Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá đối với các chỉ tiêu nghiên cứu đưa ra ban đầu, kết quả thu được 7 nhân tố đại diện cho 7 nhóm biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Tiếp theo, để đánh giá độ tin cậy của 7 nhóm biến này, nghiên cứu tiến hành phân tích Cronbach Alpha cho từng nhóm. Trong mỗi nhóm, các biến tương quan có biến tổng <0,3 được xem là biến rác và bị loại. Thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach Alpha ≥0,7.
Kết quả xử lý ở bảng 4.4 cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha của tất cả các nhân tố sau khi rút trích từ các biến quan sát bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA đều lớn hơn 0,7. Đặc biệt, nhân tố "Chủ trương, chính sách đào tạo (CTCS)" (Cronbach's Alpha =0,839) và “Sự phù hợp và khoa học của nội dung đào tạo” (Cronbach's Alpha =0,845) có hệ số Cronbach's Alpha rất cao. Ngoài ra, tất cả các hệ số Cronbach's Alpha của các nhóm biến quan sát còn lại đều có giá trị Cronbach's Alpha khá cao và đều lớn hơn 0,7, trong mỗi nhóm biến thì hệ số tương quan tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Điều này khẳng định thang đo các nhân tố rút trích từ các biến quan sát là phù hợp và đáng tin cậy. Vậy ta có thể sử dụng 6 nhóm biến này trong các bước phân tích tiếp theo
Bảng 4.4: Hệ số Cronbach Alpha của các nhóm biến quan sát Nhóm biến
Chủ trương, chính sách đào tạo (CTCS)
Sự phù hợp và khoa học của nội dung đào tạo (ND) Tính hợp lý của phương pháp đào tạo (PP) Chất lượng đội ngũ giảng viên (GV)
Mức độ đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị (CSVC) Chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá (KTDG) Động cơ và thái độ của học viên (DCTD)