Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chuỗi cung ứng xăng dầu

Một phần của tài liệu Phát triển chuỗi cung ứng xăng dầu tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 74 - 79)

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

2.2.2.1. Nhân tố bên trongNguồn nhân lực Nguồn nhân lực

Nếu công tác nguồn nhân lực được thực hiện tốt sẽ hỗ trợ rất lớn trong hoạt động của chuỗi cung ứng (Ellinger, 2013). Trong quá trình hội nhập quốc tế, Tập đoàn đã thực hiện bán một phần vốn cho đối tác Nhật Bản là JX Nippon Oil And Energy. Hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược, theo đó đối tác Nhật Bản sẽ hỗ trợ Petrolimex trong nhiều lĩnh vực như tài chính kế toán, kỹ thuật, công nghệ,… Do đó, khác với các thời kỳ trước, Petrolimex ngày nay cần đội ngũ nhân sự thông thạo ngoại ngữ, có chuyên môn cao để nắm bắt cơ hội tiếp nhận những kiến thức hiện đại, tiên tiến trên thế giới.

Bên cạnh đó, kinh doanh xăng dầu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chịu sự ràng buộc bởi nhiều quy định của luật pháp về kinh doanh, kỹ thuật, an toàn. Mặt hàng xăng dầu là mặt hàng chịu sự giám sát của Nhà nước, phải tuân theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Vì thế, nhân sự làm trong ngành này không chỉ cần giỏi chuyên môn nghiệp vụ mà còn cần có kiến thức về luật pháp và đặc biệt là kinh nghiệm trong lĩnh vực xăng dầu.

Trình độ tổ chức quản lý, dự trữ mua hàng

Phát buổi tại Hội nghị Tổng kết hoạt động kinh doanh 2020, ông Phạm Đức Thắng, Tổng Giám đốc Petrolimex nhận định quản trị rủi ro hàng tồn kho đã được xếp vào một trong những rủi ro trọng yếu cấp Tập đoàn. Cũng theo ông, bản thân Petrolimex cũng đã trải nghiệm nhiều bài học sâu sắc trong công tác quản trị hàng tồn kho trước diễn biến khó dự đoán của giá dầu, điển hình là kết quả kinh doanh hồi nửa đầu năm 2020 của Tập đoàn đã chịu tác động nặng nề khi giá dầu xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Vì thế, quản trị rủi ro hàng tồn kho là một trong những ưu tiên hàng đầu cần được phát triển trong công tác điều hành thời gian tới.

Là một công ty thương mại, hoạt động chủ yếu là mua đi bán lại xăng dầu, lợi nhuận của Tập đoàn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi phương pháp quản lý hàng tồn kho.

Theo thông lệ mua bán xăng dầu quốc tế tại châu Á, giá mua của Tập đoàn được dựa trên trung bình giá mua và bán các sản phẩm trên thị trường Singapore hàng ngày (Mean of Platts Singaore) và các loại công thức giá. Có nhiều loại công thức giá như:

Hiện nay, Tập đoàn chủ yếu mua các lô hàng theo công thức giá 15 ngày sau ngày vận đơn cho phù hợp với chu kỳ đổi giá 15 ngày của Liên Bộ CôngThương- Tài Chính. Tuy nhiên, do là 15 ngày sau ngày vận đơn nên giá mua của các lô hàng biến động nhiều trong tháng, phụ thuộc nhiều vào ngày vận đơn. Trong khi đó, chu kỳ đổi giá của Liên Bộ Công Thương-Tài Chính theo Nghị định 83 là đều đặn 15 ngày dựa trên trung bình giá MOPS trong nửa đầu tháng hoặc nửa sau tháng. Việc giá mua thay đổi liên tục trong khi giá bán chỉ điều chỉnh 15 ngày một lần đã dẫn đến khó khăn trong việc quản lý hàng tồn kho do không có sự phù hợp trong công thức giá giữa giá mua vào và giá bán ra. Trong các thời kỳ giá giảm đột ngột, việc dữ trự hàng tồn kho mua từ thời điểm trước với giá cao gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Tập đoàn.

Thêm vào đó, cũng theo quy định tại Nghị định 83, Tập đoàn phải duy trì hàng tồn kho tối thiếu 30 ngày cung ứng để dự phòng trong những trường hợp cần thiết. Quy định này gây ảnh hưởng rất lớn đến sự linh động trong điều hành hàng tồn kho. Việc dự trữ 1 lượng hàng tồn kho lớn đủ trong 30 ngày trong khi giá thế giới liên tục thay đổi vòn giá bán lẻ điều chỉnh 15 ngày 1 lần ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của Petrolimex. Trong những thời kỳ giá xuống, việc dự trữ một lượng hàng tồn kho lớn giá cao trong khi giá bán lẻ điều chỉnh giảm khiến cho Petrolimex có thể bị lỗ đối với các lô hàng mua trước đó.

