Giải pháp đối với động cơ và thái độ họctập của học viên

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, bộ an ninh nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 90 - 108)

Cán bộ cảnh sát kinh tế cần nhận thức sâu sắc tầm quan trọng, vị trí, vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế trong tình hình mới; phải thực sự coi công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế là khâu quan trọng của công tác cán bộ, là nhiệm vụ vừa mang tính chiến lược, vừa thường xuyên, cấp bách, là đầu tư cho sự phát triển lâu dài, bền vững của Cục cảnh sát kinh tế nói riêng và Bộ An ninh Lào nói chung.

Gii pháp liên quan đến đội ngũ ging viên, cán b qun lý, chuyên viên

Giảng viên cần tìm hiểu nhu cầu người học, trình độ tri thức, vốn kinh nghiệm đã có của học viên. Điều này giúp cho giảng viên hiểu rõ về đối tượng học viên và lựa chọn những nội dung và hình thức dạy học phù hợp với đặc điểm tâm lí của mỗi đối tượng khác nhau.

Tăng cường giao tiếp tích cực với học viên. Để làm được việc này, giảng viên cần lựa chọn và sử dụng phối hợp giữa các phương pháp dạy học trên lớp để duy trì giao tiếp tích cực giữa giảng viên với học viên và giữa học viên với nhau. Qua đó, học viên sẽ lĩnh hội được nội dung bài học và duy trì hứng thú, tình cảm tích cực đối với hoạt động học tập.

Phản hồi nhanh chóng ý kiến của học viên.Các cán bộ cần biết về những gì có thể thu được từ khoá học. Lúc bắt đầu học các cán bộ cần được hướng dẫn về nội dung và phương pháp học tập. Trong quá trình học, họ cần tiếp xúc với giảng viên để nhận được những gợi ý bổ ích cho quá trình đào tạo. Do vậy sự đánh giá và phản hồi kịp thời của giảng viên đối với người học có tác dụng động viên rất lớn đối với họ. Giảng viên có thể hỗ trợ học viên bằng nhiều hình thức khác nhau.Có thể là chia sẻ phương pháp, kinh nghiệm thực tế và tính hữu ích của kiến thức.

Lựa chọn các hình thức dạy học phát huy tính tích cực của học viên. Phương pháp dạy và học tích cực hiện nay thường được áp dụng có việc dạy học qua dự án, dạy học nêu vấn đề, học thông qua hành động, học qua trải nghiệm thực tế (giảng viên nêu ý tưởng, nhiệm vụ, hướng dẫn chọn lựa các khái niệm, các phương pháp, công cụ đánh giá... tìm cách đặt ra cho học viên các nhiệm vụ phải giải quyết để suy nghĩ , tìm lí thuyết, phương pháp phù hợp... học viên cần tích cực tìm kiếm thông tin, tự trải nghiệm... và qua đó họ học được các kỹ năng).

Gii pháp liên quan đến cơ sở đào to

Chương trình đào tạo phải được sắp xếp một cách khoa học, hiện đại phù hợp với từng đối tượng học viên cũng như nhu cầu của thực tiễn.Chương trình đào tạo cần cân đối giữa lí thuyết với thực hành. Sự cân đối về lí thuyết với thực hành sẽ khơi dậy mạnh mẽ ở cán bộ nhu cầu chiếm lĩnh tri thức để phục vụ cho công việc hiện tại. Đây cũng là tiền đề quan trọng để kích thích động cơ học tập của cán bộ cảnh sát kinh tế hiên nay.

Phân bố lịch đào tạo và thời gian kiểm tra, đánh giá phù hợp cũng phần nào tạo điều kiện cho cán bộ có thể sắp xếp được thời gian giữa công việc và học tập, giúp nâng cao hiệu quả sau đào tạo.

Gii pháp liên quan đến bn thân hc viên

Các cán bộ cảnh sát kinh tế cần nhận thức rõ ý nghĩa và vai trò của kiến thức quản lý kinh tế áp dụng vào công việc hiện tại của bản thân. Mỗi kiến thức được truyền tải trong chương trình đào tạo đã được cân nhắc giá trị đối với nghề nghiệp mà cáccán bộ đảm nhận. Song một số cán bộ có thể chưa nhận thấy giá trị này, và vì thế họ chưa tự giác, tích cực học tập.

Có kế hoạch học tập phù hợp. Rất nhiều cán bộ có kế hoạch học tập hợp lí và khoa học về cách sắp xếp thời gian , từ đó đạt được kết quả đánh giá cao. Nhưng cũng không ít cán bộ bù đầu với việc vừa học, vừa làm nên gặp nhiều khó khăn trong học tập. Trước hết, cần xác định năng lực bản thântới đâu và khung thời gian cá nhân như thế nào, sau đó đặt ra mục tiêu học tập phải đảm bảo: rõ ràng, cụ thể và không ảnh hưởng đến công việc hiện tại. Kế hoạch học tập phù hợp, tuân thủ theo một cách nghiêm túc sẽ khiến các cán bộ hứng khởi và học tập tốt hơn, đạt kết quả cao hơn và đúc kết cho bản thân được nhiều kiến thức quản lý kinh tế có giá trị để áp dụng vào công tác tại đơn vị.

Gii pháp liên quan đến chế độ đãi ng ca Chính ph

Hiện nay, Chính phủ đã có chủ trương thực hiện những chế độ đãi ngộ hợp lý làm động cơ thúc đẩy cán bộ cảnh sát kinh tế đi học, không ngừng nâng cao trình độ,

năng lực nghiệp vụ về quản lý kinh tế. Bộ An ninh Lào những năm qua đã có một số chế độ đãi ngộ đối với cán bộ cảnh sát kinh tế, tham gia học tập. Tuy nhiên, chủ trương tích cực này cần được xây dựng và thực hiện một cách nhất quán, mang tính toàn diện đối với cả đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế, bao gồm: chế độ trợ cấp hằng tháng cho học viên; chế độ khuyến khích những người tích cực tham gia đào tạo, bồi dưỡng để đạt tiêu chuẩn, bằng cấp cao hơn; chính sách sử dụng cán bộ cảnh sát kinh tế sau khi đào tạo... Trong điều kiện đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế đang còn thiếu những chuyên gia giỏi, những người có thể đảm nhận các công tác khó và mới, một mặt nên mời, thu hút người tài, mặt khác cần có những đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ cảnh sát kinh tế được đưa đi đào tạo đã đạt thành tích xuất sắc trong học tập để khuyến khích phát triển đội ngũ này.

Để thực hiện tốt chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế trong thời gian tới, cần tập trung những nội dung:

Một là, các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong Bộ An ninh Lào phải luôn nhận thức đúng vị trí, vai trò của công tác chính sách đãi ngộ; thường xuyên và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp trong mọi hoạt động công tác chính sách đãi ngộ ở các cấp.

Hai là, gắn chặt việc thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ với xây dựng bộ máy tổ chức trong sạch, vững mạnh; xây dựng bộ máy và đội ngũ cán bộ, chiến sĩ làm công tác chính sách đãi ngộ ở các cấp trong Bộ An ninh vững mạnh toàn diện, bảo đảm việc phối kết hợp với các ngành, các cấp chính quyền và tổ chức đoàn thể đạt hiệu quả cao.

Ba là, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức đoàn thể, nhân dân để đảm bảo việc thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế đạt hiệu quả cao. Thực hiện chính sách đãi ngộ đúng đối tượng, đúng với sự đóng góp công sức thực tế và là động lực cho cán bộ cảnh sát kinh tế thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Bốn là, làm tốt công tác đánh giá trước khi thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế. Kết quả đánh giá cán bộ cảnh sát kinh tế sẽ chỉ ra mặt ưu điểm, thành tựu của cán bộ cảnh sát kinh tế; đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém của cán bộ cảnh sát kinh tế. Chính thông qua đánh giá, nó sẽ góp phần rất lớn trong thực hiện chính sách đãi ngộ đúng đối tượng, đúng thành tích của từng cán bộ cảnh sát kinh tế.

