Thỏa mãn nhu cẩu của các chủ thể trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển chuỗi cung ứng xăng dầu tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 27 - 28)

Vai trò chuỗi cung ứng của doanh nghiệp đối với nền kinh tế được thể hiện thông qua việc thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể tham gia. Trên khía cạnh kinh tế học, lợi ích thể hiện giá trị hay sự tiện dụng mà một sản phẩm hay dịch vụ mang đến nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn (Doughlas M. Lambert, 1998). Lợi ích này được thể hiện trên 4 khía cạnh: hình thái, sở hữu, thời gian và địa điểm.

Lợi ích về hình thái là quá trình tạo ra hàng hóa và dịch vụ ở hình dạng với những chức năng phù hợp đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ví dụ như quá trình biến

đổi của Honda hay Yamaha từ các nguyên vật liệu thô thành hình dạng chiếc xe

máy làm phương tiện di chuyển đã tạo ra lợi ích về hình thái.

Lợi ích về sở hữu là giá trị gia tăng của một hàng hóa hay dịch vụ đến từ việc khách hàng có thể thực sự sở hữu hay tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ đó. Lợi ích

này có được thông qua các khoản tín dụng, cho vay,... mà các tổ chức tín dụng cấp cho khách hàng khi họ chưa có đủ nguồn lực để sở hữu hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, ví dụ như các chương trình cho phép mua xe, mua nhà trả góp. Không có các chương trình này, nhiều khách hàng sẽ không thể hoặc phải chờ một thời gian dài để sở hữu cho mình một chiếc xe hay một ngôi nhà.

Lợi ích về thời gian là giá trị tạo ra khi một hàng hóa hay dịch vụ được cung cấp vào đúng thời điểm mà người tiêu dùng cần. Lợi ích này thể hiện qua việc có đủ nguyên vật liệu để vận hành quá trình sản xuất mà không bị gián đoạn hay thực phẩm sẵn có để phục vụ cho các bữa ăn của một gia đình. Một hàng hóa hay dịch vụ dù chất lượng tốt đến đâu sẽ không thể mang lại giá trị gì cho khách hàng nếu nó

không được cung cấp đúng thời điểm khi cần thiết.

Tương tư như thời gian, lợi ích về địa điểm là giá trị tạo ra khi một hàng hóa hay dịch vụ được cung cấp tại đúng địa điểm mà người tiêu dùng cần. Nếu một hàng hóa đang trong quá trình vận chuyển, vẫn lưu ở kho hay ở một cửa hàng khác thì nó không tạo ra lợi ích về địa điểm cho khách hàng.

Tóm lại một chuỗi cung ứng hiệu quả có thể trả lời được câu hỏi mang đúng

hàng hóa hay dịch vụ đến đúng nơi vào đúng thời gian ở đúng trạng thái với chi phí hợp lý.

Một phần của tài liệu Phát triển chuỗi cung ứng xăng dầu tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w