Hiệu ứng Bullwip

Một phần của tài liệu Phát triển chuỗi cung ứng xăng dầu tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 32 - 33)

Tiến sĩ Ray Forrester đã đưa ra Hiệu ứng “Cái roi da” hay Bullwhip Efect vào năm 1961. Biểu hiện cụ thể của hiệu ứng này là thông tin về nhu cầu của thị trường cho một sản phầm/hàng hóa nào đó bị bóp méo, khuếch đại lên dẫn đến sự dư thừa tồn kho, gây ảnh hưởng tới các chính sách giá, đồng thời tạo ra những phản ánh sai lệch, không chính xác trong nhu cầu thị trường.

Những thay đổi nhỏ về nhu cầu sản phẩm của khách hàng có thể gây ra những thay đổi lớn trong các khâu của chuỗi cung ứng. Trong tình huống này, nhà sản xuất sẽ gia tăng sản xuất để thỏa mãn nhu cầu. Tại điểm này, hoặc là nhu cầu thay đổi, hoặc là sản phẩm sản xuất ra lớn hơn nhiều so với mức nhu cầu cần đáp ứng thực sự. Nhà sản xuất cũng như phân phối không nhận ra điều này nên tiếp tục sản xuất và tồn trữ sản phẩm. Kết quả đó là lượng sản phẩm dư thừa quá lớn, lượng tồn kho quá nhiều, chi phí vận tải và lao động tăng. Điều này cũng dẫn đến trường hợp nhà sản xuất ngưng hoạt động máy móc, cắt giảm nhân viên, nhà phân phối gặp khó khăn trong quản lý hàng tồn kho và giá trị sản phẩm trên thị trường bị giảm.

Một số biện pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của Hiệu ứng Bullwip có thể kể đến như:

(i) Chia sẻ thông tin về nhu cầu thực sự giữa những giai đoạn của chuỗi cung ứng.

(ii)Thông qua các thông tin tốt hơn, có thể dưới hình thức giao tiếp được cải tiến theo chuỗi cung ứng hoăc dự báo tốt hơn. Tập trung thông tin về nhu cầu bên trong chuỗi cung ứng, cung cấp thông tin đầy đủ về nhu cầu khách hàng thực sự cho mỗi giai đoạn trong chuỗi cung ứng.

(iii) Loại bỏ sự chậm trễ dọc theo chuỗi cung ứng.

(iv) Doanh nghiệp nên duy trì mức giá ổn định cho sản phẩm. Giá biến động sẽ khuyến khích khách hàng đến mua nhiều hơn khi giá thấp và họ sẽ cắt giảm đơn hàng khi giá lên cao. Điều này sẽ gây ra những biến động trong các đơn đặt hàng. Do đó, duy trì giá ổn định giúp giảm thiểu tình trạng mua dự trữ hàng khối lượng lớn.

Một phần của tài liệu Phát triển chuỗi cung ứng xăng dầu tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w