I
Luân Đôn, ngày 12 tháng Hai. Huân tước Pan-mớc-xtơn rõ ràng là một hiện tượng hết sức lý thú trong giới chính thức của nước Anh. Tuy đã là một ông già và từ năm 1807 hoạt động hầu như liên tục trên trường chính trị, ông ta vẫn luôn luôn khéo làm duyên về cái mới và kích thích tất cả những niềm hy vọng mà người ta thường hay gửi gắm vào những người trẻ tuổi có nhiều hứa hẹn và ít từng trải. Tuy ông ta đã gần kề miệng lỗ, nhưng người ta vẫn còn t in rằng bước đường công danh thực sự của ông ta đang ở phí a trước. Giả dụ ngày mai Pan-mớc-xt ơn về chầu trời thì cả nướ c Anh hẳn sẽ sửng sốt khi biết rằng ông ta suốt nửa thế kỷ đã làm bộ trưởng. Không phải là nhà hoạt động nhà nước toàn năng, nhưng chắc chắn ông ta là một diễn văn toàn năng; ông ta có thể diễn xuất giỏi cả trong phong cách hùng lẫn hài, cả giọng hùng hồn lẫn giọng suồng sã, cả bi kị ch lẫn hài kịch; song có lẽ vai hài hước t hích hợp với tính cách của ông ta hơn. Ông ta không phải là một nhà hùng biện hạng nhất, nhưng lại là một nhà luận chiến hoàn hảo. Là con người có trí nhớ kỳ lạ, có kinh nghiệm phong phú, có sự lịch thiệp vô song, có sự khôn khéo và sự mềm dẻo thường trực của kẻ thượng lưu, là người biết rành rọt tất cả những mánh lới, âm mưu, các đảng phái và các nhà hoạt động trong nghị viện, ông ta có thể với vẻ thản nhiên đáng mến
phán đoán về những sự việc cực kỳ phức tạp mà lần nào cũng thích ứng được với những định kiến của bất kỳ t hính giả nào. Cái nonchalance1* của ông ta giúp bảo vệ ông ta khỏi mọi sự bất ngờ, tính ích kỷ và sự quỷ quyệt ngăn ngừa ông ta khỏi những cơn bộc trực, còn tính quá ưng nông nổi và thái độ thờ ơ quý tộc tránh cho ông ta khỏi nổi nóng. Bằng những lời dí dỏm ý nhị, ông ta biết cách tranh thủ được cảm tình của tất cả mọi người. Không bao giờ mất tự chủ, nhờ vậy ông ta làm cho những đối thủ cuồng nhiệt nhất của mình phải kính phục. Nếu như ông ta thiếu những quan niệm chung thì bao giờ ông ta cũng sẵn sàng thêu dệt ra những điều hoa mỹ bằng những sáo ngữ chung chung. Nếu như ông ta không thể chinh phục một đối tượng nào đó thì ông ta vẫn biết cách chơi trò với nó. Run sợ lẩn tránh đối chọi với kẻ địch mạnh, ông ta biết cách tạo ra cho mình một kẻ địch yếu.
Khi nhượng bộ thế lực nước ngoài trong việc làm, thì ông ta lại phản đối họ trong lời nói. Kế thừa di sản của Ca-ninh - tiện thể xin nói thêm là khi lâm chung ông này đã báo trước cần đề phòng Pan-mớc-xtơn, - Pan-mớc-xtơn đã nói theo cái học thuyết về sứ mệnh của nước Anh là truyền bá chủ nghĩa lập hiến trên lục địa, do đó lẽ đương nhiên là ông ta không bao giờ thiếu lý do để mơn trớn các định kiến dân tộc, đồng thời duy trì tính đa nghi mang tính chất đố kỵ với các cường quốc nước ngoài. Sau khi dùng phương pháp tiện lợi đó để biến mình thành bête noire2* của các vương triều trên lục địa, ở trong nước ông ta đã giành được một cách dễ dàng cái danh ti ếng "bộ trưởng Anh chính cống". Tu y Pan-mớc-xtơn ban đầu là người thuộc đảng To-ri, ông ta vẫn có thể đưa tất cả mọi "shams"3* và mâu thuẫn vốn là thực chất của chủ nghĩa Vích vào việc chỉ đạo chính sách đối ngoại. Mượn ngôn ngữ kiêu căng của nước Anh quý tộc thời xưa, Pan-mớc-xtơn biết kết hợp lời tán róc về dân chủ với các quan điểm của tập đoàn thống trị, biết bao che cho giai cấp tư sản tuyên truyền hoà bình. Ông ta biết tỏ vẻ là người công kích khi ông ta đồng ý và là người
1*
- tính vô tâm
2*
- con ngáo ộp, loài vật mà người ta sợ hãi và ghét bỏ (dịch theo từng chữ: "thú rừng hung dữ").
3*