Xây dựng hệ thống trung tâm dữ liệu dự phòng CNTT

Một phần của tài liệu Phát triển chuỗi cung ứng xăng dầu tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 99 - 100)

2030

3.3.2. Xây dựng hệ thống trung tâm dữ liệu dự phòng CNTT

Về cơ bản hệ thống hạ tầng CNTT đã được đầu tư bài bản, có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu sử dụng và khai thác. Đặc biệt, Tập đoàn đầu tư và đưa vào sử dụng hệ thống máy chủ ERP_SAP từ tháng 6/2012 đã tạo ra bước đột phá trong công tác quản trị doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu thông tin tức thời, chuẩn xác để hỗ trợ công tác quản lý, ra quyết định trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng thực tế đã vượt quá những tính toán, thiết kế và dự phòng khi triển khai. Mặc dù Tập đoàn và các đối tác đã tối ưu theo khuyến cáo của hãng SAP, nhưng hệ thống ERP-SAP vẫn thường xuyên phải hoạt động trong tình trạng quá tải, do đã sử dụng hết tài nguyên (kể cả tài nguyên dự phòng tại chỗ). Bên cạnh đó, do hệ thống được thiết kế chung các tác vụ chạy báo cáo và thực hiện giao dịch, nên việc chạy báo cáo làm ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ thực hiện giao dịch và ngược lại. Tập đoàn đã phải thực hiện các biện pháp hành chính như hạn chế chạy báo cáo tích hợp trong giờ hành chính nhưng vẫn còn tình trạng giao dịch trong giờ cao điểm bị chậm, thời gian chạy báo cáo lâu, thậm chí không thể chạy được báo cáo có phạm vi tổng hợp dữ liệu lớn kể cả ngoài giờ hành chính. Theo khảo sát của Petrolimex đối với các công ty thành viên, 42/43 công ty lựa chọn đánh giá ERP_SAP “ổn định, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu yêu cầu tốc độ trong giờ cao điểm, đặc biệt vào thời gian làm báo cáo quyết toán quý, chỉ có duy nhất Công ty Xăng dầu Bến Tre lựa chọn đánh giá ERP_SAP “Ổn định, đã đáp ứng nhu cầu tốc độ trong mọi thời

điểm, kể cả giờ cao điểm”. Vì thể, rủi ro rất lớn trong điều kiện hiện tại là rủi ro gián đoạn hệ thống CNTT. Trong trường hợp rủi ro này xảy ra, hậu quả mà nó mang lại đối với công tác bán hàng là rất lớn. Mặc dù Tập đoàn và các đơn vị thành viên đã có phương án đảm bảo kinh doanh liên tục như: lập hóa đơn xuất bán thủ công, cập nhật lại hóa đơn khi hệ thống hoạt động trở lại, các phương án này chỉ mang tình tình thế do năng suất lao động khi xuất hàng thủ công thấp hơn rất nhiều so với năng suất lao động khi xuất bằng máy tính. Bên cạnh đó, việc cập nhật lại hóa đơn chứng từ cũng làm phát sinh các chi phí về nhân công lao động, đồng thời không đảm bảo sự kiểm soát các thông tin liên quan (tín dụng, hợp đồng, giá bán,…), tính chính xác kịp thời, làm ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín và thương hiệu của Tập đoàn.

Vì thế, tác giả khuyến nghị Petrolimex triển khai một hệ thống hạ tầng trung tâm dữ liệu dự phòng nhằm đảm bảo tính liên tục và xuyên suốt của hoạt động kinh doanh trong tình huống xấu nhất. Mục tiêu của hệ thống trung tâm dữ liệu dự phòng bao gồm:

(i) Hệ thống máy chủ dự phòng cho ERP_SAP, đáp ứng yêu cầu sử dụng hiện tại và mở rộng phát triển trong tương lai. Kế thừa, tương thích và đồng bộ với hệ thống máy chủ ERP_SAP hiện có tại DC, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu sử dụng ERP_SAP phục vụ công tác quản lý, điều hành kinh doanh.

(ii) Đáp ứng yêu cầu dự phòng phục hồi thảm họa, giảm thiểu thời gian gián đoạn của hệ thống ERP_SAP; góp phần duy trì hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành kinh doanh liên tục từ Tập đoàn đến các công ty xăng dầu thành viên.

Một phần của tài liệu Phát triển chuỗi cung ứng xăng dầu tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w