Hệ thống chính sách là công cụ điều tiết thực sự quan trọng, thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển; hoặc kìm hãm, triệt tiêu các động lực của sự phát triển. Với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế thì một hệ thống chính sách đúng, hợp lý sẽ khơi dậy được tính tích cực, sáng tạo của mọi cá nhân từ cán bộ, công chức, giáo viên đến học viên. Vì vậy, cần phải xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức góp phần phát triển sự nghiệp đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế.
Các giải pháp về cơ chế, chính sách bao gồm:
- Hoàn thiện thể chế pháp luật
Để hoàn thiện thể chế pháp luật, một là, cần phải khẩn trương hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục - đào tạo; khắc phục các quy định pháp luật lỗi thời, mâu thuẫn và những lỗ hổng của pháp luật; làm cho nội dung của pháp luật phù hợp với những yêu cầu của đời sống xã hội. Hai là, sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật vềgiáo dục - đào tạo. Ba là, hoàn thiện pháp luật trong một số lĩnh vực của giáo dục - đào tạo như: chế độ học phí; các quy định về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo; xây dựng và hoàn thiện một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Bốn là, nâng cao trình độ trong hoạt động lập pháp, lập quy, trình độ pháp lý, chất lượng luật pháp, tính khả thi của pháp luật về giáo dục – đào tạo
Bổ sung và hoàn thiện hệ thống, thể chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế. Muốn vậy, Bộ An ninh Lào - trực tiếp là Tổng cục Chính trị, Tổng cục Cảnh sát và các đơn vị liên quan - cần thực hiện: tổng hợp và xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế. Theo dõi, hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đối với các cơ quan quản lý, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ An ninh. Theo dõi, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện chương trình, nội dung, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cảnh sát kinh tế đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, khắc phục tình trạng thiếu giáo trình, tài liệu tham khảo dành cho học viên. Xây dựng định mức, chỉ tiêu kế hoạch ngân sách hàng năm dành cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cảnh sát kinh tế; phân bổ chỉ tiêu, chế độ ngân sách cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cảnh sát kinh tế của Bộ.
Ngoài ra, Bộ An ninh cần xem xét, rà soát các văn bản pháp quy về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho LLCSND nói chung và cán bộ cảnh sát kinh tế nói riêng để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn từng thời kỳ, từng giai đoạn. Nghiên cứu, xây dựng những văn bản mới đáp ứng với tình hình thực tiễn trong nước và quốc tế. Mục đích của công việc này là hoàn thiện được hệ thống thể chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng nhằm giải quyết căn bản và thống nhất những vấn đề đang và sẽ đặt ra trong quá trình quản lý đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế. Từ quy chế đào tạo, bồi dưỡng, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy đào tạo, quy chế giảng viên, học viên đến quy chế về hệ thống chương trình, quy chế về cấp văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận...
- Hoàn thiện cơ chế phân cấp cho các cơ sở đào tạo và đơn vị
Những việc cần làm ngay trong nội dung này là phải thay đổi tư duy cũ, xóa bỏ cơ chế xin cho theo kiểu áp đặt mà từ trước đến nay vẫn làm. Đồng thời nhà nước cần phải hoàn thiện các quy định về phân cấp giáo dục - đào tạo và nâng cao nhận thức về tính pháp chế của pháp luật trong giáo dục - đào tạo của các chủ thể quản lý cũng như các đối tượng bị quản lý.Các phòng ban cần xây dựng cơ chế phối kết hợp với các viện, trung tâm xác định rõ trách nhiệm, quyền lợi của các bên tham gia để sử dụng có hiệu quả nguồn lực hiện có vào công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế hiện nay. Cần có cán bộ chuyên trách tư vấn các nội dung và hình thức đào tạo hợp lý, từ đó xác định rõ mục tiêu đào tạo và nhu cầu đào tạo phù hợp với mỗi đối tượng nhân viên công tác ở các mảng khác nhau thuộc Cục cảnh sát kinh tế - Bộ An ninh Lào.Cần xây dựng kế hoạch đào tạo kiến thức quản lý kinh tế rõ ràng gắn với thực tiễn hoạt động công tác tại đơn vị Cục cảnh sát kinh tế - Bộ An ninh Lào.
-Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng về công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ nói chung; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cảnh sát kinh tếnói riêng phù hợp với yêu cầu, tình hình mới, trong đó chú trọng đến các chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
-Rà soát cơ chế, chính sách hiện hành về hỗ trợ cho cán bộ cảnh sát kinh tế đi học, chính sách luân chuyển thu hút cán bộ để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành cơ chế, chính sách mới đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng, phù hợp với tình hình thực tế và khả năng ngân sách của tỉnh.
-Bổ sung chính sách khuyến khích người dạy tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Học sau đại học, học thêm các chuyên ngành cần thiết cho giảng dạy của cơ sở đào tạo.
-Hoàn thiện khung tổ chức bộ máy về đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế của ngành; xây dựng quy chế hoạt động; đặc biệt là cơ chế phối hợp chỉ đạo thống nhất của Bộ An ninh Lào; sự phối hợp về đào tạo, bồi dưỡng giữa Bộ An ninh với các bộ, ngành khác, các cơ sở đào tạo quốc gia.
-Về tài chính: tăng cường đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế; thu hút và đa dạng hóa nguồn kinh phí hợp pháp cho đào tạo, bồi dưỡng. Khi thực hiện mở rộng và đa dạng hóa loại hình đào tạo thì nguồn kinh phí cũng phải được mở rộng, khai thác theo đúng quy định của Nhà nước và thật sự có hiệu quả, bao gồm: nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương; nguồn dự án, tài trợ; nguồn tự huy động hay nguồn khác. Hằng năm, khi lập kế hoạch dự toán thu chi, cần có quy định tỷ lệ trích ngân sách nhà nước thích đáng cho công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế. Các nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng từ ngân sách phải được quản lý và sử dụng theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Việc huy động các nguồn kinh phí khác ngoài ngân sách cho công tác đào tạo là rất quan trọng. Vì vậy, phải có chủ trương rõ ràng và quy định thống nhất, dựa trên nhu cầu đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế và điều kiện thực tế, về việc thu hút, quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí hỗ trợ này.
Để thực hiện các giải pháp này phải tiến hành đồng thời hai nội dung cơ bản, một mặt tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định không còn hợp lý, chồng chéo sai với quy định hoặc cấp ban hành không đúng thẩm quyền. Mặt khác tổ chức nghiên cứu, xây dựng và ban hành những văn bản mới theo đúng chức năng, thẩm quyền đượcgiao.
Ngoài ra, công tác đào tạo với sự quản lý của nhà nước cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Xây dựng quy chế đào tạo rõ ràng và chặt chẽ. Đây là một việc cần làm ngay vì nó có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện công tác đào tạo kiến thức giúp cho các chương trình học tập đi đúng hướng và phù hợp với các quy định của đơn
vị cũng như của Nhà nước. Việc xây dựng quy chế sẽ được giao cho một nhóm soạn thảo và phổ biến tới cán bộ nhân viên được đào tạo.
Tăng cường công tác dự báo và kế hoạch hóa sự phát triển giáo dục - đào tạo. Đưa giáo dục - đào tạo vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa phương. Có chính sách điều tiết quy mô và cơ cấu đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Tăng cường sự phối hợp giữa đơn vị với các cơ sở đào tạo trong: phát triển chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo, địa bàn học tập và hướng dẫn thực tế.
Tăng cường phân cấp quản lý một cách hợp lý. Các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ sở giáo dục - đào tạo cần thực hiện đúng chức năng của mình.
Thiết lập các cơ chế để nâng cao tính tự chủ đi đôi với việc nâng cao tính chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục - đào tạo.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế, Bộ An ninh Lào
Trong các khâu công tác cán bộ của Đảng hiện nay, có thể xác định đánh giá cán bộ là tiền đề, quy hoạch cán bộ là nền tảng, luân chuyển cán bộ là khâu đột phá và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là yêu cầu trước mắt vừa là nhiệm vụ lâu dài; công tác sĩ quan LLCSND cụ thể là đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế cũng phải đảm bảo các khâu như công tác cán bộ của Đảng.
Quy hoạch cán bộ cảnh sát kinh tế là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, chỉ huy, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, chỉ huy, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị và của Bộ An ninh Lào. Quy hoạch là bảo đảm cho công tác cán bộ cảnh sát kinh tế của ngành An ninh có tầm nhìn xa, tầm nhìn chiến lược, chủ động, khắc phục tình trạng bị hẫng hụt cán bộ cảnh sát kinh tế, đảm bảo tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, giữ đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị, góp phần quan trọng việc tạo ra đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế đủ về số lượng, cơ cấu, đảm bảo yêu cầu chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ cảnh sát kinh tế đáp yêu cầu nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội và điều kiện hội nhập khu vực, quốc tế..
