4.3.1. Chủ trương chính sách của nhà nước về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế
Chủ chương chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến việc đào tạo cán bộ cảnh sát kinh tế. Các văn bản chính sách về đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế thuộc Bộ An ninh Lào trong thời gian qua đã góp phần nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ cảnh sát kinh tế nói riêng.
Các văn bản, chính sách đó là một trong những biện pháp bắt buộc người cán bộ phải học bổ sung thêm kiến thức theo chuẩn ngạch đối với từng chức danh, nhiệm vụ trong quá trình công tác giúp cho kỹ năng nghề nghiệp, trình độ được nângcao.
Công tác đào tạo để nâng cao chất lượng kiến thức quản lý kinh tế cho đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế đòi hỏi phải có sự tham gia của các cấp, các ngành là rất cần thiết, nhất là cấp tỉnh mà trực tiếp là Phòng Nội vụ phải thường xuyên quantâm, chỉ đạo làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở; chú trọng đào tạo về chuyên môn, lý luận chính trị, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ nhằm nâng cao khả năng thực hành, xử lý tình huống đối với từng chức danh, loại hình công việc cụthể.
Các chủ trương, chính sách của Nhà nước, các quy định của pháp luật là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và đa chiều đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế. Các văn bản pháp luật của Trung ương có Nghị định số 82/2003/NĐ-CP ngày 19/05/2003 của Chính phủ về Quy chế công chức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Thông tư số 508/CPVP ngày 10/10/2003 của Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn thực hiện Nghị định 82/2003/NĐ-CP, Quyết định số 65/2006/QĐ-TTg ngày 28/4/206 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006- 2010; Quyết định số 98/2006/QĐ-VPCP về việc ban hành Quy chế cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước do Văn phòng Chính phủ ban hành; Quyết định số 19/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt định hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Thủ tướng Chính phủ ban hành và một số văn bản khác có liên quan.
Công tác ban hành chủ trương, chính sách thông qua các văn bản đã đạt được những thành quả cụ thể:
cảnh sát Cục cảnh sát kinh tế Bộ An ninh Lào.
- Là yếu tố tác động mạnh đến sự phát triển đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế, nâng cao chất lượng cán bộ thông qua các phương thức đào tạo
- Tạo hành lang pháp lý vững chắc cho công tác phân cấp hoạt động và phân cấp quản lý đối với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cảnh sát kinh tế.
- Số lượng ban hành văn bản khá nhiều, chất lượng đảm bảo và điều chỉnh được một số công việc cụ thể cần thực hiện và đáp ứng một phần yêu cầu hướng dẫn thực hiện.
4.3.2. Tính phù hợp và khoa học của nội dung đào tạo
Về nội dung đào tạo, nhóm kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế được các cơ sở đào tạo tập trung nhiều hơn, như lập chiến lược quản lý, kỹ năng nghiên cứu, quản lý tài chính/kế toán, nghiên cứu thông tin chính trị, kinh tế quốc tế... được trên 81% cơ sở đào tạo lựa chọn. Nhóm kiến thức giúp nâng cao kĩ năng thực hành như phát triển và quản lý nhóm kinh tế, giải quyết và xử lý tình huống tranh chấp kinh tế, quốc phòng an ninh… được 55-67% cơ sở đào tạo lựa chọn.Các kỹ năng chuyên sâu về quản lý liên quan đến cá nhân như đào tạo, hướng dẫn động viên nhân viên, kỹ năng đàm phán, giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý nhóm, kỹ năng quản lý sự thay đổi, quản lý thời gian... có tỷ lệ đào tạo thấp hơn, từ 40-55% cơ sở đào tạo lựa chọn. Một số cán bộ quản lý cho rằng, khi năng lực quản lý, điều hành của cán bộ quản lý kinh tế còn hạn chế, họ thường mong muốn bổ sung những kiến thức cơ bản về kinh tế và quản lý trước. Những kỹ năng cá nhân có thể được các cán bộ quản lý tự học thêm. Tuy nhiên, các cần coi trọng cả đào tạo kiến thức lẫn kỹ năng quản lý cá nhân bởi vì những kiến thức và kỹ năng này sẽ cùng hỗ trợ cho các cán bộ cảnh sát kinh tế trong quá trình lãnh đạo và thực hiện công tác, nhiệm vụ hằng ngày một cách linh hoạt nhất.
Nội dung chương trình đào tạo kiến thức quản lý kinh tế dành cho nhân viên Cục cảnh sát kinh tế - Bộ An ninh Lào hiện nay đang được cấu trúc hợp lý và hệ thống, tuân thủ theo các văn bản quy định về xây dựng chương trình đào tạo của đơn vị với các yêu cầu chặt chẽ về hình thức, mục tiêu, yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, đáp ứng linh hoạt nhu cầu của cán bộ nhân viên trong ngành. Chủ đề và nội dung chương trình đào tạo được cấu trúc logic, theo trình tự và mang tính tích hợp, linh hoạt, thể hiện tính khoa học của toàn bộ chương trình đào tạo. Đồng thời, chương trình đào tạo của cảnh sát kinh tế liên tục được rà soát định kỳ nhằm đảm bảo tính thích hợp và cập nhật ở từng nội dung cụ thể và ở chương trình đào tạo tổng thể.
Nội dung chương trình đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho nhân viên Cục cảnh sát kinh tế thể hiện được sự phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Điều này thể hiện trong nội dung của từng phần giảng dạy và trong toàn bộ chương trình đào tạo.
Nội dung chương trình đào tạo được vận hành một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả, có hệ thống và được sự thống nhất giữa các giảng viên. Tính logic của các nội dung trong chương trình dạy học được chú trọng, nhằm đảm bảo cho học viên được tiếp cận các kiến thức theo trình tự từ cơ bản đến chuyên sâu, từ khối lĩnh vực rộng đến kiến thức chuyên ngành hẹp. Nội dung chương trình đào tạo phù hợp với mỗi đối tượng học viên và bổ trợ lẫn nhau. Đặc biệt các kiến thức thực tiễn được áp dụng vào giảng dạy đều đảm bảo học viên tiếp thu được các kỹ năng cần thiết để có thể nghiên cứu, thực hành và áp dụng thực tế vào hoạt động công tác tại đơn vị.
Nội dung đào tạo tích hợp cả lý thuyết và thực hành nhằm giúp người học có điều kiện củng cố lý thuyết và hành thành kỹ năng thực hành, rèn luyện các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
4.3.3. Tính hợp lý của phương pháp đào tạo
Để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế có chất lượng, hiệu quả cần thực sự đổi mới phương pháp đào tạo. Phần lớn người học những chương trình đào tạo, bồi dưỡng này là cán bộ đã đạt chuẩn ở những trình độ nhất định, đã qua thực tiễn, có kinh nghiệm công tác, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, phân tích đánh giá vấn đề. Vì vậy, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đối với họ không giống như đối với sinh viên.
Tại Lào, phương pháp đào tạo định hướng nội dung học tập, nghiên cứu, nêu vấn đề, tình huống và hướng dẫn, gợi mở, đối thoại để rèn luyện phương pháp, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống. Để việc học tập có kết quả, đạt chất lượng cao, sau mỗi bài học, cụm chuyên đề cho học viên được đi nghiên cứu, khảo sát thực tế, thực tập rút kinh nghiệm với thời gian thích hợp. Nội dung đi nghiên cứu, khảo sát thực tế sát với nội dung bài học, có giảng viên hướng dẫn; sau đợt nghiên cứu, thực tập học viên có bài thuhoạch, tổng hợp, đánh giá kết quả thực tập.
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, phương pháp giảng dạy chưa được đổi mới toàn diện, chưa bắt kịp với sự cải tiến về nội dung, dẫn đến chất lượng giảng dạy chưa cao. Trong thời gian gần đây, hệ thống các cơ sở đào tạo kiến thức quản lý kinh tế trên địa bàn đã có rất nhiều nỗ lực trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy, đặc biệt là áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong hầu hết các hệ đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng bài giảng, tăng hiệu quả trong truyền tải những kiến thức quản lý
kinh tế vốn được xem là khô cứng. Đồng thời, để khuyến khích việc áp dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại, các cơ sở đào tạo đã mở nhiều lớp tập huấn ở trong và ngoài nước dành cho các giảng viên. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại vẫn chủ yếu là việc làm tự nguyện của các giảng viên và hiệu quả của nhiều bài giảng cũng chưa thật sự đạt yêu cầu, còn có xu hướng chỉ đơn thuần thay việc viết bảng trước đây bằng việc dùng thiết bị trình chiếu. Không ít giảng viên vẫn nặng về thuyết trình mà thiếu sự trao đổi, giao lưu, thảo luận với học viên.
4.3.4. Hiệu quả của công tác tổ chức hoạt động đào tạo
Các cấp lãnh đạo cơ quan quản lý tại Lào thực hiện các chủ trương, chính sách về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế Bộ An ninh Lào theo các nội dung sau:
- Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế tại địa phương, phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức lập kế hoạch thống nhất và cụ thể cho các đối tượng cần được đào tạo
- Kiểm tra hoạt động đào tạo của các cơ sở đào tạo kiến thức quản lý kinh tế trên địa bàn
- Quan hệ phối hợp với các cơ sở đào tạo, trường đào tạo trong công tác đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo
- Thống nhất quản lý hoạt động đào tạo về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch đào tạo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng đào tạo, thực hiện phân công, phân cấp quản lý đào tạo, tăng cường quyền tự chủ, tư chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trên địa bàn.
- Tuyển dụng, quản lý cán bộ nhà giáo, giảng viên, nhân viên tham gia vào công tác đào tạo kĩ lưỡng và theo các tiêu chuẩn được quy định
- Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.
- Quyết định các biện pháp kiểm tra, giám sát và xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình đào tạo trên địa bàn theo đúng thẩm quyền mà pháp luật quy định nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm trong công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế
Bên cạnh đó, hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của khóa bồi dưỡng, Ban lãnh đạo và các đơn vị của Học viện đã xây dựng chương trình bồi dưỡng thiết thực, gắn chặt với yêu cầu đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế; với mục tiêu nâng cao năng lực tham mưu, phối hợp và phục vụ cho công chức Văn phòng Phủ Thủ tướng Lào và các
cơ quan hành chính nhà nước CHDCND Lào.
4.3.5. Mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất, trang thiết bị
Hiện nay, với nguồn lực hiện có, đơn vị và các cơ sở đào tạo luôn đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập để triển khai các hoạt động đào tạo để triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. Điều này được thể hiện qua hệ thống phòng làm việc, phòng học, phòng thực nghiệm và hệ thống tài liệu, tư liệu chuyên ngành, v.v…. mà các cơ sở đào tạo hiện có và đang sử dụng trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu.
Tại Lào hiện nay, có 5 cơ sở đào tạo kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở đào tạo đều có phòng học lý thuyết, phòng thực hành, giảng đường, phòng làm việc, thư viện. Các cơ sở đào tạo hiện nay đang được quản lý, bảo dưỡng và sử dụng tốt trong 5 năm gần đây, cụ thể:
Năm 2015 - 2016, đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo, cải tạo nâng cấp các hạng mục phụ trợ giai đoạn 1, mua sắm trang thiết bị các phòng làm việc
Năm 2017 - 2018, đầu tư, nâng cấp cải tạo các phòng học, thư viện tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn
Năm 2019, triển khai sửa chữa các cơ sở đào tạo xuống cấp. Trang thiết bị phục vụ quản lý, điều hành và tổ chức đào tạo từng bước được bổ sung, nâng cấp:
-Thư viện có tổng cộng 41 máy tính phục vụ học viên tra cứu tài liệu; có 8.009 đầu sách giáo trình và tài liệu tham khảo với 118.533 cuốn được quản lý bằng Phần mềm quản lý Thư viện. Học viên học tập được thụ hưởng nguồn tư liệu sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đầy đủ từ giảng viên cung cấp.
-Đường truyền dữ liệu ADSL, phần mềm Hồ sơ công việc, Website của nhà trường được cập nhật thường xuyên cung cấp kịp thời và chính xác các thông tin, tư liệu phục vụ công tác đào tạo. Chất lượng mạng internet đảm bảo, khi có sự cố về mạng, giảng viên luôn được nhân viên kỹ thuật hỗ trợ kịp thời.
-Các phòng học có đủ trang thiết bị tối thiểu, có đủ máy chiếu Projector. Các cơ sở đào tạo có hệ thống phòng làm việc với các thiết bị phù hợp để hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu. Các phòng làm việc được trang bị máy tính, máy in, tủ đựng tài liệu và các trang thiết bị đảm bảo về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ phù hợp.
-Các phòng làm việc của các phòng, khoa và tương đương được trang bị tối thiểu mỗi cán bộ, chuyên viên có 01 máy tính để bàn; mỗi phòng làm việc có ít nhất 01 máy in; hệ thống bàn, ghế, tủ, giá tài liệu đáp ứng yêu cầu.
Mặc dù cơ sở đào tạo có nhiều nỗ lực trong việc trang bị các điều kiện cơ sở vật chất cho giảng viên và học viên làm việc và học tập, tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như sau:
-Số lượng phòng học vẫn còn chưa đủ để phân công hợp lý về số lượng học viên của mỗi lớp.
-Số lượng phòng làm việc còn hạn chế nên không đủ không gian cho đặt tủ đựng đồ dùng của giảng viên. Hiện tại, mỗi cán bộ được phân 01 ngăn tủ đựng đồ. Lượng tủ như này là ít so với nhu cầu sử dụng của cán bộ.
-Một số trang thiết bị đến nay hết niên hạn sử dụng cần đầu tư mới như: Giường, tủ của các phỏng ở; bàn ghế nhà ăn, bàn ghế, bảng tại các phòng học, phòng thực hành (được đầu tư năm 2008); bàn, ghế, tủ của các phòng làm việc của các tổ chuyên môn và khoảng 1/3 số máy tính của các phòng, khoa đã hết niên hạn sử dụng.
4.3.6. Chất lượng đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo được quy hoạch, tuyển dụng đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng. Đội ngũ giảng viên của cơ sở đào tạo có năng lực chuyên môn cao, tích cực tham gia vào các loại hình nghiên cứu khoa học khác nhau và xã hội hóa kết quả nghiên cứu. Việc tuyển dung, đề bạt cán bộ được thực hiện công khai, đúng quy định và dựa trên trình độ chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy và thành tích học thuật. Việc phân công trách nhiệm đào tạo và mối quan hệ công tác được phân định rõ ràng, phù hợp với trình độ, kinh nghiệm kỹ năng của giảng viên.
Bảng 4.1: Số lượng, cơ cấu giảng viên tại các cơ sở đào tạo giai đoạn 2017 – 2019
Số lượng giảng viên
1.Tổng số giảng viên 2. Theo giới tính - Nam - Nữ 3. Theo trình độ chuyên môn - Tiến sĩ
Nguồn: Số liệu điều