Đổi mới phương pháp giảng dạy là hoàn thiện hệ thống những nguyên tắc, cách thức phối hợp hoạt động chung giữa giảng viên và học viên nhằm thực thi hiệu quả quá trình dạy học, giúp học viên lĩnh hội đầy đủ, sâu sắc những nội dung đào tạo, đạt được mục đích đào tạo đã đề ra.
Hình thức, phương pháp là hai yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo. Nếu nội dung, chương trình khóa học đáp ứng được yêu cầu song phương pháp không khoa học, cứng nhắc, không hiệu quả, không theo kịp nhu cầu của người học thì hiệu quả của công tác đào tạo sẽ bị ảnh hưởng.
Mỗi phương pháp đào tạo đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng của nó nên các cơ sở đào tạo cần áp dụng một cách linh hoạt các phương pháp phù hợp với chương trình đào tạo. Sử dụng phương pháp đào tạo không linh hoạt, hợp lý là một trong những nguyên nhân gây nhàm chán với giảng viên và học viên dẫn đến hiệu quả đào tạo không cao. Giữa nội dung và phương pháp phải liên quan mật thiết với nhau. Phương pháp sẽlà công cụ đểnội dung được truyền tải dễhiểunhất.
Trước những vấn đề mới đặt ra từ đời sống xã hội của đất nước và thế giới, công tác đào tạo, bồi dưỡng phải khắc phục việc truyền bá một chiều, áp đặt, duy ý chí trong giảng dạy lý luận và bồi dưỡng kiến thức. Cần đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm; gợi mở, thảo luận, trao đổi thẳng thắn, đối thoại có trách nhiệm giữa người dạy và người học, kết hợp với ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin và các phương tiện hiện đại trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cảnh sát kinh tế. Giúp học viên tiếp tục tự học, bổ sung, mở rộng và nâng cao kiến thức, rèn luyện phương pháp tư duy, vận dụng giải quyết tình huống thực tiễn, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
Tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng; đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cảnh sát kinh tế, kết hợp đào tạo, bồi dưỡng trong nước với học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ ở nước ngoài, nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế đối với đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế.
Bên cạnh việc xây dựng chương trình đào tạo phù hợp thì Bộ An ninh Lào cũng cần đa dạng hóa phương pháp đào tạo, có thể mở rộng phương pháp đào tạo theo hướng: - Tạo môi trường cạnh tranh trong Cục cảnh sát kinh tế, khuyến khích cán bộ chiến
sỹ tự học, nâng cao trình độ.
- Phối hợp nhiều hơn với các trường đại học, các đơn vị có trình độ chuyên môn cao để đào tạo cán bộ cảnh sát kinh tế có trình độ cao hơn về kiến thức quản lý kinh tế. Có năng lực tham vấn cho các cấp lãnh đạo trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức cũng như các hoạt động kinh tế.
- Nâng cao khả năng hội nhập bằng việc tích cực tổ chức, tham gia các hội thảo và chương trình hợp tác quốc tế
- Cần đa dạng hóa phương pháp giảng dạy trong các khoá học. Đổi mới phương pháp dạy học cũng phải gắn với tăng cường nghiên cứu thực tế, góp phần đa dạng hóa phương thức đào tạo, bồi dưỡng gắn với thực tiễn cuộc sống. Phát huy tính chủ động của người học, có chế độ khuyến khích và bắt buộc đối với việc tự học, tự nghiên cứu, kết hợp kiểm tra đánh giá thực chất kiến thức và trình độ nghiệp vụ đối với từng cán bộ chiến sỹ. Kết hợp việc đào tạo tại các trường lớp với việc rèn luyện qua thực tiễn công tác, trong phong trào quần chúng.
Các giải pháp cụ thể:
-Đơn vị và cơ sở đào tạo nên kiểm soát chặt chẽ việc thiết kế khóa học của các cơ sở đào tạo nhất là phương pháp mà cơ sở cung cấp chương trình đào tạo sử dụng để giảng dạy. Đặc biệt nên yêu cầu các cơ sở này đưa ra các bài tập tình huống, các chủ đề thảo luận gắn với thực tế hoạt động của đơn vị.Đồng thời cũng nên duy trì một tỷ lệ nhỏ các bài tập tình huống về lĩnh vực hoạt động của các tổ chức khác trong khu vực và trên thế giới.
