2030
3.2.2. Chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu
giá là có khả năng lớn nhất để thay thế cho nhiên liệu hóa thạch như than đá và dầu mỏ do trữ lượng dồi dào trên thế giới và giá ngày càng cạnh tranh, có thể tiếp cận với giá nguyên liệu than đá nhất. Bên cạnh việc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật kho, cảng LNG có quy mô lớn, trung tâm, Tập đoàn đã đang thực hiện nghiên cứu, xây dựng dự án đầu tư hệ thống hạ tầng cung cấp nhiên liệu hàng không từ cảng và kho đầu nguồn cho tới hệ thống kho tồn chứa và xuất cấp nhiên liệu cho tàu bay tại một số cảng hàng không quốc tế (HKQT) tại Việt Nam trong đó tập trung vào dự án phát triển Cảng HKQT Long Thành tại tỉnh Đồng Nai. Dự án Cảng HKQT Long Thành là dự án cấp quốc gia đã được Quốc Hội thông qua tháng 6/2015, được đầu tư để trở thành Cảng HKQT trung tâm khu vực Đông Nam Á, hướng đến một trung tâm trung chuyển vận tải hàng không quốc gia và quốc tế, đồng thời khắc phục tình trạng quá tải của Cảng HKQT Tân Sơn Nhất hiện nay.
Thứ hai, Petrolimex hướng tới trở thành một Tập đoàn năng lượng vươn tầm quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, cần phải thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác, đầu tư và hội nhập quốc tế. Với sự đa dạng trong cơ cấu cổ đông gồm rất nhiều quỹ đầu tư nước ngoài, với sự tham gia và đóng góp kiến thức, công nghệ, kinh nghiệm của đối tác chiến lược ENEOS, Tập đoàn đang ngày càng tự hoàn thiện và nâng cao tính chuẩn mực quốc tế trong mô hình quản trị doanh nghiệp, minh bạch hơn, áp dụng khoa học công nghiệp, tự động hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh và điều hành.
Thứ ba, Petrolimex hướng tới một Tập đoàn năng lượng phát triển hiệu quả, bền vững; luôn bảo đảm mục tiêu an toàn trong kinh doanh năng lượng ở mức cao nhất, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, quản lý. Petrolimex hướng tới một doanh nghiệp phát triển, tăng trưởng tốt nhưng bảo đảm hài hòa các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường.
3.2.2. Chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầuViệt Nam Việt Nam
Phù hợp với chiến lược phát triển chung của Tập đoàn, chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xăng dầu cũng được xây dựng với những mục tiêu cụ thể là:
Thứ nhất, giữ vững và duy trì được vị thế là doanh nghiệp lớn nhất trên thị
trường Việt Nam trong kinh doanh xăng dầu ở khâu hạ nguồn, đầu tư phát triển các lĩnh vực khí hóa lỏng, lọc hóa dầu, vận tải xăng dầu, xây lắp xăng dầu, bảo hiểm và một số lĩnh vực khác, trở thành một trong 10 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam về quy mô doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh.
Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng CNTT và tự động hóa nhằm gia tăng mức độ an
toàn toàn diện và gia tăng năng suất lao động.
Thứ ba, nâng cao lợi thế cạnh tranh ở lĩnh vực bán lẻ thông qua việc tập trung
khai thác tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có; tăng cường đầu tư phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ có lợi thế so sánh về thương mại.
