể mua vui. Đấy là ấn tượng đầu tiên mà thuật ngoại giao muôn hình ngàn vẻ của Pan- mớc-xtơn gây ra cho những người ít từng trải. Nhưng khi nghiên cứu kỹ hơn sẽ thấ y rằng thật kỳ lạ là tất cả những nước cờ ngoại giao của ông ta chỉ có lợi cho một nước, hơn nữa lại không phải là nước Anh mà là nước Nga. Hi-um, bạn của Pan-mớc-xtơn đã tuyên bố vào năm 1841 như sau:
"Nếu như hoàng đế Nga có tay sai c ủa mì nh trong nội các Anh t hì tên này c hắc gì có thể bảo vệ lợi í ch của hoàng đế tốt hơn là vị huân t ước cao quý đang làm".
Năm 1837, huân t ước Đa-đli Xtiu-át, một trong những người
1*
- "Thái Bình Dương"
sùng bái Pan-mớc-xtơn nhi ệt thành nhất đã nói với ông ta như sau:
"Huâ n t ư ớc c a o quý đị nh để c ho nư ớc Nga xú c phạ m nư ớc An h và gâ y t hi ệt hại c ho nề n mậ u dịc h Anh ba o l â u nữa ? Huâ n tư ớc c a o quý đã là m nhục nư ớc Anh t rước c on mắ t t oà n t hế gi ới, sắ m c ho nó cái vai k ẻ gâ y gổ k hoá c lác, ngạ o mạ n và t àn nhẫ n đ ối với kẻ yế u, ngoa n ngoã n và qụy l ụy đ ối với kẻ mạ nh".
Dù sao cũng không thể phủ nhận sự thực là tất cả các hiệp ước có lợi cho Nga, từ Hiệp ước A-đri-a-nô-pôn đến Hiệp ướ c
Ban-ta-Li-man58, và hiệp ước kế thừa ngôi vua Đan Mạch59, đều
được ký kết dưới sự bảo hộ của Pan-mớc-xtơn; thật ra khi ký Hiệp ước A-đri-a-nô-pôn, Pan-mớc-xtơn không ở trong chính phủ mà ở phe đ ối lập, nhưng hi ệp ướ c này sở dĩ được thừa nhận chí nh l à nhờ ông ta dựng lên những âm mưu bí mật; mặt khác, đứng đầu phe đối lập đảng Vích thời kỳ đó, ông ta đã công kích A-bớc-đin là ngả về Áo - Thổ Nhĩ Kỳ và tuyên bố rằng nước Nga là người bảo vệ nền văn minh (chẳng hạn hãy xem biên bản các phiên họp của hạ nghị viện các ngày 1 tháng Sáu 1829, 11 tháng Sáu 1829, 16 tháng Hai 1830 v.v.). Về vấn đề này, ngài Rô-bớc Pin tuyên bố tại hạ nghị viện rằng "ông ta không rõ Pan-mớc-xtơn thực ra đại diện cho ai". Tháng Mười một 1830, Pan-mớc-xtơn trở thành người đứng đầu bộ ngoại giao. Ông ta không những cự tuyệt đề nghị của Pháp về một cuộc can thiệp chung có lợi cho Ba Lan do xét đến "quan hệ hữu nghị giữa nội các Xanh-Giêm-xơ và nội các Xanh-Pê-téc-bua", mà còn cấm Thụy Điển tự vũ trang, đe doạ tiến hành chiến tranh với Ba Tư là nước đã phái quân đội đến biên giới Nga nếu nướ c Ba Tư này không rút quân về. Pan-mớc-xtơn thậm chí trang t rải một phần chi phí quân sự của Nga, không được nghị viện ủy quyền mà vẫn tiếp tục thanh toán cả gốc lẫn lãi cho cái gọi là khoản nợ Nga - Hà Lan, mặc dầu cách mạng Bỉ đã hủy bỏ hiệp định về khoản nợ
ấy60. Năm 1832, ông ta cho phép từ bỏ quyền thế nợ bằng lãnh thổ
quốc gia mà Quốc hội Hy Lạp đã trao cho Anh là một bên ký kết với tư cách là sự đảm bảo cho khoản nợ Hy Lạp - Anh năm 1824 và chuyển nó thành đảm bảo cho một khoản nợ khác được ký kết với sự giúp đỡ của Nga. Các điện khẩn của Pan-mớc-xtơn gửi công sứ Anh ở Hy Lạp là ông Đô-kin-xơ thường xuyên chỉ rõ: "Ngài phải hành động nhất
88 C.MÁC 44 HUÂN TƯỚC PAN-MỚC-XTƠN 89trí với đại diện Nga". Ngày 8 tháng Bảy 1833, Nga buộc Triều trí với đại diện Nga". Ngày 8 tháng Bảy 1833, Nga buộc Triều
đình Thổ Nhĩ Kỳ ký Hiệp ước Un-ki-ác I-xkê-lê-xi nhằm đóng cửa eo bi ển Đác-đa-nen đối với tàu thuyền châu Âu và bảo đảm
nền độc tài tám năm của Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ61 (xem điều hai của
hiệp ước). Vua Thổ Nhĩ Kỳ1 * buộc phải ký hiệp ước ấy vì hạm đội
Nga đã đậu ở Bô-xpho, còn quân đội Nga thì đã ở cửa ngõ Công-
xtăng-ti-nô-plơ dường như để đề phòng I-bra-him-pa-sa.
