Bối cảnh chung trên thế giới

Một phần của tài liệu Phát triển chuỗi cung ứng xăng dầu tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 83 - 89)

Năm 2020, nền kinh tế toàn cầu trải qua một giai đoạn đầy biến động với chủ yếu là những tác động tiêu cực. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận suy thoái. 2020 cũng được coi là năm tồi tệ nhất trong lịch sử kinh tế thế giới khi được cho là còn xấu hơn so với cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933.

Chuỗi cung ứng của nền kinh tế thế giới cũng đã bộc lộ nhiều rủi ro kể từ sau khi đại dịch Covid-19 diễn ra. Việc nguồn cung các sản phẩm thiết yếu phụ thuộc vào các trung tâm sản xuất lớn, điển hình là Trung Quốc đã khiến cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy khi dịch bệnh bùng phát tại quốc gia này, kéo theo sự đình trệ trong hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp.

2020 cũng là một năm đáng nhớ với thị trường dầu thế giới. Theo đó, thị trường dầu mỏ thế giới lần đầu tiên trong lịch sử ghi nhận mức giá âm đối với dầu ngọt nhẹ của hợp đồng tương lai đáo hạn vào tháng 5/2020 (-40,32USD/thùng). Sự sụt giảm đáng kinh ngạc của giá dầu xuất phát từ cuộc chiến giá dầu giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Nga trong bối cảnh hai bên không đạt được thỏa thuận về cắt giảm sản lượng dầu mỏ dẫn đến nguồn cung dầu mỏ gia tăng nhanh chóng. Bên cạnh đó, do tác động của đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia tiến hành phong tỏa biên giới, giãn cách và cách ly xã hội cũng góp phần làm cho nhu cầu tiêu thụ năng lượng đột ngột sụt giảm.

Nền kinh tế thế giới năm 2021 tiếp tục diễn biến khó lường. Trên toàn cầu, tuy rằng các nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi sau khi các quốc gia nới lỏng các biện pháp kiểm soát, giãn cách và các doanh nghiệp hoạt động trở lại, các chuyên gia nhận định nền kinh tế khó có thể quay trở lại mức như trước đại dịch. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng toàn cầu có thể đạt mức 5% trong khi ngân

hàng Goldman Sachs dự đoán mức tăng trưởng 6% cho năm 2021 và 4,6% cho năm 2022.

Chuỗi cung ứng toàn cầu cũng được dự đoán có nhiều sự thay đổi kể từ năm 2021. Nhiều doanh nghiệp lớn đang có xu hướng chuyển dịch các nhà máy của mình ra khỏi Trung Quốc, nhằm đa dạng hóa rủi ro và giảm bớt sự phụ thuộc trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ Trung có dấu hiệu leo thang. Theo đó, các công đoạn với hàm lượng công nghệ cao có xu hướng được các tập đoàn đa quốc gia dịch chuyển về nước trong khi các công đoạn đơn giản như gia công, lắp ráp được ưu tiên dịch chuyển đến các quốc gia có nguồn lao động dồi dào với chi phí thấp, trong đó có Việt Nam. Mới đây, vào ngày 16/12/2020, Văn phòng Chính phủ đã thông báo chính thức về việc hãng công nghệ hàng đầu thế giới Apple đang có kế hoạch chuyển một phần dây chuyền sản xuất Iphone và Macbook từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đây thực chất là một xu hướng khách quan đã diễn ra từ nhiều năm nay và đại dịch chỉ đóng vai trò là chất xúc tác thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn.