Với những mục tiêu nêu trên, một số dự án phát triển chiến lược của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trong giai đoạn 2020-2025 như sau:
Dự án đầu tư Kho LNG Mỹ Giang, tỉnh Khánh Hòa để cung cấp LNG cho các Trung tâm điện lực (TTĐL) tại Việt Nam và trong khu vực tỉnh Khánh Hòa
Ngày 29/3/2019, Petrolimex đã ban hành văn bản số 0338/PLX-NĐDV báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đề xuất cho phép Petrolimex không tiếp tục triển khai dự án Lọc Hóa dầu Nam Vân Phong (Dự án NVP), đồng thời kiến nghị cho phép Petrolimex hợp tác với doanh nghiệp trong và ngoài nước nghiên cứu thực hiện dự án kho cảng LNG,… tại địa điểm đã được UBND tỉnh Khánh Hòa quy hoạch cho Dự án NVP. Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận, cho phép chỉ đạo Petrolimex dừng triển khai Dự án NVP theo thông báo số 1264/TTg-CN ngày 07/10/2019 của Văn phòng Chính phủ. Tiến độ đầu tư dự kiến bao gồm 2 giai đoạn:
(i) Giai đoạn 1 (2020-2025): Thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư và tiến hành đầu tư dự án, bao gồm cầu cảng, hệ thống công nghệ, 02 bể chứa LNG 180.000 m3/bể và các công trình phụ trợ với tổng mức đầu tư khái toán là 656.084.000 USD, đáp ứng công suất cung cấp cho khách hàng tiêu thụ trực tiếp và gián tiếp, kinh doanh thương mại đến 3 triệu tấn LNG/năm;
(ii) Giai đoạn 2 (2025-2031): Mở rộng, tăng công suất cung cấp thêm 3 triệu tấn LNG/năm, bao gồm đầu tư bổ sung hệ thống công nghệ và 02 bể chứa LNG 180.000 m3/bể với tổng mức đầu tư khái toán là 475.587.000 USD. Giai đoạn mở rộng phụ
thuộc vào nhu cầu cung cấp khí LNG, LNG của các TTĐL và thị trường Việt Nam, khu vực.
Dự án đầu tư Kho nhiên liệu đầu nguồn và hệ thống đường ống cấp nhiên liệu cho Cảng HKQT Long Thành
Căn cứ văn bản số 7119/TB-UBND ngày 19/6/2020 của UBND tỉnh Đồng Nai thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai tại buổi làm việc về quy hoạch tuyến ống cấp nhiên liệu đến Cảng HKQT Long Thành, UBND tỉnh Đồng Nai đã thống nhất về chủ trương cho phép Tổng công ty cảng Hàng không Việt Nam (ACV), Petrolimex nghiên cứu Dự án kho, cảng nhập kết hợp tuyến ống để cấp nhiên liệu bay đấu nối vào Cảng HKQT Long Thành đảm bảo phù hợp với quy hoạch của tỉnh và tiến độ xây dựng Cảng HKQT Long Thành.
Dự kiến thời gian thực hiện dự án: Giai đoạn 01 được đầu tư năm 2023, hoàn thành năm 2025 để đáp ứng tiến độ chung của Cảng HKQT Long Thành.
Các dự án nâng cấp và mở rộng hệ thống tiếp nhận và phân phối xăng dầu hiện
tại
Thực hiện mục tiêu chung là giữ vững ổn định hệ thống CHXD hiện có và tập trung nguồn lực cho công tác đầu tư phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ, phấn đấu và nỗ lực hết sức để đầu tư xây dựng mới, đưa vào sử dụng trung bình 65 CHXD trong 1 năm.
Hội đồng quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã có Nghị quyết số 131/PLX- NQ-HĐQT ngày 19/7/2018 phê duyệt đề án “Phát triển ứng dụng tự động hóa kho xăng dầu của Tập đoàn giai đoạn 2018-2025”. Đây là một đề án lớn, có tính chiến lược và nhất quán của Tập đoàn. Theo đó việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển ứng dụng tự động hóa hệ thống kho xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Tập đoàn trong giai đoạn tới.
Triển khai chương trình đầu tư CNTT trong toàn Tập đoàn
Hệ thống CNTT của Petrolimex đã được đầu tư ở mức cơ bản, đã đáp ứng yêu cầu quản lý các hoạt động kinh doanh cốt lõi, tuy nhiên hệ thống CNTT của
Petrolimex vẫn còn một số tồn tại, đòi hỏi phải có một kế hoạch tổng thể, dài hạn với ngân sách và lộ trình thực hiện hợp lý, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác quản trị điều hành của toàn Tập đoàn trong thời gian tới.