2030
3.3.5 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý
Trong thời gian qua việc điều hành kinh doanh xăng dầu các Bộ ngành đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng nới lỏng các quy định tham gia, điều tiết giá bán lẻ bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới,… nhưng vẫn còn tồn tại một số bất
cập, hạn chế; do đó để phát huy tối đa vai trò điều hành của Nhà nước trong điều hành ngành xăng dầu theo cơ chế thị trường, tác giả đưa ra một số đề xuất như sau: (i) Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp bằng một hệ thống chính sách, công cụ phù
hợp với điều kiện của nước ta cũng như phù hợp với các cam kết quốc tế quá trình mở cửa thị trường. Chẳng hạn phải bỏ các biện pháp hỗ trợ trực tiếp để chuyển sang hỗ trợ gián tiếp, bỏ hỗ trợ đầu ra mà chuyển sang hỗ trợ đầu vào… Bên cạnh đó, tránh cách hỗ trợ mang tính tình thế, chắp vá và bị động có thể dẫn đến tình trạng lợi trước mắt, hại lâu dài. Xây dựng hệ thống tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp từ trung ương đến địa phương nhằm trợ giúp thương nhân kịp thời về thông tin dự báo, về xúc tiến thương mại, về phổ biến kiến thức và đào tạo. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế đối thoại giữa các cơ quan chức năng của Nhà nước với các thương nhân thông qua các diễn đàn chính thức một cách thường xuyên hơn nhằm tạo lập sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau, từ đó tăng cường tính đồng thuận trong việc xây dựng và thực thi chính sách. Thời gian vừa qua, ở Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp và đã chứng tỏ sự hữu ích của chúng trong thực tế.
(ii)Tránh sự coi trọng thái quá các biện pháp kiểm tra giám sát bằng các công cụ hành chính như: cấp đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép, khắc con dấu, cấp mã số hải quan, cấp mã số thuế, bán hóa đơn tài chính… Một số biện pháp kiểm soát bằng công cụ này trong thời gian qua đã gây ra các hiệu ứng tiêu cực cho doanh nghiệp và vô hình trung đã làm suy giảm sức cạnh tranh nói chung của nền kinh tế. Điều này xảy ra với tất cả các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu. Các cơ quan chức năng cần có sự phối hợp và chia sẻ thông tin để có thể kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu một cách hiệu quả hơn.
(iii) Quản lý thuế nhập khẩu, các khoản phụ thu và giá bán xăng dầu một cách minh bạch và khoa học hơn. Xăng dầu là mặt hàng đặc biệt là nhu cầu bức thiết của đa số các hoạt động kinh tế- chính trị- xã hội. Vì thế, các mặt hang xăng dầu đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách qua thuế, bao gồm (thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tang, thuế tiêu thụ đặc biệt ...). Thông qua các quy định về thuế, Chính phủ có thể biến điều
chỉnh thuế thành công cụ để điều chỉnh giá bán xăng dầu. Với vai trò là nguồn thu lớn cho ngân sách, là công cụ hữu hiệu điều chỉnh giá bán, thuế cần được Chính phủ tính toán một cách khoa học để ổn định được nguồn thu mà không phụ thuộc vào sự tăng giảm giá đột biến của thế giới.
(iv) Hoàn thiện hệ thống các điều kiện kinh doanh xăng dầu. Kinh doanh xăng dầu được vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo ra một môi trường kinh doanh rất đa dạng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Ngoài cơ chế quản lý mang tính chất thương mại, nhất thiết phải có hoạt động quản lý của Chính phủ về điều kiện kinh doanh xăng dầu, trong đó qui định:
- Điều kiện xây dựng cửa hàng xăng dầu.
- Điều kiện an toàn về môi trường, phòng cháy chữa cháy
- Điều kiện quy hoạch vị trí kho, cảng; phương tiện vận chuyển; về chất lượng.
Các điều kiện này phải được xây dựng trên cơ sở thống nhất một số quan điểm đó là: Tập trung hệ thống và đồng bộ đảm bảo cho sự phát triển bền vững, đồng thời phù hợp với yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, của doanh nghiệp với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Thông qua các điều kiện quy định của Chính phủ về cảng, kho... mà gián tiếp thực hiện các mục tiêu số lượng, quy mô loại hình doanh nghiệp tham gia vào thị trường kinh doanh xăng dầu. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần xem xét bãi bỏ quy định dự trữ hàng tồn kho tối thiểu 30 ngày cung ứng đối với thương nhân kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu. Quy định này có từ 13 năm trước, trong bối cảnh xăng dầu Việt Nam hầu hết nhập ngoại thì rất đúng, để đảm bảo an ninh năng lượng. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam đã có 2 nhà máy lọc dầu, đảm bảo cung ứng được 80% nhu cầu thì quy định này không còn phù hợp nữa. Việc bãi bỏ quy định này sẽ giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh
(v)Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm xăng dầu. Hiện nay, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại mặt hàng xăng dầu diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng pha trộn, tiêu thụ xăng dầu giả, kém chất lượng tiếp tục xảy ra, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Việc phát hiện và xử lý các sai phạm còn chưa tương xứng, công tác phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong công tác quản lý chất lượng xăng
dầu còn nhiều bất cập, cần được chú trọng, nâng cao. Vì thế, trong thời gian tới, các Bộ ngành địa phương cần phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ các thương nhân nhập khẩu, đại lý kinh doanh xăng dầu, đại lý bán lẻ xăng dầu trong việc chấp hành các quy định về điều kiện trong nhập khẩu, sản xuất, phân phối lưu thông, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật như gian lận về đo lường, không bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng.
KẾT LUẬN
Phát triển chuỗi cung ứng là một trong những yếu tố tạo nên sự bền vững trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Một chuỗi cung ứng hiệu quả giúp cho doanh nghiệp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời, tối thiểu hóa chi phí, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Đối với lĩnh vực xăng dầu, do đặc thù là ngành hàng kinh doanh có điều kiện dưới sự quản lý của Nhà nước, phát triển chuỗi cung ứng xăng dầu không chỉ cần đáp ứng mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế và phục vụ những mục tiêu chính trị. Để hoàn thành những nhiệm vụ này, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cần có những thay đổi mang tính bước ngoặt đối với chuỗi cung ứng trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường xăng dầu Việt Nam ngày càng gay gắt. Trong bài luận văn này, tác giả đã nghiên cứu 2 quốc gia tại Đông Nam Á là Thái Lan và Philippine đều có những nét tương đồng với Việt Nam, thể hiện trong cách thức chính phủ điều hành thị trường xăng dầu, từ kiểm soát giá cho đến khi nới lỏng. Việt Nam hiện tại đang ở trong giai đoạn đầu của thời kỳ nới lỏng. Tuy giá xăng dầu hiện vẫn chịu sự kiểm soát của Chính phủ thông qua giá cơ sở, các điều kiện kinh doanh với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu đang dần được gỡ bỏ. Ngoài ra, tác giả cũng đã triển khai nghiên cứu cách thức mà 2 công ty là PTT và Petron của các quốc gia này đã thay đổi để ứng phó với môi trường mới như thế nào. Những kết quả rút ra từ nghiên cứu này có ý nghĩa đối với chiến lược phát triển chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp nhà nước như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chuỗi cung ứng xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Các giải pháp này tập trung vào 3 nhóm sau. Một là chuyển hướng dần từ chỉ kinh doanh các sản phẩm xăng dầu có biên lợi nhuận thấp và có ít sự khác biệt so với đối thủ đến các dịch vụ hỗ trợ có thể tích hợp ngay tại các CHXD như dịch vụ bảo dưỡng xe, cửa hàng tiện ích, của hàng cà phê có biên lợi nhuận cao hơn, tận dụng được lợi thế sẵn có về địa điểm. Hai là hoàn thiện, tối ưu hóa hệ thống phân phối hiện tại thông qua tiết giảm chi phí, áp dụng sâu rộng hơn nữa CNTT vào trong công tác quản trị điều hành. Ba là tăng cường trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Petrolimex thông qua việc áp
dụng công nghệ trong quá trình bán hàng, xây dựng chương trình khách hàng thân thiết.