Năm là, tăng cường công tác nghiên cứu và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về công tác chính sách đãi ngộ đối với cán bộ cảnh sát kinh tế hợp khoa học, hợp hiến. Phải có quy chế phối hợp về công tác chính sách đãi ngộ đối với cán bộ cảnh sát

kinh tế riêng biệt để thực hiện hiệu quả chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ cảnh sát kinh tế.

Sáu là, kiện toàn bộ máy tổ chức làm công tác chính sách của Bộ An ninh Lào theo hướng tinh gọn, chặt chẽ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Thường xuyên coi trọng việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết và các khối kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ công tác chính sách cho đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, công việc được giao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đào tạo kiến thức quản lý kinh tế là nhiệm vụ chiến lược trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên cảnh sát kinh tế hiện nay tại Cục cảnh sát kinh tế - bộ An ninh Lào. Hiện nay với xu thế toàn cầu hóa chất lượng đội ngũ cán bộ chính là tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn nhân lực có trình độ kiến thức, chuyên môn cao chính là một lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó trên thị trường thế giới. Đối với riêng ngành cảnh sát kinh tế nói riêng, để có được nguồn nhân lực chất lượng cao thì công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cần được chỳ trọng và đầu tư đúng mức. Với đề tài nghiên cứu là công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho nhân viên tại Cục cảnh sát kinh tế thuộc Bộ An ninh Lào, đề án đã trình bày những vấn đề chung nhất về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế như: thế nào là đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, hình thức và phương pháp đào tạo, cách xác định nhu cầu đào tạo và tổ chức cần làm để xây dựng một chương trình đào tạo đạt hiệu quả và chất lượng. Từ những vấn đề chung nhất đó giúp ta cá một cái nhìn tổng quan về thực tế công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế tại đơn vị.

Luận án đã nghiên cứu và hệ thống hoá các cơ sở lý luận về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế, khái quát được vai trò, yêu cầu, đặc điểm của công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế.

Có 6 nhân tố chính tác động đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế, đó là:

(1)Chủ trương, chính sách đào tạo

(2)Sự phù hợp của nội dung, phương pháp đào tạo (3)Chất lượng đội ngũ giảng viên

(4)Mức độ đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị (5)Động cơ, thái độ học tập của học viên (6)Chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá

Trong các nhân tố ở trên, nhân tố Chủ trương, chính sách đào tạo (CTCS) có mức ảnh hưởng cao nhất, nhân tố Sự phù hợp và khoa học của nội dung đào tạo (NDPP) có mức ảnh hưởng cao thứ hai. Chủ trương, chính sách đào tạo là hoạt động mang tính toàn diện về cho toàn bộ hoạt động của công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế thuộc Bộ An ninh Lào hiện nay. Kế hoạch ban đầu xác định mục tiêu đào tạo, nhu cầu đào tạo, nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp

sẽ giúp cho cả khóa đào tạo được thực hiện có quy trình rõ ràng và tạo ra được hiệu quả tích cực hơn cho học viên.

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho nhân viên thuộc Cục cảnh sát kinh tế - Bộ An ninh Lào, kết hợp với những kết luận được rút ta từ việc nghiên cứu hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế, luận án đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng công tác đào tạo trong thời gian tới. Cụ thể là các giải pháp về chủ trương, chính sách đào tạo; nội dung và phương pháp đào tạo; cơ sở đào tạo và bản thân học viên. Từ đó giúp ban lãnh đạo đơn vị và các cơ sở đào tạo nghiên cứu xây dựng các giải pháp để tổ chức hoạt động đào tạo hiệu quả hơn, hướng đến mục tiêu cao hơn nữa là hoàn thiện mô hình đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế tại Bộ An ninh Lào về cả quy mô và chất lượng trong thời gian đến.