-Sử dụng phương pháp đào tạo hiện đại với quy mô lớp nhỏ để nâng cao chất lượng đào tạo. Phương pháp đào tạo cần khuyến khích tính chủ động phát huy tính năng động sáng tạo của người học.
-Tổ chức và các cơ sở cung cấp các chương trình đào tạo nên xây dựng, hoàn thiện và sử dụng những phương pháp giảng dạy sao cho cá thể kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để người học được trang bị kiến thức một cách đầy đủ nhất và không bỡ ngỡ khi đem áp dụng những kiến thức đó vào thực tế sản xuất.
-Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng học viên là chủ thể, giảng viên đóng vai trò chủ đạo, phát huy tính tích cực, chủ động,hứng thú của học viên trong học tập.
-Sử dụng linh hoạt thích hợp các phương pháp giảng dạy hiện đại, kết hợp phương pháp giảng dạy hiện đại với phương pháp giảng dạy truyền thống để nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ.
-Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào giảngdạy.
-Tăng cường đối thoại trong giảng dạy, tạo lập những tình huống điển hình đặc trưng cho các nội dung giảng dạy, nâng cao ý nghĩa tính thiết thực của kiến thức trong học tập của học viên. Thực hiện giảng dạy thống nhất được lý luận với thực tiễn, lý thuyết với nghiệp vụ thựchành.
-Phương pháp đào tạo cần đổi mới theo hướng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý gắn với vị trí và trách nhiệm tương ứng của cán bộ. Tuỳ theo đặc thù của từng môn học có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp, vận dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến kết hợp sử dụng các công cụ, phương tiện dạy học hiện đại.Phần lớn người học những chương trình đào tạo, bồi dưỡng này là cán hộ, công chức đã đạt chuẩn ở những trình độ nhất định, đã qua thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm công tác, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, phân tích đánh giá vấn đề. Vì vậy, nên định hướng nội dung học tập, nghiên cứu, nêu vấn đề, tình huống và hướng dẫn, gợi mở, đối thoại để rèn luyện phương pháp, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống. Để việc học tập có kết quả, đạt chất lượng cao, sau mỗi bài học, cụm chuyên đề nên cho học viên đi nghiên cứu, khảo sát thực tế, thực tập rút kinh nghiệm với thời gian thích hợp. Nội dung đi nghiên cứu, khảo sát thực tế phải sát với nội dung bài học, có giảng viên hướng dẫn, sau đợt nghiên cứu, thực tập học viên phải có bài thu hoạch. Chú trọng phương châm của đổi mới là lý luận liên hệ thực tế, bảo đảm tính khoa học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, độc lập suy nghĩ của người học.
-Đa dạng hoá các hình thức đào tạo. Kết hợp giữa đào tạo chính quy với bồi dưỡng tại chức; giữa nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ với xây dựng bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống, tác phong cho cán bộ cơ sở. Phương thức học tập nên được thực hiện kết hợp giữa học tập trung và đi thực tế để điều tra, nghiên cứu thực sự và xử
lý tình huống nhằm góp phần giải quyết một số vấn đề và đề xuất những biện pháp xử lý những vấn đề đang nổi cộm, bức xúc hiện nay.
-Chương trình, giáo trình nên tiếp tục đổi mới, bổ sung, hoàn thiện giáo trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ cảnh sát cho sát với chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng. Cần đầu tư xây dựng chương trình, giáo trình phù hợp với thời gian đào tạo và các hệ đào tạo khác nhau, tránh sự trùng lặp kiến thức gây nhàm chán và lãng phí thời gian. Thống nhất nội dung chương trình và hoàn thiện, chuẩn hoá các giáo trình cơ bản. Từng bước xây dựng các chương trình khung thích hợp với yêu cầu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho từng đối tượng cán bộ và chuẩn hoá các loại giáo trình chủ yếu.
-Cùng với vấn đề đổi mới về nội dung, đổi mới phương pháp đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế là vấn đề rất quan trọng. Tuy nhiên, đây là vấn đề còn rất hạn chế hiện nay. Có nhiều vấn đề, nhiều nội dung cần được trình bày dưới dạng "hội thảo" vừa thu hút được học viên "vào cuộc", vừa tăng cường sự giao lưu giữa giáo viên và học viên và quan trọng hơn là làm giảm bớt sự nhàm chán của việc rao giảng một chiều. Đã đến lúc cần chấm dứt lối dạy và học chay, trình bày lý thuyết suông. Thực hiện đúng phương châm "học đi đôi với hành", "lý luận gắn với thực tiễn" trong đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế.