C.MÁC 42 HUÂN TƯỚC PAN-MỚC-XTƠN 85 bảo vệ khi ông ta phản bội; ông ta biết thương hại kẻ thù giả tưởng

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 11 phần 1 doc (Trang 43 - 44)

bảo vệ khi ông ta phản bội; ông ta biết thương hại kẻ thù giả tưởng

và biết chọc tức kẻ đồng minh giả tạo trong giờ phút quyết định của cuộc tranh cãi, ông ta biết đứng về bên mạnh hơn chống lại bên yếu và nói những lời táo bạo rồi đánh bài chuồn.

Một số người chỉ trích ông ta ăn lương của Nga, một số người khác nghi ông ta thuộc phái Các-bô-na-ri. Năm 1848 ông ta đã buộc phải tự bào chữa tại nghị vi ện vì bị đe doạ đưa ra toà về tội bí mật thoả thuận với Nga, nhưng vào năm 1850 ông ta lấy làm hài lòng đã trở thành đối tượng hãm hại của các đại sứ quán nước ngoài, họ đã lập mưu chống lại ông ta, âm mưu này đã thành công ở thượng nghị

viện, nhưng bị thất bại ở hạ nghị viện52. Nếu như Pan-mớc-xtơn đã

phản bội nhân dân nước khác thì ông ta đã làm việc đó một cách cực kỳ lịch thiệp. Nếu như kẻ áp bức bao giờ cũng có thể trông cậy vào sự giúp đỡ có hiệu quả của ông ta thì người bị áp bức lại được ông ta hào hiệp ban cho sự rộng lượng của nhà hùng biện khoa trương. Việc đàn áp phong trào của người Ba Lan, người I-ta-li-a, người Hung-ga-ri và các dân tộc khác bao giờ cũng trùng hợp với thời gian ông ta cầm quyền và kẻ thắng lợi trong những cuộc đàn áp ấy bao giờ cũng nghi ngờ ông ta bí mật thông đồng với những nạn nhân mà ông ta đã cho phép họ hãm hại. Chừng nào ông ta là địch thủ thì người ta luôn luôn có thể hy vọng thắng lợi chắc chắn, còn hễ ông ta là bạn thì người ta luôn luôn có thể cầm chắc thất bại. Nhưng nếu như nghệ thuật ngoại giao của Pan-mớc-xtơn không kết thúc được các cuộc đàm phán của ông ta với nước ngoài bằng những kết quả tích cực đôi chút, thì nghệ thuật đó lại càng biểu hiện xuất sắc hơn trong kỹ năng của ông ta là buộc nhân dân Anh phải coi những câu nói suông là việc làm có thực, coi sự tưởng tượng là hiện thực và không thấy được những động cơ thấp hèn đằng sau những lý do cao đẹp.

Hen-ri Giôn Tem-plơ, tử tước Pan-mớc-xtơn, năm 1807 được cử làm thứ trưởng hải quân khi thành lập chính phủ của công tước Poóc-len. Năm 1809, ông ta trở thành secretary at war1* và ở mãi chức vụ ấy cho đến tháng Năm 1828 trong các nội các P éc-xi-van,

1*

- quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề quân sự

chức vụ ấy cho đến tháng Năm 1828 trong các nội các Péc-xi-van, Li-vớc-pun, Ca-ninh, Gốt-rích và Oen-lin-tơn. Dù sao, thật lạ lùng khi thấy vị Đông Ki-sốt ấy của "các thể chế tự do", tên Pin-đa-rơ ấy của "chế độ lập hiến vinh quang" xuất hiện với tư cách thành viên xuất sắc và thường trực của những nội các của đảng To-ri, là những nội các đã ban hành những đạo luật về ngũ cốc53, cho phép lính đánh thuê nước ngoài đóng trên đất Anh, thỉnh thoảng lại - như lời huân tước Xít-mút - "làm chả y máu" nhân dân, bịt miệng báo chí, cấm hội họp, tước vũ khí của quần chúng nhân dân, có lúc thủ tiêu thủ tục t ố t ụng bình t hường và đồng t hời t hủ tiêu cả tự do cá nhân, tóm lại, đã thi hành tình trạng giới nghiêm ở Anh và Ai-rơ-len! Năm 1829, Pan-mớc-xtơn chạy sang phía đảng Vích, đảng này cử ông ta làm bộ trưởng ngoại giao vào tháng Mười một 1830. Không kể những khoảng thời gian mà đảng To-ri cầm quyền, tức là từ tháng Mười một 1834 đến tháng Tư 1835 và từ năm 1841 đến năm 1846, Pan-mớc-xtơn luôn luôn chỉ đạo chính sách đối ngoại của Anh từ thời kỳ cách mạng năm 1830 đến cuộc chính biến năm 1851. Bản tin sau đây sẽ điểm qua hoạt động của ông ta trong thời kỳ ấy.

II

Luân Đôn, ngày 14 tháng Hai. Trong những tuần gần đây, tờ "P unch" đã nhiều lần mô tả Pan-mớc-xtơn như chú Tễu trên sân khấu múa rối. Chú Tễu như đã biết là một nhân vật chuyê n nghề phá hoại an ninh xã hội, là kẻ ưa đánh lộn om sòm, là thủ phạm gây ra những sự hiểu lầm tai hại, là bậc kỳ tài của những vụ t ai tiếng. Hắn chỉ cảm thấy thoải mái trong tình cảnh hỗn l oạn ngập tràn do chính hắn gây ra, lợi dụng sự hỗn loạn ấy, hắn ném vợ, con rồi ném cả cảnh sát ra cửa sổ, để rút cục vô cớ gâ y ra nhiều sự ầm ĩ, khôn khéo thoát khỏi tình cảnh khó khăn, say sưa vui sướng độc địa về chu yện tai tiếng đã xảy ra. Huân tước Pan-mớc-xtơn xuất hiện trước chúng ta như thế đấy - ít ra là trong hình tượng nghệ t huật - như một bóng ma quấ y nhiễu không bi ết mệt mỏi, tì m ki ếm đ ủ chu yện gây rối, đ ủ mọi âm mưu, đủ

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 11 phần 1 doc (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)