Sau thời kỳ suy thoái do đại dịch Covid-19 trong năm 2020, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu năm 2021 trên toàn cầu được dự đoán sẽ hồi phục mạnh mẽ. Tuy nhiên, OPEC đã nhất trí thông qua quyết định cắt giảm sản lượng từ 7,7 triệu thùng/ngày xuống 5,8 triệu thùng/ngày từ tháng 1/2021 đến tháng 6/2021. Động thái cắt giảm sản lượng của OPEC trong bối cảnh nhu cầu trên thế giới khởi sắc là yếu tố hỗ trợ đáng kể cho sự phục hồi của giá dầu trong năm 2021. Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2021, giá dầu đã tăng hơn 20% so với giai đoạn cuối năm 2020. Các tổ chức quốc tế cũng dự báo giá dầu còn có thể tăng lên hơn 70USD/thùng nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt. Giá dầu phục hồi sẽ mang lại tác động tích cực đối với các doanh nghiệp xăng dầu do giá bán tăng lên đối với lượng tồn kho giá thấp chuyển sang từ 2020. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành xăng dầu cũng có dấu hiệu kinh doanh khởi sắc trong những tháng đầu năm 2021.

Chuỗi cung ứng ngành xăng dầu trên thế giới đang chứng kiến nhiều sự biến đổi. Các doanh nghiệp xăng dầu đang tìm cách cải thiện lợi nhuận bằng cách tập trung vào lĩnh vực thượng nguồn khai thác, giảm bớt các cửa hàng xăng dầu tự sở hữu mà chuyển sang hình thức hợp tác kinh doanh với các đối tác bán lẻ/đại lý và các đối tác

bán buôn có thương hiệu. Trong vài năm qua, nhiều Tập đoàn năng lượng lớn đã tuyên bố từ bỏ lĩnh vực phân phối xăng dầu. Điều đó giúp các công ty tăng cường chuyên môn hóa, tinh giản bộ máy quản lý và tối đa hóa lợi nhuận. Tác giả kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong các năm tới. Còn ở hạ nguồn, dịch vụ xăng dầu cũng đang trải qua những biến đổi lớn. Cùng với sự phát triển của CNTT đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong thói quen tiêu dùng và kỳ vọng của người tiêu dùng với những dịch vụ được cung cấp. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy 4 xu hướng lớn:

Thanh toán điện tử

Kể từ khi dịch bệnh Covid 19 phát triển từ một hiểm họa địa phương đến đại dịch toàn cầu, nhiều quốc gia đã tìm cách bảo vệ người dân của mình bằng cách đóng cửa biên giới, hạn chế tiếp xúc giữa người dân và thậm chí cách ly cả một tỉnh/thành phố nếu cần thiết. Kết quả nhãn tiền của các biện pháp này là sự sụt giảm nghiêm trọng của tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng với sự hạn chế trong thanh toán sử dụng tiền mặt. Theo đó, một số ngành lại tận dụng được cơ hội này để phát triển, điển hình là thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến. Theo “The 2020 McKinsey Global Paymenst Reports”, người tiêu dùng tại Mỹ đã chỉ tiêu 347 tỷ USD cho mua sắm trực tuyến trong 6 tháng đầu năm 2020, tương đương mức tăng trưởng 30% so với năm 2019. Cũng theo báo cáo này, mặc dù thanh toán tiền mặt vẫn chiếm hơn 70% khối lượng giao dịch tại các quốc gia mới nổi, con số này đang có xu hướng giảm xuống khi các loại hình thanh điện tử hiệu quả và an toàn đang ngày càng trở nên dễ tiếp cận hơn. Biểu đồ dưới đây ghi nhận tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt của một số quốc gia trên thế giới:

120 100 80 60 40 20 0 87 Argentina 74 Brazil 41 Trung Quốc 89 Ấn Độ 96 Indonesia 72

Các quốc gia mới nổi

Malaysia 60 50 40 30 20 10 0 54 34 39 28 24 23 9 14

Các quốc gia phát triển

Hà Lan Thụy Điển Phần Lan Anh Mỹ Singapore Hàn Quốc Nhật Bản

Biểu đồ 3. 1: Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt tại các quốc gia năm 2020

(Đơn vị: %)

(Nguồn: The 2020 McKinsey Global Payment Reports)

Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng cao tại các quốc gia đang phát triển. Duy chỉ có Trung Quốc là quốc gia đang phát triển có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt dưới 50%. Ở chiều ngược lai, tỷ lệ này thấp hơn 50% tại các quốc gia phát triển, đặc biệt là Thụy Điển có tỷ lệ thấp nhất với 9%. Dưới đây là một số công nghệ thanh toán điện tử phổ biến:

Ví điện tử. Các loại ví di động như AliPay, WeChat Pay và PayPal sử dụng RFID,

GPS, mã QR, mã vạch và kết nối gần thông qua thiết bị di động để cung cấp dịch vụ chuyển tiền an toàn và đáng tin cậy. Ví điện tử hiện đang không chỉ rất phổ biến trên khắp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mà hình thức thanh toán này còn đang dần phát triển ở cả Châu Âu và Châu Mỹ. Tại Việt Nam, việc sử dụng ví điện tử trong thanh toán xăng dầu đang được áp dụng tại các cửa hàng trên hệ thống của Tổng Công ty Dầu Việt Nam thông qua ví Momo. Trong khuôn khổ Diễn đàn Phát triển hệ sinh thái thanh toán điện tử 2019, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cũng đã ký biên bản ghi nhớ với CTCP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) trong lĩnh vực thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Nội dung hợp tác chính giữa Petrolimex và Napas tập trung vào tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng mua xăng dầu tại hệ thống cửa hàng xăng dầu Petrolimex thông qua: (1) thanh toán thẻ nội địa tiếp xúc và không tiếp xúc qua hệ thống Napas và (2) thanh toán bằng mã QR do Ngân hàng Nhà nước ban hành qua ứng dụng di động, dịch vụ trung gian thanh toán và ví điện tử. Có thể thấy đây là một xu hướng thanh toán tất yếu trong tương lai.

Thẻ ngân hàng. Mặc dù không phải là một công nghệ mới, thẻ tín dụng và thẻ ghi

nợ ngày càng chiếm ưu thế hơn so với tiền mặt. Theo “The 2020 McKinsey Global Paymenst Reports”, giá trị sử dụng thẻ đã tăng gần gấp đôi trong 5 năm qua và hiện chiếm 9% các khoản thanh toán.

Xe ô tô kết nối. Tại Mỹ, các ứng dụng thanh toán từ xa như nền tảng Shell’s Fill Up

& Go và công nghệ xe hơi được kết nối của Jaguar Land Rover giúp thanh toán hiệu quả đến mức khách hàng thậm chí không phải rời khỏi xe của mình. Người lái xe giờ đây có thể đến trạm, liên kết ứng dụng với bảng điều khiển màn hình cảm ứng để nhập lệnh yêu cầu một nhân viên đổ đầy bình theo đơn đặt hàng.

Khuyến mại dựa trên dữ liệu khách hàng

Giảm giá và các ưu đãi đặc biệt từ lâu là một chiến lược bán hàng được các doanh nghiệp thường xuyên áp dụng. Mặc dù đây vẫn là một cách tuyệt vời để tăng doanh số, nhận diện thương hiệu, nhưng công nghệ đang trao quyền cho các doanh nghiệp các phương pháp mới hiệu quả và hiện đại hơn.

Hệ thống thương mại đồng bộ tổng hợp dữ liệu kinh doanh và khách hàng trong cùng một cơ sở dữ liệu, đang là xu hướng ngày càng tăng trong lĩnh vực bán lẻ. Khi tất cả thông tin được thu thập trong cùng một hệ thống, các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về các đặc điểm và sở thích của khách hàng, tạo ra báo cáo bán hàng phù hợp, có ý nghĩa và kịp thời, đồng thời cá nhân hóa các chương trình khuyến mãi, sản phẩm và thậm chí cả giá cả. Ví dụ như nếu nhận thấy rằng xúc xích không bán được ở một địa điểm nào đó cho đến sau 3 giờ chiều, công ty có thể bán những suất ăn trưa với giá ưu đãi để tăng doanh số bán hàng vào buổi sáng.