Bên cạnh đó, mặc dù đã đạt được một số yêu cầu nêu trong mục đích nghiên cứu, nhưng luận án vẫn còn một số hạn chế: do thiếu số liệu nên để áp dụng mô hình luận án đã phải thực hiện các ước lượng có thể dẫn đến giảm độ tin cậy trong các tính toán; mô hình sử dụng trong luận án còn mang tính tương đối vì trên thực tế đối với mỗi quốc gia sẽ có các yếu tố tác động khác nhau trong ngành đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế

Ngoài ra, việc tiếp cận số liệu thực tế về hoạt động đào tạo kiến thức quản lý kinh tế đã được hỗ trợ từ phía ban lãnh đạo Bộ An ninh Lào và các ban ngành liên quan nhưng vẫn còn hạn chế phạm vi thời gian cũng như tính chính xác tuyệt đối của số liệu. Tác giả luận án cảm nhận rằng để nghiên cứu đạt kết quả cao hơn cần phải phối kết hợp nhiều mô hình và các phương pháp nghiên cứu phong phú với điều kiện số liệu đầy đủ hơn.

2. Kiến nghị

2.1. Đối vi Đảng và Nhà nước Cng hòa Dân ch Nhân dân Lào

Cần ra Nghị quyết riêng về hệ thống chính sách đào tạo kiến thức quản lý kinh tế đặc biệt là cho cán bộ nhân viên thuộc Cục cảnh sát kinh tế - Bộ An ninh Lào. Trong hệ thống chính sách này cần có chủ trương thống nhất, đồng bộ từ mục tiêu, quan điểm, nội dung đến giải pháp thực hiện chính sách đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho nhân viên Cục cảnh sát kinh tế.

Các Bộ, Ngành có liên quan trên cơ sở các quy định của Nhà nước sớm ban hành các Quyết định, Thông tư hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện chế độ, chính sách

đối với công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế phù hợp với cán bộ nhân viên của ngành cảnh sát kinh tế Lào.

2.2. Đối vi B An Ninh nước Cng hòa Dân ch Nhân dân Lào

Ban lãnh đạo là người đứng đầu chịu mọi trách nhiệm về hoạt động đào tạo, là người nắm rõ nhất mục tiêu và tình hình của đơn vị. Vì vậy để nâng cao tuyệt đối chất lượng công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cần phải có sự ủng hộ tuyệt đối của ban lãnh đạo Bộ An ninh, cụ thể:

-Xác định rõ nhu cầu đào tạo là tiền đề của quy trình đào tạo. Ban lãnh đạo và trưởng các phòng ban cần nắm rõ tình hình nhân viên, trình độ kiến thức quản lý chuyên môn từ đó xác định đúng nhu cầu đào tạo phù hợp cho cán bộ nhân viên tại

đơn vị

-Để đánh giá hiệu quả học tập của học viên sau đào tạo rất cần có sự tham gia nhận xét, đánh giá của Ban lãnh đạo đơn vị. Ban lãnh đạo là người nắm rõ nhất sự thay đổi nhân sự cả về mặt chất lượng và tiến độ. Vì vậy ban lãnh đạo cần có cái nhìn và sự đánh giá khách quan đối với cán bộ nhân viên được đào tạo.

-Tạo mọi điều kiện thuận lợi để công tác đào tạo được triển khai một cách hiệu quả bằng các khoản kinh phí đầu tư hợp lý.

-Bộ An ninh cần nhanh chóng hoàn thiện các quy định liên quan đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế. Xây dựng lộ trình đào tạo cho các nhóm cán bộ cảnh sát kinh tế lãnh đạo hoặc cán bộ chuyên môn. Chẳng hạn, một cán bộ cảnh sát kinh tế khi mới được phân công đào tạo công tác trong vòng một năm phải tham gia lớp đào tạo dành cho cán bộ cảnh sát kinh tế mới vào ngành; nếu trong diện qui hoạch trở thành lãnh đạo, quản lý hoặc là nhân tố dự nguồn quy hoạch, chỉ huy quản lý cần được tham gia lớp đào tạo dành riêng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý. Làm như vậy, công tác đào tạo mới đảm bảo tính tuần tự và nâng cao về chất lượng.

-Xây dựng các khóa học cố định dài hạn định kì và mở rộng các khóa học bổ sung theo nhu cầu thực tế. Những khóa cố định định kì này có thể phải đảm bảo năm nào

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, bộ an ninh nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 90 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w