Cuối cùng, ngoài dự trữ hàng hóa cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Petrolimex còn phải đảm nhiệm vai trò dự trữ hàng quốc gia. Đây là loại hàng phục vụ cho mục đích bảo đảm an ninh năng lượng, thuộc sở hữu của Nhà nước, hiện đang được gửi tại kho, giao cho Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và Tâp đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam quản lý và không được sử dụng vào mục đích kinh doanh. Quy định này cũng đã gây trở ngại trong hoạt động của Tập đoàn khi một phần sức chứa bị cô lập, làm mất tính linh hoạt trong việc điều động hàng tồn kho.

Công nghệ thông tin

Với sự biến động phức tạp của thị trường xăng dầu thế giới và yêu cầu quản lý Nhà nước đối với thị trường xăng dầu trong những năm gần đây, việc quản trị hoạt động kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn đòi hỏi thông tin minh bạch, kịp thời và chuẩn xác. Ngoài ra, với mạng lưới phân phối rộng lớn và hoạt động liên tục 24/7, Petrolimex cần kiểm soát theo thời gian thực dữ liệu hàng hóa, kế toán, tài chính. Những yêu cầu này trên thực tế chỉ có thể được đáp ứng thông qua việc áp dụng CNTT vào công tác quản lý, điều hành. Các tài liệu cho thấy sự cần thiết việc sử dụng các hệ thống ERP để đảm bảo chất lượng (Issa và cộng sự, 2009).

Không những vậy, CNTT 4.0 hiện đang trong giai đoạn khởi phát, sẽ xóa nhòa khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới ảo thông qua các công nghệ tiên tiến. Cuộc cách mạng này đang làm thay đổi thói quen tiêu dùng người mua. Người tiêu dùng giờ đây không chỉ đơn thuần mua sản phẩm mà còn muốn được trải nghiệm các tiện ích về công nghệ trong quá trình mua và sử dụng sản phẩm như thanh toán, hậu mãi, tích điểm…Do đó, CNTT không chỉ cần được ứng dụng trong công tác quản lý điều hành mà còn cần được phát huy để gia tăng sự tiện dụng, trải nghệm của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Petrolimex. Có thể nói, CNTT là một trong những yếu tố quan trọng, xuất phát từ nhu cầu nội tại, góp phần vào sự phát triển chung của Tập đoàn.

2.2.2.2. Nhân tố bên ngoài

Quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp

Một doanh nghiệp muốn có được sự thành công lâu dài thì cần phải chú ý đến mối quan hệ với khách hàng thông qua việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đối với Petrolimex, sự hài lòng của khách hàng càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng do các sản phầm xăng dầu đều tuân theo quy chuẩn của Bộ Khoa học Công nghệ và vì thế sản phẩm của Petrolimex không có sự khác biệt nhiều so với đối thủ cạnh tranh, chi phí chuyển đổi từ mua hàng của Petrolimex sang mua hàng của các đối thủ khác là khá thấp. Do đó, sự hài lòng của khách hàng đạt được thông qua trải nghiệm dịch

vụ, thái độ của nhân viên phục vụ, sự thuận tiện của vị trí cửa hàng xăng dầu,…là yếu tố quyết định sự trung thành của khách hàng với Petrolimex.

Bên cạnh đó, Petrolimex cũng cần duy trì mối quan hệ tốt đối với những nhà cung cấp. Hiện nay, Tập đoàn chủ yếu nhập mua từ 2 nhà máy lọc dầu trong nước là BSR và NSR và vì thế bất kỳ sự thay đổi nào trong hoạt động của 2 nhà máy này đều có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của Tập đoàn. Trên thực tế, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn mới đi vào vận hành nên hoạt động chưa ổn định, do đó trong một số thời kỳ không cung cấp đủ sản lượng như đã cam kết. Điều này gây ảnh hưởng đến kế hoạch mua hàng của Tập đoàn, gây khó khăn trực tiếp cho công tác lập kế hoạch mua hàng và đàm phán về giá cả. Nhất là đối với những sự cố bất thường không được thông báo trước, Tập đoàn buộc phải mua hàng nhập khẩu theo hợp đồng chuyến và do đó giá mua luôn cao hơn. Vì thế ngoài mối quan hệ mua bán thông thường, Tập đoàn cần xây dựng được mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi với các nhà cung cấp. Việc được chia sẻ thông tin chính xác về tình hình hoạt động của các nhà máy sẽ giúp Petrolimex chủ động hơn trong công tác tạo nguồn của minh. Sương (2012) cho rằng việc xây dựng sự hợp tác trong chuỗi là rất cần thiết nhằm không chỉ giải quyết được việc các thành viên chịu chia sẻ trách nhiệm và lợi ích từ việc cải thiện lợi ích chung, mà còn giải quyết được vấn đề quản lý kém linh hoạt trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Sự cạnh tranh trong chuỗi cung ứng

Nghị định 83 đã nới lỏng 1 số điều kiện về kinh doanh xăng dầu, tạo ra một môi trường cạnh tranh hơn khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực phân phối xăng dầu. Trong Danh sách các thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đăng trên website của Bộ Công Thương, con số được ghi nhận ở thời điểm tháng 8/2019 là 32 thương nhân. Trong khi đó, khi Bộ Công Thương phân bổ hạn mức kinh doanh xăng dầu nhập khẩu năm 2012, danh sách chỉ có 13 doanh nghiệp đầu mối. Tới năm 2014, con số tăng lên 18 đầu mối, năm 2015 là 19 đầu mối. Tính tới hết năm 2020 toàn thị trường có 38 thương nhân phân phối, tăng gấp đôi so với năm 2015 (http : minhbach. moit. gov . vn). Số lượng gia tăng nhanh chóng của các đầu mối dẫn đến sự cạnh tranh tương đối khốc liệt trong lĩnh vực phân phối xăng dầu.

Các doanh nghiệp tư nhân luôn có sự linh hoạt hơn trong điều hành do chỉ theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Điển hình như trong những trường hợp giá xăng dầu thế giới biến động mạnh và đột ngột, việc hạn chế hay tạm ngừng nhập mua hàng mới là cần thiết để đảm bảo lợi nhuận thì Petrolimex vẫn phải tiếp tục công tác nhập mua để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước còn các doanh nghiệp tư nhân thì ít chịu tác động hơn bởi các nhiệm vụ chính trị-xã hội như vậy.

Không chỉ đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành, Petrolimex còn chịu áp lực bởi sự cạnh tranh từ xăng dầu nhập lậu. Hiện nay, thị phần của Petrolimex rơi vào khoảng gần 50%, PV Oil khoảng 20% (VCBS, 2020). Nếu tính thêm thị phần của một số doanh nghiệp cũng kinh doanh xăng dầu lâu năm như Saigon Petro, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội, Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp, Tổng công ty Xuất nhập khẩu Thanh Lễ với tổng cộng khoảng 15% nữa, thì phần còn lại cho hơn 20 thương nhân kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu chỉ còn hơn 15%. Dẫu vậy, sự nở rộ của các đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu gần đây cho thấy, thời điểm này, tư nhân có vẻ rất thích mảng này, mà nguyên nhân được cho là có những kẽ hở để “lậu”, có cả lậu về số lượng và lậu về chất lượng. Nếu khai lậu được số lượng, như tàu 5.000 m3 mà qua mặt được cơ quan chức năng xuống chỉ còn 2.000 m3, thì lợi nhuận thu được không nhỏ, bởi mỗi lít xăng giá khoảng 20.000 đồng nếu nhập khẩu chính ngạch sẽ phải chịu từ 6.000 - 7.000 đồng chi phí thuế và phí các loại. Do các đầu mối này có hệ thống chân rết là các cây xăng bán lẻ tới người tiêu dùng và người mua không cần lấy hoá đơn, nên doanh nghiệp có thể lợi dụng kẽ hở này để hợp pháp hoá việc nhập nhiều nhưng khai ít. Ngoài ra hiện tại tỷ lệ thuế, phí hiện tại đang chiếm tới 55- 60% đối với xăng, khoảng 40% đối với dầu cho nên với mức giá vào khoảng 19.000đ/l với xăng và 14.000đ/l đối với dầu (giá bán lẻ tại ngày 16/4/2021) thì doanh nghiệp buôn lậu có thể "né" thuế, phí lên đến mức cao nhất là gần 10.000 đồng/lít, là mức "siêu lợi nhuận".

Một phần của tài liệu Phát triển chuỗi cung ứng xăng dầu tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w