Phương hướng hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đàotạo kiến

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, bộ an ninh nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 78 - 79)

Cng hòa dân ch nhân dân Lào

Thứ nhất, dựa theo kết quả nghiên cứu ở chương trước, có thể thấy yếu tố Chủ

trương, chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế hiện nay, do vậy cần có định hướng và hoạch định đúng đắn đối với chính sách quản lý chiến lược công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế. Đây là công việc ban đầu mang tính định hướng cho công tác đào tạo nhằm đạt được mục tiêu của công tác quản lý kinh tế. Từ yêu cầu này, các nhà hoạch định chính sách cần phải có tầm nhìn chiến lược để xây dựng được những vấn đề mang tính vĩ mô, do vậy nếu có tầm nhìn sâu rộng thì công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế sẽ đi đúng định hướng và mang lại kết quả khả quan và hiệu quả trực tiếp là chất lượng cán bộ cảnh sát kinh tế sẽ đạt tiêu chuẩn và đáp ứng yêu cầu mới của kinh tế trong nước và thế giới; Phân tích được cơ hội và thách thức bên ngoài và bên trong; Quán triệt sâu sắc về tình hình, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đang đặt ra hiện nay đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế và tham nhũng; nhận thức rõ và cụ thể những chủ trương chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của Bộ về đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế, tham nhũng…, từ đó nâng cao nhận thức và tầm quan trọng về kiến thức quản lý kinh tế cần được áp dụng trong hoạt động công tác của mỗi cá nhân; Làm tốt công tác tham mưu với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể tích cực tham gia, cung cấp các tin báo, tố giác về các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm về kinh tế và tham nhũng.

Thứ hai, định hướng tăng cường quản lý nội dung, chương trình, phương pháp

đổi mới nội dung, chương trình đào tạo cần phải quán triệt sâu rộng quan điểm lý luận phải gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành, đảm bảo tính hiệu quả, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Phải đổi mới nội dung, chương trình đào tạo nhằm khuyến khích cán bộ nỗ lực học tập, học hỏi để vươn lên, độc lập trong suy nghĩ và hành động, nâng cao kỹ năng xử lý công việc, giải quyết tốt các vấn đề mà thực tiễn đặt ra.Khẩn trương ổn định tổ chức, bố trí sắp xếp cán bộ một cách hợp lý, đúng trình độ, năng lực sở trường để triển khai thực hiện các chương trình đào tạo phù hợp với mỗi đối tượng học viên thuộc các bộ phận khác nhau và đảm nhiệm chức năng khác nhau.Nâng cao chất lượng công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế và nghiệp cụ cơ bản, trọng tâm là đổi mới công tác đào tạo kiến thức đa dạng và chuyên sâu hơn, sát với thực tiễn hơn.

Tăng cường phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước; đẩy mạnh hợp tác để trao đổi kinh nghiệm quản lý kinh tế với các nước lân cận, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động quản lý kinh tế có yếu tố nước ngoài…

Thứ ba, phát huy những điều kiện đảm bảo hiệu quả cho công tác đào tạo bồi

dưỡng kiến thức quản lý kinh tế. Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất và tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn. Cần tổ chức và sắp xếp lại nhằm cải thiện việc đào tạo được mang tính tập trung và quy mô hơn, đào tạo chuyên sâu và có thể thực hiện hợp tác quốc tế phù hợp hơn. Đầu tư trang thiết bị giảng dạy hiện đại.Xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và có cơ cấu hợp lý. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên phù hợp với nội dung, chương trình đổi mới, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong điều kiện hội nhập quốc tế. Đội ngũ giảng viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, vừa là những nhà giáo, nhà khoa học, am hiểu đường lối, quan điểm của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực tiễn của địa phương, của ngành và đất nước, nắm bắt những vấn đề đang đặt ra trong thực thi chính sách, pháp luật; tích cực tổng kết thực tiễn, có khả năng luận giải được những vấn đề mà thực tiễn đặt ra.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo. Đổi

mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm khách quan, thực chất. Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá, đảm bảo phù hợp với hình thức đào tạo, bồi dưỡng như thi vấn đáp, tự luận, thi trắc nghiệm. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối khóa học; đánh giá của giảng viên với tự đánh giá của học viên; đánh giá của nhà trường với đánh giá của cơ quan sử dụng cán bộ, công chức và của xã hội. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Thứ năm, nâng cao ý thức và thái độ học tập của học viên. Tập trung nâng cao

hơn nữa nhận thức về vai trò, vị trí quan trọng của kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao sức mạnh chiến đấu, hiệu quả công tác; coi việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cấp ủy, lãnh đạo Công an các cấp.

5.2. Giải pháp hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng nhằn thúc đẩy công tác đào tạokiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế nước Cộng hòa dân chủ nhân

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, bộ an ninh nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w