Qua phân tích, ta thấy khâu đánh giá hiệu quả đào tạo của đơn vị đã đạt được những mặt tích cực nhất định tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những thiếu sót đó chính là việc đơn vị mới dừng lại ở việc xem xét kết quả học tập sau đào tạo mà chưa quan tâm tới cán bộ nhân viên có ưa thích khoá học không, có hài lòng về cách giảng dạy
hoặc điều kiện học tập không? Để thực hiện tốt hơn công tác này, đơn vị cần quan tâm hơn nữa tới sự phản hồi của học viên sau khoá học.
Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế là hoạt động xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét kết quả đào tạo cho cán bộ cảnh sát kinh tế đã thực hiện nghiêm túc và có kết quả trên thực tiễn như thế nào, kịp thời phát huy ưu điểm, uốn nắn những việc làm sai trái của cán bộ cảnh sát kinh tế.
Với định hướng tăng cường và nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, định kỳ và thường xuyên. Tập trung thanh tra, kiểm tra những vấn đề nổi cộm, bức xúc, chú trọng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng; các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; việc thực hiện cơ chế tự chủ, thực hiện quy chế dân chủ, thực hiện quy chế chuyên môn; về kỷ cương, nề nếp dạy và học trong nhà trường; vấn đề hoạt động liên kết đào tạo, đào tạo tại chức, cấp văn bằng chứng chỉ; công tác thi, đánh giá chất lượng; vấn đề tuân thủ chế độ tài chính, tình trạng sách nhiễu; vấn đề đạo đức, lối sống của học viên và giáo viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Các giải pháp cụ thể:
Về công tác quản lý đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế
Bộ máy quản lý cán bộ cảnh sát kinh tế cần được tổ chức lại theo hướng phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm rõ ràng giữa cơ quan quản lý cán bộ cảnh sát kinh tế ở Bộ An ninh với việc xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo cho tổ chức thực hiện theo hướng nhà nước pháp quyền XHCN.
Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các nội dung về quản lý cán bộ cảnh sát kinh tế như: tuyển chọn, bố trí, phân công, điều động và luân chuyển; nhận xét, đánh giá; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; bổ nhiệm, miễn nhiệm; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách và kiểm tra, thanh tra, giám sát công việc, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ cảnh sát kinh tế.
Trong quản lý cán bộ cảnh sát kinh tế phải đảm bảo thực hiện nghiêm nguyên tắc và hình thức về Đảng NDCM Lào thống nhất lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế, đi đôi với việc phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể trong ngành về công tác tổ chức, cán bộ; đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định, đồng thời phát huy đầy đủ trách nhiệm cá nhân.
Tăng cường quản lý cán bộ cảnh sát kinh tế chặt chẽ về số lượng, cơ cấu, chất lượng, đánh giá, phân loại, lý lịch cá nhân, quá trình trưởng thành, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, phong cách, lối sống, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thực tiễn và quan hệ gia đình, quan hệ xã hội của từng cán bộ cảnh sát kinh tế và cả đội ngũ.
Tin học hóa công tác quản lý đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế để nâng cao chất lượng quản lý cán bộ cảnh sát kinh tế được tốt hơn. Xây dựng phần mềm quản lý cán bộ cảnh sát kinh tế. Ban hành quy định, quy chế cập nhật và chế độ báo cáo thường xuyên về việc bổ sung, tăng giảm cán bộ cảnh sát kinh tế; báo cáo số lượng và chất lượng cán bộ cảnh sát kinh tế hàng tháng để các cấp quản lý cán bộ cảnh sát kinh tế nắm được tình hình và trực tiếp phục vụ cho việc hoạch định chính sách và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế về các mặt. Quy định và ban hành danh mục mã số các cơ quan, tổ chức, đơn vị Bộ An ninh Lào từ Trung ương đến địa phương.
Về công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế
Đối với cán bộ cảnh sát kinh tế, cần tập trung kiểm tra, thanh tra, giám sát lập trường tư tưởng, quan điểm chính trị, ý thức chấp hành các chỉ thị, nghị quyết, hiệu quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ được phân công, ý thức trách nhiệm, phong cách công tác; mối quan hệ với tổ chức và bên ngoài, tính tiên phong gương mẫu, phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, nghĩa vụ... của cán bộ cảnh sát kinh tế. Kiểm tra, thanh tra, giám sát về trách nhiệm hướng dẫn và bảo đảm tính công khai, minh bạch về thủ tục hành chính nhà nước đối với tổ chức và công dân; việc bảo đảm về trình tự, quy trình, thủ tục và thời gian giải quyết công việc theo quy định của pháp luật; thái độ phục vụ, tôn trọng và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân; việc chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng pháp luật trong việc giải quyết công việc cho tổ chức và công dân.
Đối với cơ quan, nội dung kiểm tra, thanh tra, giám sát phải hướng vào việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, đoàn kết thống nhất trong tổ chức, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; các quy chế, quy định làm việc, phân công và quản lý cán bộ cảnh sát kinh tế; ý thức chấp hành chấp hành chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Sớm ban hành một văn bản quy phạm pháp luật về công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; văn bản quy phạm pháp luật về chuẩn mực nghề nghiệp, thực hiện công vụ, đạo đức công tác của đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế để đảm bảo cơ chế hoạt động
kiểm tra, thanh tra, giám sát đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế hợp hiến, hợp pháp và có tính đồng bộ.
Kiện toàn bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế làm nhiệm vụ chuyên môn về kiểm tra, thanh tra, giám sát đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế.