Để tạo ra một nền tảng vững chắc và chuyển biến tích cực trong công tác cán bộ, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 08/BCT ngày 21-8-2007 về việc xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trên toàn quốc và Hướng dẫn số 198/BTCTWĐ ngày 13-10-
2007 của Ban Tổ chức Trung ương về việc xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trên toàn quốc cùng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
Căn cứ vào các văn bản của Trung ương, Đảng ủy Bộ An ninh Lào và các cấp ủy tổ chức, đơn vị của Bộ An ninh Lào đã triển khai tổ chức thực hiện và xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của Bộ An ninh (thuộc diện Trung ương quản lý).
Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế, là phải đổi mới căn bản mục đích, nguyên tắc, phương châm và những yêu cầu về công tác quy hoạch cán bộ cảnh sát kinh tế.
Quy hoạch cán bộ cảnh sát kinh tế phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ của Bộ An ninh và thực tế đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế; bảo đảm sự liên thông quy hoạch của cả đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế trong Bộ An ninh Lào từ Trung ương đến địa phương; phải đánh giá đúng cán bộ cảnh sát kinh tế trước khi đưa vào quy hoạch; phải bảo đảm phương châm “mở” và “động”. Phải căn cứ vào yêu cầu quản lý và sử dụng cán bộ cảnh sát kinh tế ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong trước mắt và lâu dài. Phải căn cứ vào thực trạng về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế; bám sát những yêu cầu mới về công tác quản lý, điều hành công tác được giao trong giai đoạn mới trên cơ sở khảo sát, đánh giá đúng thực trạng của đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế. Phải căn cứ vào khả năng và điều kiện thực hiện việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế và phải kịp thời với tình hình thực tế.
5.2.2. Giải pháp gắn kết đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch sử dụng nhân sự
Nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cảnh sát kinh tế hiện nay là một yêu cầu cấp bách, một đòi hỏi tất yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Những giải pháp đưa ra đối với công tác bồi dưỡng cán bộ cảnh sát kinh tế vừa phải phù hợp với chính sách (Văn kiện Đảng, văn bản pháp luật của nhà nước, nhất là các văn bản pháp quy của Bộ An ninh Lào) vừa phải luôn phù hợp với điều kiện đặc điểm của địa phương, và đặc biệt là phải đảm bảo tính khả thi khi vận dụng vào trong thực tế. Những cơ sở (về mặt chính sách) để đề xuất các giải pháp có thể khái quát, cụ thể là:
-Một số văn kiện của Đảng cộng sản nước Cộng hòa DCND Lào có liên quan đến công tác bồi dưỡng cán bộ công an đó là: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp
hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Trong văn kiện Đại hội X, Đảng đã khẳng định trong thời gian vừa qua, công tác cán bộ có một số đổi mới về nội dung và cách làm "triển khai tương đối đồng bộ các khâu công tác cán bộ: đánh giá, quy hoạch, bồi
dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ. Công tác luân chuyển và quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý bước đầu có chuyển biến tiến bộ, góp phần bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ và khắc phục một bước tình trạng hẫng hụt về cán bộ"; Thông báo số172-TB/TW ngày 27/6/2020 về bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ởnước ngoài bằng ngân sách nhà nước (gọi tắt là Đề án 150).
-Một số văn bản chỉ đạo của các cơ quan nhà nước trung ương và Bộ An ninh Lào có liên quan đến hoạt động bồi dưỡng cán bộ công an cụ thể như: Quyết định số
874/TTg, ngày 20/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về bồi dưỡng cán bộ công an; Quyết định số 63/2019/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Cục bồi dưỡng cán bộ công an thuộc Bộ An ninh Lào; Quyết định số 74/2020/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2020 phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ công an giai đoạn 2020 - 2025; Quyết định số 137/2020/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2020 phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2020 - 2030; Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2020 phê duyệt định hướng quy hoạch bồi dưỡng cán bộ công an đến năm 2030; Thông tư số 150/2020/TT-BTC ngày 19 tháng 11 năm 2020 hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí bồi dưỡng cán bộ công an; Thông tư số 105/2001/TT-BTC ngày 27 tháng 12 năm 2020