2.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng xăng dầu tại Việt Nam và Tập đoàn Xăng dầuViệt Nam Việt Nam
2.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng xăng dầu tại Việt Nam và Tập đoàn Xăng dầuViệt Nam Việt Nam vai trò thiết yếu đối với nền kinh tế, xăng dầu còn có vài trò chiến lược, ảnh hưởng rất lớn đến các lĩnh vực khác như: xã hội, chính trị an ninh quốc phòng. Xác định vai trò quan trọng và việc cần được kiểm soát đặc biệt đối với mặt hàng xăng dầu, cũng như các quốc gia khác, Việt Nam có những cơ chế điều hành riêng cho lĩnh vực kinh doanh mặt hàng đặc thù này. Bước sang thế kỷ XXI, cùng với xu hướng hội nhập, Chính phủ đã có những cải cách mạnh mẽ tất cả các ngành nghề phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và ngành nghề kinh doanh xăng dầu cũng vậy. Từ năm 2000 đến nay, Chính phủ đã có 4 lần thay đổi cơ chế kinh doanh, đó là các năm 2003 (Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg); năm 2007 (Quyết định số 55/2007/NĐ-CP); năm 2009 (Quyết định số 84/2009/NĐ-CP) và quy định còn hiệu lực cho đến nay thay đổi vào năm 2014 (Quyết định số 83/2014/NĐ-CP).
2.1.1.1. Giai đoạn trước năm 2000
Giai đoạn này kéo dài trên 10 năm, với sự gia tăng của các đầu mối nhập khẩu từ một đầu mối duy nhất, tăng dần lên 5 và đến năm 1999, đã có 10 đầu mối tham gia nhập khẩu xăng dầu cho nhu cầu nội địa. Trong những năm từ 1989 đến 1992, khi không còn nguồn xăng dầu cung cấp theo Hiệp định với Liên xô (cũ), Nhà nước chuyển từ quy định "giá cứng" sang áp dụng giá chuẩn để phù hợp với việc hình thành nguồn xăng dầu nhập khẩu từ lượng ngoại tệ do doanh nghiệp đầu mối tự cân đối, mua của các doanh nghiệp xuất khẩu qua ngân hàng hoặc hình thức uỷ thác bao tiêu xăng dầu cho doanh nghiệp có ngoại tệ thu được từ xuất khẩu. Vào giai đoạn này, doanh nghiệp đầu mối được quyền quyết định giá bán +/- 10% so với giá chuẩn để bảo đảm hoạt động kinh doanh.