Quan điểm và phương hướng hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến công

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, bộ an ninh nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 77 - 78)

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

5.1.1. Quan đim hoàn thin các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào to kiến thc qun lý kinh tế cho cán b cnh sát kinh tế B An ninh nước Cng hòa dân ch nhân dân Lào

Với chủ trương bám sát việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quán triệt Nghị quyết của Đảng ủy Công an Trung ương, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công an về nhiệm vụ công tác công an năm 2018, với phương châm hành động “Chủ động, đổi mới, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả”, Cục CSKT đã tập trung nghiên cứu đưa ra nhiều giải pháp, cách làm mới thiết thực và triển khai thực hiện quyết liệt; qua đó đã thu được kết quả quan trọng, thể hiện tinh thần trách nhiệm và nỗ lực cố gắng của mỗi cán bộ, chiến sỹ CSKT trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà nhịp độ thay đổi diễn ra với tốc độ chóng mặt − đó là thời đại bùng nổ công nghệ, bùng nổ thông tin. Những bùng nổ này đã tác động mạnh đến mô hình hoạt động của các tổ chức, đến cung cách quản lý, đến nếp sống và suy nghĩ của mọi người trong đơn vị. Và cũng chính sự bùng nổ này mà các cấp lãnh đạo thấy cần phải trang bị cho mọi người những kiến thức và kỹ năng mới để theo kịp với sự thay đổi. Nhu cầu đào tạo và phát triển kiến thức quản lý kinh tế trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Trên thực tế, các quản trị gia có kinh nghiệm thường có những dự báo có tính chiến lược, dài hạn, không dừng lại ở những chương trình đào tạo có tính chất đối phó. Các chương trình đào tạo và phát triển được chuẩn bị kỹ lưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị đối phó với những thay đổi trong tương lai.

Đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế tại tế Bộ An ninh Lào dựa trên các quan điểm chung về quản lý kinh tế phù hợp với đặc điểm, tình hình

cụ thể của thế giới và địa phương kết hợp với những quan điểmcủa cá nhân tác giả trong quá trình nghiên cứu, cụ thể:

Thứ nhất, dựa vào quá trình nghiên cứu có thể thấy yếu tố chủ trương, chính sách

của Nhà nước có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế. Do đó, theo tác giả, đào tạo kiến thức quản lý kinh tế phải nên đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các thành viên trong hệ thống chính trị đảm bảo tính thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Thứ hai, qua quá trình điều tra thực tế tại địa phương thì có thể nhận thấy rằng,

tùy vào mỗi quốc gia, mỗi đơn vị khác nhau sẽ dẫn đến nội dung và phương thức đào tạo cán bộ tại địa phương đó cũng có những sự khác biệt nhất định để có thể phát huy tối đa hiệu quả chất lượng đào tạo. Đào tạo kiến thức quản lý kinh tế phải nên xuất phát từ những đặc điểm, đặc thù riêng của Bộ An ninh Lào trong đó đặc biệt quan tâm sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan quân sự tỉnh với các cơ quan tại địa phương.

Thứ ba, đào tạo kiến thức quản lý kinh tế phải là một quá trình phải làm tốt toàn

diện các khâu: Lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng; nâng cao nội dung, chương trình đào tạo; hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ đào tạo; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng. Qua kết quả nghiên cứu các nhân tố và ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế thì tất cả các nhân tố đã được đề cập trong mô hình nghiên cứu đều có ảnh hưởng đến chất lượng công tác đào tạo ở các mức độ khác nhau. Do đó, theo quan điểm của tác giả, để phát triển công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế, Đảng và chính quyền địa phương cần quan tâm đến tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác đào tạo và nên thực hiện tốt, song song cùng nhau.

Thứ tư, đào tạo kiến thức quản lý kinh tế nhằm mục tiêu chính là nâng cao kiến

thức kinh tế cho cán bộ cảnh sát, giúp cán bộ cảnh sát kinh tế hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình thực thi công vụ cũng như nâng cao ý thức đạo đức công vụ qua đó tăng sự hài lòng của người dân.

Thứ năm, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, nhất là lực lượng điều tra viên,

cảnh sát viên phải có đủ phẩm chất, năng lực quản lý kinh tế nhằm mục tiêu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; kiện toàn, bố trí đủ cán bộ cảnh sát kinh tế ở cấp huyện; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chấp hành nghiêm điều lệnh, quy chế, quy

trình công tác; đề cao tính gương mẫu, trách nhiệm của người đứng đầu, đặc biệt là đoàn kết nội bộ.

Thứ sáu, nâng cao chất lượng công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế và

nghiệp vụ cơ bản, trọng tâm là đổi mới công tác đào tạo kiến thức đa dạng và chuyên sâu, sát với thực tiễn hơn; củng cố nâng cao, xây dựng mạng lưới giảng viên chất lượng ở những cơ sở đào tạo kiến thức quản lý kinh tế trên địa bàn.Tăng cường phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước; đẩy mạnh hợp tác để trao đổi kinh nghiệm quản lý kinh tế với các nước lân cận, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động quản lý kinh tế có yếu tố nước ngoài.

5.1.2. Phương hướng hoàn thin các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đàoto kiến thc qun lý kinh tế cho cán b cnh sát kinh tế B An ninh nước

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, bộ an ninh nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w