-Có thể thu thập thông tin từ học viên sau khoá học vào các phiếu điều tra hoặc phỏng vấn trực tiếp họ ngay trong và sau khoá học để học có thể nêu lên ý kiến của mình, từ đó bộ phận phụtrách đào tạo sẽ lên kế hoạch chỉnh sửa và hoàn thiện công tác đào tạo cho phù hợp. Đồng thời cũng thu thập thông tin từ cán bộ quản lý trực tiếp của học viên để có thể đánh giá khách quan hiệu quả của các khóa đào tạo. Sau khi có kết quả đánh giá của từng học viên và cán bộ quản lý, cần phải tiến hành phân tích đánh giá, tổng hợp kết quả với bảng đánh giá các chỉ tiêu phù hợp.
-Cán bộ quản lý trực tiếp tiến hành đánh giá kết quả thực hiện công việc của cán bộ sau khoá học và so sánh với kết quả làm việc của chính họ trước khi đào tạo, để xem những kiến thức, kỹ năng được đào tạo có vận dụng vào công việc để nâng cao kết quả thực hiện công việc hay không, sự thành thạo kỹ năng và kiến thức của cán bộ nhân viên có được cải thiện không, những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng của cán bộ nhân viên sau khóa học đã được khắc phục chưa? Tiến hành so sánh những người đã được đào tạo và những người chưa được đào tạo để thấy được sự chênh lệch.
Về công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác đào tạo
-Cần tổ chức các buổi tổng kết định kỳ về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế. Thành phần tham gia buổi tổng kết có thể bao gồm cấp lãnh đạo, cán bộ thực hiện chương trình đào tạo, trưởng các phòng ban. Nội dung buổi họp cần phải có bản báo cáo của về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế trong thời gian qua. Thông qua báo cáo, các bên tham gia sẽ cùng nhìn vào những hoạt động thực tế, những kết quả đạt được và chưa được trong thời gian qua để có thể phản biện, đóng góp ý kiến xây dựng giúp công tác này ngày càng hiệu quả hơn nữa. Buổi tổng kết phải xác lập được mục tiêu phương hướng thực hiện trong thời gian tiếp theo.
-Chất lượng đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế được xác định thông qua hệ thống đánh giá kết quả học tập rèn luyện qua kiểm tra, thi, thu hoạch và đánh giá hiệu quả sau đào tạo bằng chất lượng công việc sau khi tham gia đào tạo bồi dưỡng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cần đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng:
Đổi mới tổ chức kiểm tra, thi đảm bảo đánh giá khách quan, công bằng phản ánh đúng quá trình học tập rèn luyện của mỗi học viên.
Xác định đúng đắn mục đích kiểm tra, thi là một lần học viên tổng hợp những kiến thức đã được tiếp nhận trong quá trình đào tạo và nâng lên thành cơ sở, chuẩn mực cho xem xét, luận giải và tổ chức thực tế công tác của học viên. Đồng thời qua kiểm tra, thi để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học viên.
Quản lý chặt chẽ tất cả các khâu trong tổ chức kiểm tra, thi, từ ra đề tổ chức kiểm tra, thi đến chấm thi, kiểm tra.
Đề thi phải rõ ràng chặt chẽ, chính xác, nội dung phải bao quát được những vấn đề cơ bản của môn học và vấn đề sinh động của hiện thực thực tiễn, mục đích là phải phát huy được tính sáng tạo của học viên trong nhận thức và vận dụng lý luận vào thực tiễn phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội và thực tế công tác, dung lượng đề thi phải phù hợp vớithời gian làm bài.
Coi thi, kiểm tra phải nghiêm túc theo đúng nội quy thi. Chấm thi, kiểm tra phải có đáp án, các vòng chấm thi phải được độc lập, bình đẳng, bảo đảm công bằng, chính xác.
Hàng năm nên rà soát, hoàn thiện ngân hàng đề thi với các hình thức đánh giá theo yêu cầu tính chất phù hợp thực tiễn.
Công khai kết quả học tập cho toàn bộ học viên một cách công khai và minh bạch.
Tổ chức thực hiện đánh giá việc rèn luyện, tu dưỡng của học viên về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức.
Nhận thức đúng đắn việc đánh giá học viên về rèn luyện tu dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức là cần thiết thuộc mục tiêu của đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Xây dựng hệ tiêu chuẩn đánh giá trên tất cả các hoạt động của học viên trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, nhận thức chính trị, tư tưởng phẩm chất, tư cách của người cán bộ, công chức qua học tập, ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện nội dung, quy định trong học tập, tinh thần tiền phong gương mẫu, ý thức dân chủ, tự phê bình và phê bình trong học tập.
Kết phối hợp chặt chẽ giữa ban cán sự lớp và chủ nhiệm lớp, chủ nhiệm lớp và giảng viên, phòng đào tạo và các khoa trong việc đánh giá sự rèn luyện, tu dưỡng của học viên.
Đánh giá hiệu quả sau đào tạo là thực sự cần thiết nhằm xem xét giá trị thực tế của đào tạo ở cơ sở đào tạo đối với cán bộ cảnh sát kinh tế trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình. Qua đó mà cơ sở đào tạo nghiên cứu, tổng kết để điều chỉnh,
hoàn thiện chương trình nội dung và đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo:
-Đánh giá được năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ cảnh sát kinh tế sau khi đi học về so với trước khi đi học, phân tích được các nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về việc đào tạo, bồi dưỡng.
-Tổng hợp được kết quả sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, nâng ngạch và luân chuyển cán bộ công chức sau khi học.
-Xây dựng quy chế đánh giá kết quả đào tạo sau khi học, cơ chế phối hợp giữa cơ sở đào tạo với cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ cảnh sát kinh tế với cấp ủy các cấp.