Pan-mớc-xtơn nhiều lần cự tuyệt yêu cầu khẩn khoản của Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị can thiệp vì lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ và thế là buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải chấp nhận sự giúp đỡ của Nga. (Điều đó thể hiện rõ qua những lời tuyên bố của chính ông ta tại hạ viện ngày 11 tháng Bảy, 24 tháng Tám và tại các phiên họp khác năm 1833 cũng như ngà y 17 tháng Ba 1834). Đến khi huân tước Pan-mớc-xtơn lên giữ chức bộ trưởng ngoại giao thì ảnh hưởng của Anh ở Ba Tư rõ ràng là chiếm ưu thế. Các đại diện Anh trước sau như một vẫn được ông ta chỉ thị là "trong bất kỳ tình huống nào", họ "đều phải hành động nhất trí với đại sứ Nga". Nhờ sự giúp đỡ của Pan-mớc-xtơn, Nga
mới đưa được lên ngai vàng Ba Tư người do mình sắp đặt2 *. Huân
tước Pan-mớc-xt ơn phê chuẩn cuộc vi ễn chinh Nga - Ba Tư chống lại Hê-rát. Sau khi cuộc viễn chinh này thất bại, ông ta ra lệnh tiến hành một cuộc viễn chi nh Anh - Ấn vào vịnh Ba Tư - một cuộc nghi binh góp phần tăng cường ảnh hưởng của Nga ở Ba Tư. Năm 1836, dưới thời chính phủ của huân tước cao quý, nước Anh lần đầu tiên thừa nhận việc Nga xâm chiếm cửa sông Đa-nuýp, việc họ thi hành những điều lệ về kiểm dịch và thuế quan62 v.v.. Cũng năm ấy, Pan-mớc-xtơn lợi dụng việc chiến hạm Nga tịch thu tàu buôn Anh "Vích-xen" tại vịnh Xút-giúc - Ca-lơ ở Séc-kê-xi - tàu "Vích-xen" được đưa đến đây theo đòi hỏi của Chính phủ Anh - để chính thức thừa nhận những tham vọng của người Nga đối với bờ biển Tréc-kê-xi. Đồng thời người ta lại phát hiện rằng trước đây 6 năm ông ta đã bí mật thừa nhận những tham vọng của Nga đối với Cáp-ca-dơ. Vào lúc ấy, tử tước cao quý đã tránh được cuộc biểu quyết khi ển
1*
- Ma-khơ-mút II
2*
- Mô-ha-mét-sắc, tức quốc vương Mô-ha-mét, từ "sắc" trong tiếng Ba Tư có nghĩa là quốc vương.
trách lại hạ nghị viện nhờ một đa số chỉ có 16 phiếu. Một trong những người lên án Pan-mớc-xtơn gay gắt nhất thời bấy giờ là ngài Xtơ-rát-pho Can-ninh, hiện na y là huân tước Rết-clíp-phơ,
đại sứ Anh ở Công-xtăng-ti-nô-plơ. Năm 1836, một đại diện Anh1*
ở Công-xtăng-ti-nô-plơ đã ký với Thổ Nhĩ Kỳ một hiệp định mậu dịch có lợi cho Anh. Pan-mớc-xtơn trì hoãn phê chuẩn hiệp định ấy và năm 1838 lại lén lút ký một hiệp định mới hết sức có lợi cho Nga và bất lợi cho Anh đến mức một số nhà buôn Anh ở các nước Cận Đông quyết định từ na y sẽ buôn bán dưới sự bảo trợ của các hãng buôn Nga. Cái chết của quốc vương Uy-li-am IV đã thành cái cớ cho một vụ tai tiếng om sòm có liên quan đến "Portfolio"63. Trong thời kỳ cách mạng ở Vác-sa-va, toàn bộ tập thư từ bí mật, điện khẩn v.v.. của các quan chức ngoại giao và bộ trưởng Nga lưu trữ trong lâu đài của đại công tước Côn-xtan-tin đều rơi vào tay người Ba Lan. Bá tước Da-môi-xki, cháu của công tước Sác-tô-rư-xki, đã chuyển những tài liệu ấy sang Anh. Ở đây, theo lệnh của quốc vương, những tài liệu ấy được đăng trên tờ "Portfolio", do Uốc-các-tơ biên tập và dưới sự giám sát chung của Pan-mớc-xtơn. Quốc vương vừa chết, Pan-mớc-xtơn liền phủ nhận sự tham gia của mình vào việc đăng các tài liệu ấy trên tờ "Portfolio", từ chối thanh toán chi phí cho chủ nhà in v.v.. Bấy giờ Uốc-các-tơ cho công bố thư từ của mình với ông Bắc-hau-xơ, người trợ lý của Pan-mớc-xtơn. Tờ "Times" (ra ngày 26 tháng Giêng 1839) bình luận về việc ấy như sau:
"Chúng tôi không bi ết huân tước Pan-mớc-xt ơn cảm thấy t hế nào, nhưng chúng tôi hoàn toàn biết rõ là bất kỳ một người nào khác được xem l à quý tộc và giữ chức vụ bộ trưởng sẽ có cảm giác gì sau khi công bố những t hư từ ấy".
Do C.Mác viết ngày 12 và 14 tháng Hai 1855 Đã đăng trên tờ "Neue Oder-Zeitung" số 79 và 83, ngày 16 và 19 tháng Hai 1855
In theo bản đăng trên báo Nguyên văn là ti ếng Đức. In bằng tiếng Nga lần đầu trong cuốn: C.M ác và Ph. Ăng-ghen " Luận văn và thư tí n 1854-185 5", 1924.
1*