Tuy nhiên, do hạn chế về số liệu và thời gian, luận văn mới chỉ dừng lại ở phương pháp nghiên cứu định tính đối với những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chuỗi cung ứng nói chung và chuỗi cung ứng xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam nói riêng. Vì thế, trong thời gian tới các nghiên cứu khác có thể tiến hành sử dụng các phương pháp định lượng để xác định tác động của các nhân tố đến sự phát triển của chuỗi cung ứng xăng dầu tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 55-NQ/TW, Hà Nội 2020
1. Công ty Cổ phần Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam, Báo cáo ngành bán lẻ, 2020 2. Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Báo
cáo triển vọng ngành dầu khí 2020, 2020
3. Dương Hoài Lan, Hoàn thiện hệ thống quản trị tiêu thụ sản phẩm xăng dầu tại
công ty Xăng dầu khu vực 1 trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2011
4. Huỳnh Thị Thu Sương, Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong
chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu vùng đông nam bộ, Luận án tiến sỹ
kinh tế, Trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2012
5. Lê Thanh Mân, Nâng cao năng lực cạnh tranh kinh doanh xăng dầu tại công ty
TNHH MTV Thương mại dầu khí Đồng Tháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường
Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2011
6. Nguyễn Kim Anh, Tài liệu hướng dẫn học tập quản lý chuỗi cung ứng, Trường đại học mở bán công TP. Hồ Chí Minh, 2006
7. Nguyễn Ngọc Huyền, Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao Động – Xã hội, 2002
8. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền, Giáo trình quản trị doanh, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc dân, 2009
9. Nguyễn Thành Hiếu, Quản trị chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, 2015
10. Phạm Thị Phương, Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng xăng dầu tại Công ty
TNHH một thành viên dịch vụ xăng dầu Nam Định, Luận văn thạc sĩ kinh tế,
11. Đỗ Văn Tiến, Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh kinh doanh xăng
dầu của Công ty xăng dầu Hà Nam Ninh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại
học Bách khoa Hà Nội, 2013
12. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Báo cáo thường niên giai đoạn 2014-2019
13. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Quy chế kinh doanh xăng dầu, 2014
14. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Analyst Meeting Report, 2019
15. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Báo cáo thực trạng triển khai thanh toán không
dùng tiền mặt, 2019
16. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 18/CT-TTg, Hà Nội 2020
17. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1030/QĐ-TTg, Hà Nội 2017.
18. Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 84/2009/NĐ-CP, Hà Nội 2009
19. Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Hà Nội 2014
20. Tổng Công ty Dịch vụ Xăng dầu Petrolimex, Báo cáo tổng kết, Hà Nội 2020
21. Tổng Công ty Dầu Việt Nam, Báo cáo thường niên 2019, 2020
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1. Chandra, C. & Kumar, S. , Supply Chain Management Theory And Practice: A
Passing Fad Or A Fundamental Change?, Industrial Management & Data Systems,
pp. 100-114, 2000
2. Cheryl L .M. Philips, V. M. Rao Tummala & Melanie Johnson, “Assessing Supply Chian Management Success Factors: A Case Study”, Supply Chain Management: An International Journal, pp.179-192, 2006
3. Doughlas M. Lambert, James R. Stock, Lisa M. Ellram, Fundamentals of Logistics Management, McGraw-Hill, 1998
4. Doughlas M. Lambert & Martha, C. Cooper, “Issues in Sunpply Chain Management”, Industrial Marketing Management, pp. 65-83, 2000
6. Ellinger, A. E, “Leveraging human resource development expertise to improve
supply chain managers’ skills and competencies”, European Journal of Training and Development, pp. 118-135, 2013
7. Ganeshan, R, Managing Supply Chain Inventories: A Multiple Retailer, One
Warehouse, Multiple Supplier Model, Int. J. Production Economics, pp. 341-354,
1999
8. Handfield, R., Sroufe, R. &Walton, S., “Integrating environmental management
and supply chain strategies”, Business strategy and the environment, 2005, Vol.
14(1), pp. 1-19, 2005
9. International Institute For Sustainable Development, Lesson Learned: Fossil Fuel
Subsidies and Energy Sector Reform In The Philippine, 2014
10.Issa, H., Assi, C., Debbabi, M., & Ray, S. , “QoS-aware middleware for web
services composition: a qualitative approach”, Enterprise Information Systems,
Vol. 3(4), pp. 449-470, 2009
11.JX Nippon Oil & Energy Vietnam Consulting And Holdings Limted, Site visite report in Thailand and Philippine, 2019
12.Kotabe, M., Martin, X. & Domoto, H., “Gaining From Vertical Partnerships:
Knoeledge Transfer, Relationship Duration, And Supplier Performance Improvement In The US And Japanese Automotive Insusries”, Strategic
Management Journal, pp. 293-316, 2003
13.McKinsey, The 2020 McKinsey Global Payments Reports, 2020
14.Michael H. Hugos, Essentials of Supply Chain Management, 2018
15.Prajogo, D. & Olhager, J. , “Supply chain integration and performance: the effect of long-term relationship, information technology and sharing, and logistics integration”, International Journal of Production Economics, Vol. 135 No. 1, pp. 514-522, 2012
16.Radstaak, B. G. & Ketelaar, M. H., Worldwide Logistics: The Future of Supply Chain Services: Executive Summary, Conclusions and Major Findings, P. Hastings (Ed.). Holland International Distribution Council, 1998
17.Schnetzler, M.J., Senheiser, A., & Schonsleben, “A Decoposition-Based Approach
For The Development Of A Supply Chain Strategy”, International Journal of
Production Economics, pp. 21-42, 2007
18.Simatupang T.M.,Wright, A.C. & Sridharan, R., “The Knowledge of Coordination
For Supply Chain Intergration”, Business Process Management, pp. 289-308, 2002
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ VÀ SỐ LƯỢNG CỬA HÀNG TÍCH HỢP DỊCH VỤ CỦA PTT GIAI ĐOẠN 2015-2018
Loại hình Tên thương hiệu Sở hữu thương hiệu Phạm vi 2015 2016 2017 2018 (ước tính) Cafe Cafe Amazon PTT Trong nước CH tích hợp 1.12 6 1.29 1 1.47 0 1.568 CH riêng lẻ 285 376 529 721 Tổng 1.41 1 1.66 7 1.99 9 2.289 Cửa hàng tiện lợi Jiffy PTT Trong nước 147 148 151 162 Quốc tế 19 28 49 78 Tổng 166 176 200 240 7-Eleven Nhượng quyền Trong nước Tự kinh doanh 321 326 314 327 Nhượng quyền 924 1.02 4 1.15 4 1.275 Tổng 1.24 5 2.35 0 1.46 8 1.602 Nhà hàng Daddy Dough, Hua Seng Hong,… PTT Trong nước CH tích hợp 9 17 41 57 CH riêng lẻ 8 12 20 45 Tổng 17 29 61 102 Chăm sóc xe FIT AUTO PTT Tổng 20 24 32 45
PHỤ LỤC 2: TIÊU CHUẨN CỬA HÀNG TIỆN ÍCH CỦA PTT Loại CHXD Diện tích đất Sản lượng bán Mức đầu tư ban đầu Các cửa hàng dịch vụ tích hợp Số CHXD (2014) Park >8.000m2 >800kl/tháng 2.5 triệu USD Café Amazon 20
+ nhiều cửa (2%) hàng
Platinum >6.400m2 >600kl/tháng 1.1 triệu USD Café Amazon 170 + 3 cửa hàng (12%) trở lên
Standard <6.400m2 >300kl/tháng 0.6 triệu USD Café Amazon 500 + cửa hàng tiện (35%) lợi
Khác Café Amazon 561
(40%)
PTT- Mua lại từ Conoco Café Amazon 148
Jiffy + cửa hàng tiện (11%)