Động cơ, thái độ họctập của người học

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, bộ an ninh nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 28 - 29)

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, trong đó động cơ học tập cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động học tập, tự học của học viên từ đó ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nói chung. Khi người học xây dựng được cho mình động cơ học tập đúng đắn sẽ học tập một cách tích cực, hứng thú, say mê. Ngược lại, việc học tập mang tính chất đối phó, miễn cưỡng thường xuất phát từ động cơ học tập không phù hợp. Do vậy, động cơ học tập đúng đắn của người học là rất cần thiết để từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong các cơ sở đào tạo.

Nguồn gốc bên trong của động cơ như: hứng thú, chú ý, ý chí, nhu cầu… trong đó quan trọng nhất là nhu cầu của con người. Nhu cầu gặp được đối tượng có điều

kiện thực hiệnsẽ trở thành động cơ.Đối tượng của hoạt động học là những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.Đối tượng này tồn tại bên ngoài chủ thể, có ý nghĩa đối với chủ thể, làm nảy sinh chủ thể nhu cầu chiếm lĩnh nó.Khi nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng được chủ thể ýthức sẽ trở thành động cơ thúc đẩy, định hướng, duy trì hoạt động học tập.Như vậy động cơ gắn liền với nhu cầu, mong muốn của cá nhân.Nói cách khác nhu cầu, mong muốn chính là yếu tố bên trong quan trọng hình thành nên động cơ của chủ thể.

Nguồn gốc bên ngoài của động cơ: giảng viên, nội dung học tập, phương pháp học tập, hình thức tổ chức dạy học, môi trường học tập, gia đình, xã hội… Khi nhu cầu học tập của người học chưa cao thì giảng viên cần phải khai thác và phát huy các thành tố của quá trình dạy học, khơi dậy tính tích cực của người học, chuyển hoá dần động cơ bên ngoài thành động cơ bên trong của người học.

Động cợ và thái độ học tập của học viên có tác động đến chất lượng đào tạo cụ thể như sau:

- Học viên có động cơ học tập và bồi dưỡng rõ ràng sẽ giúp xác định rõ được nhu cầu học tập chính xác, từ đó có kế hoạch về nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp cho mỗi học viên

- Học viên sẽ tiếp thu và vận dụng kiến thức một chủ động và có hiệu quả hơn nếu như có thái độ học tập tích cực

- Thái độ của học viên cũng là một trong những yếu tố hỗ trợ giảng viên truyền đạt kiến thức và phương pháp giảng dạy được tốt hơn, giảng viên và học viên có thể hỗ trợ lẫn nhau để giúp nhau học tập và giảng dạy có hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo.

Do vậy, để hình thành động cơ học tập cho học viên, vai trò của giảng viên rất quan trọng. Cùng với sự hấp dẫn của nội dung bài học, thì sự vận dụng khéo léo, linh hoạt, phù hợp có hiệu quả các phương pháp dạy học và nhất là cách giao tiếp thân thiện, nhiệt tình, tôn trọng, nghiêm túc, vui vẻ, quan tâm tới người học… của giảng viên sẽ tạo những cảm xúc dương tính, trở thành động cơ thúc đẩy họ tích cực trong học tập.

Nội dung bài giảng phù hợp với trình độ, đáp ứng nhu cầu của học viên. Điều này, sẽ cuốn hút học viên vào bài giảng, tạo hứng thú trong học tập, thu hút sự chú ý lắng nghe của họ đối với những vấn đề mà họ quan tâm, họ cần.

Trong giảng dạy giảng viên nên sử dụng phương pháp thuyết trình cho phù hợp với lớp đông học viên. Khi sử dụng phương pháp thuyết trình, người dạy chú ý tới âm

lượng, nhịp điệu trong giọng nói; nên có những ví dụ, liên hệ thực tế, giúp người học liên hệ được kiến thức với kinh nghiệm của bản thân, cần chủ động phát huy kinh nghiệm của người học trong quá trình xây dựng bài học.

Giảng viên tùy theo mục tiêu, nội dung bài giảng, khả năng, trình độ người học, trang thiết bị dạy học mà lựa chọn, phối hợp các phương pháp giảng dạy cho phù hợp, tăng cường hoạt động của người học, hướng tới mục tiêu hình thành năng lực cho người học.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, bộ an ninh nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w