Cách tiếp cận nghiêncứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, bộ an ninh nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 39 - 40)

3.2.1.1. Tiếp cận chính sách, chế độ đào tạo

Trong những năm qua, quán triệt và thực hiện nội dung, mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ IX và lần thứ X về công tác xây dựng đảng, đảng bộ các tỉnh phía bắc CHDCND Lào đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai đồng bộ nhiều đề án quan trọng liên quan tới tổ chức bộ máy và cán bộ. Một trong những đề án lớn đã và đang được triển khai đồng bộ và hiệu quả đó là: Đề án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh

sát kinh tế, cán bộ chủ chốt của các cơ quan thuộc Bộ An ninh và các cơ quan đơn vị trong tỉnh.

Mặc dù còn nhiều khó khăn về ngân sách và cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập, nhưng với sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp, sự nỗ lực của cán bộ, đảng viên, các chương trình học tập đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần cao chất lượng chính trị của đội ngũ cán bộ các cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác rà soát, quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ, đặc biệt là quy hoạch, lựa chọn nguồn cán bộ chủ chốt các cấp trong tầm nhìn dài hạn.

Hiện nay, chính sách chế độ đãi ngộ với cán bộ được cử đi học chưa đáp ứng được nhu cầu cho quá trình học tập trong điều kiện hiện nay. Cần sớm sửa đổi, khuyến khích, động viên cán bộ học tập bằng các hình thức khen thưởng. Các kết quả học tập sẽ là một căn cứ để đánh giá, khen thưởng, đề bạt, cất nhắc cán bộ. Cần có chế độ khen thưởng cả về vật chất và tinh thần kịp thời, thỏa đáng với những cán bộ có kết quả học tập và rèn luyện đạt loại giỏi, xuất sắc trong toàn khóa học.

3.2.1.2. Tiếp cận từ nhu cầu thực tiễn

Nhu cầu đào tạo là nhu cầu nâng cao trình độ, kiến thức hay sự phát triển nói chung của tổ chức, cá nhân mà có thể được thỏa mãn bằng con đường đào tạo, bồi dưỡng. Nhu cầu đào tạo cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị là gắn liền với mục tiêu đào tạo. Đó là nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh của cán bộ đã được quy định; giúp cán bộ thực hiện công việc tốt hơn, hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Xác định nhu cầu đào tạo là xác định sự khác nhau, sự chênh lệch giữa năng lực, phẩm chất hiện tại so với yêu cầu năng lực, phẩm chất cần có trong tương lai của cán bộ, tương ứng với các chức danh, vị trí công tác nhằm đưa ra những nội dung và phương thức đào tạo cần thiết. Xác định nhu cầu đào tạo cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị gắn chặt với công tác quy hoạch và sử dụng cán bộ; gắn với nhu cầu cán bộ của các tổ chức trong hệ thống chính trị.

Đánh giá kết quả đào tạo là khâu cuối trong quá trình đào tạo. Nội dung đánh giá gồm các vấn đề chính thể hiện trong các tiêu chí đánh giá như: số học viên đã được đào tạo, bồi dưỡng so với yêu cầu cần đạt được theo chỉ tiêu về số lượng; kết quả học tập của học viên so với mục tiêu cần đạt được đối với học viên như kiến thức cơ bản về khoa học chính trị - hành chính, khoa học lãnh đạo, khả năng dự báo, tầm nhìn chiến lược, có bản lĩnh, phẩm chất đạo đức trong sáng; khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn hay năng lực thực tiễn của cán bộ lãnh đạo so với yêu cầu gắn lý luận với thực tiễn; mức độ phù hợp của nội dung chương trình đào tạo so với nhu cầu của học viên; về các phương pháp dạy và học và các vấn đề khác.

3.2.1.3. Tiếp cận từ người học

Ngày nay, việc học tập, học tập suốt đời, xã hội học tập vì sự tồn tại, phát triển của cá nhân, gia đình, của cộng đồng là một tất yếu của xã hội tiến bộ. Đối với người cán bộ công chức, điều đó càng là đương nhiên và là điều bắt buộc, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, nhiều cán bộ có hạn chế về trình độ học vấn và năng lực chuyên môn nhưng lại ngại học tập, lười học, không chịu phấn đấu vươn lên. Điều đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ chính sách cán bộ chưa thoả đáng, hợp lý. Chính sách hỗ trợ học viên còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, sinh hoạt ở Lào, ảnh hưởng đến kết quả đào tạo, bồi dưỡng. Việc thực hiện chế độ, chính sách tuy đã được cải thiện song vẫn còn nhiều bất cập, không phù hợp với điều kiện thực tế. Xây dựng và thực hiện tốt chính sách cán bộ chính là việc làm cho cán bộ, công chức có đủ năng lực tổ chức thực hiện hoàn thành chức trách của mình trong đó có nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ. Các bộ ngành chức năng, các cơ quan có liên quan cần nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung chế độ chính sách kịp thời, đáp ứng nhu cầu học tập của cán bộ.

3.2.1.4. Tiếp cận từ người quản lý đào tạo, giảng dạy

Các đơn vị liên quan trong Học viện luôn cố gắng tạo cho học viên của bạn những điều kiện tốt nhất trong tất cả các khâu (học tập, nghiên cứu, phục vụ đời sống sinh hoạt v.v..), tiêu biểu là bố trí đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm, có trình độ cao và phương pháp sư phạm tốt, hiểu biết sâu về đất nước, con người, về sự nghiệp cách mạng của bạn Lào tham gia giảng dạy các lớp.

Học viện chú trọng cử những giáo viên đủ tiêu chuẩn, giàu kinh nghiệm làm công tác quản lý lớp, nhiệt tình, hiểu rõ bạn và có điều kiện gần gũi giúp đỡ bạn thường xuyên làm chủ nhiệm lớp.

Tồn tại cơ bản trong công tác giảng dạy là: Phương pháp giảng dạy thường theo lối theo truyền thống là thuyết trình một chiều, giảng viên giảng, người học nghịch.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, bộ an ninh nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w