Một phương pháp khác để thu thập dữ liệu và hiểu rõ về sở thích của khách hàng là triển khai chương trình khách hàng thân thiết. Loại chương trình này không chỉ có thể thúc đẩy doanh số bán hàng mà còn tăng cường kết nối giữa khách hàng và thương hiệu của doanh nghiệp. Khi khách hàng sử dụng các ưu đãi cho khách hàng thân thiết, doanh nghiệp có thể có được cái nhìn thống nhất về dữ liệu của họ, bất kể họ mua sắm hoặc tiếp nhiên liệu ở CHXD nào của bạn và sử dụng thông tin này để tạo ra các ưu đãi, khuyến mại được cá nhân hóa theo từng đối tượng khách hàng. Hiện nay tại Việt Nam, Tập đoàn Vingroup hiện đã triển khai thẻ tích điểm VinID tích điểm cho mỗi giao dịch khách hàng tiêu dùng sản phẩm hay dịch vụ trong hệ sinh thái Vingroup. Nắm bắt xu hướng này, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cũng đã triển khai chương trình khuyến mại với tên gọi là “khách hàng thường xuyên”. Theo đó, mỗi khi mua các mặt hàng xăng dầu thanh toán bằng thẻ Flexicard, khách hàng sẽ được tích điểm vào thẻ khách hàng và có thể quy đổi thành tiền để mua xăng dầu.

Đa dạng hóa dịch vụ

Tương lai không chắc chắn của nhiên liệu hóa thạch ở các quốc gia phát triển, cùng với việc giảm tỷ lệ sở hữu ô tô và sự gia tăng các tùy chọn di chuyển như xe điện và nền kinh tế chia sẻ, các tập đoàn năng lượng đã đến lúc cân nhắc mở rộng hoạt động kinh doanh các sản phẩm ngoài nhiên liệu truyền thống và các dịch vụ cửa hàng tiện lợi. Để thu hút khách hàng, các trạm xăng cần cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng khác mang lại tiện ích cho người tiêu dùng.

Một số dịch vụ giá trị gia tăng tại các CHXD đang dần trở nên phổ biến. Các đối tác có thể giúp công ty vận hành các CHXD kết hợp với bán đồ ăn nhanh hay cửa tiệm tạp hóa với chi phí thấp, thấp hơn cả chi phí doanh ngiệp phải bỏ ra nếu tự vận hành.

Một cách khác để tận dụng tối đa diện tích tại các trạm xăng dầu là kết hợp các dịch vụ kinh doanh sản phầm không cốt lõi như dịch vụ ngân hàng, phòng tập hay tiệm giặt là. Bằng cách đó, các CHXD trở thành một trung tâm dịch vụ phục vụ các nhu cầu đa dạng của khách hàng chứ không chỉ phương tiện của họ.

Sự phát triển của các kênh bán hàng trực tuyến cũng đang tạo ra thêm nhiều cơ hội. Cùng với sự phát triển của Thương mại điện tử, dịch vụ hậu cần chặng cuối, dịch vụ giao hàng giữa các trung tâm phân phối và người mua cũng đang được mở rộng. Một số trạm xăng đang bố trí lại không gian cửa hàng chứa các tủ khóa lấy đồ, nơi khách hàng có thể nhận hàng một cách thuận tiện. Amazon đã hợp tác với các thương hiệu vận hành dịch vụ này ở Châu Âu và Châu Mỹ trong một vài năm trở lại đây, trong khi các tập đoàn năng lượng lớn của Hàn Quốc như GS Caltex và SK Energy gần đây đã bổ sung hệ thống khóa QBoo để nhận bưu kiện và lưu kho hàng hóa.

Tự động hóa

Tự động hóa mang lại hiệu quả và tính chính xác cao, tác giá kỳ vọng công nghệ này sẽ ngày càng được áp dụng nhiều hơn tại các CHXD. Công nghệ tự động hóa giúp con người giảm bớt các thao tác lặp đi lặp lại, dành nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc và tiếp xúc với khách hàng.

Tại Việt Nam, Petrolimex đang đi tiên phong trong lĩnh vực tự động hóa CHXD. Tập đoàn đã và đang áp dụng hệ thống E-GAS quản lý các cửa hàng bán lẻ, truy xuất thông tin đến từng cột bơm và tự động ghi nhận lượng xăng dầu xuất bán, qua đó hạn chế gian lận và quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phát triển chuỗi cung ứng xăng dầu tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w