4.5.1.1. Ưu điểm của các nhân tố
Qua quá trình nghiên cứu, nghiên cứu đã tổng hợp và khái quát được thực trạng quá trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế đã đạt được một số kết quả đạt như sau:
(1)Xác định nhu cầu, mục tiêu đào tạo bồi dưỡng rõ ràng, các văn bản pháp luật được ban hành, cơ chế chính sách trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng đã tạo được hành lang pháp lý thuận lợi triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng.
(2)Công tác xây dựng và tổ chức và lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng có nhiều đổi mới căn bản theo hướng vừa tập trung thống nhất, vừa phân cấp tạo sự chủ động cho các đơn vị và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
(3)Các hình thức đào tạo và bồi dưỡng được sắp xếp phù hợp.
(4)Chương trình đào tạo, bồi dưỡng được ban được đổi mới theo hướng tích cực, tập trung bồi dưỡng kỹ năng làm việc và kinh nghiệm thực tiễn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
(5)Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được củng cố đội, ngũ giảng viên được đảm bảo về số lượng và chất lượng.
(6)Cơ sở vật chất trang thiết bị và nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm đầu tư đồng bộ, hiện đại, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.
(7)Công tác quản lý kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức được thực hiện theo đúng các quy định pháp luật hiện hành.
Bên cạnh những thành công đã đạt được trong thời gian qua của đào tạo và bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế đối với cán bộ cảnh sát kinh tế thì còn một số tồn tại bắt nguồn từ các lý do khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó phải kể đến những hạn chế, bất cập trong công tác đào tạo, bồi dưỡng như:
(1)Chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện công việc thực tế mặc dù đã được ban hành đưa vào thực hiện, song nhiều nội dung chương trình và tài liệu chưa được đổi mới theo yêu cầu bổ sung và nâng cao kiến
thức, kỹ năng phương pháp làm việc. Số lượng các chương trình có tính chất phù hợp với chuyên ngành, vị trí việc làm còn hạn chế. Nội dung chưa đáp ứng yêu cầu khung năng lực theo tiêu chuẩn chuyên ngành và vị trí việc làm.
(2)Giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng vừa thiếu vừa yếu về nhiều mặt; kiến thức, kỹ năng, phương pháp giảng dạy và nhất là kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực được phân công.
(3)Công tác đánh giá và kiểm tra chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chưa được triển khai sát sao và chuẩn mực, chưa áp dụng triệt để theo Bộ chỉ số của Bộ Nội vụ ban hành, mà tự đánh giá theo các tiêu chí riêng do các đơn vị hoặc giảng viên tự đặt ra. Hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chưa chặt chẽ, thực tiễn chỉ tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo, bồi dưỡng qua báo cáo.
(4)Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của chính phủ, bộ, ban, ngành ở Trung ương và địa phương và các đơn vị còn trùng lắp.
(5)Tính gắn kết đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch, sử dụng nhân sự của từng cơ quan, tổ chức không chặt chẽ; nhiều cán bộ, công chức được bổ nhiệm chức vụ nhưng trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ chưa đáp ứng được với yêu cầu; đào tạo bồi dưỡng còn dàn trải, thiếu trọng tâm thực tế còn chưa coi đào tạo bồi dưỡng là cách đầu tư vào nguồn vốn con người là nguồn lực quan trọng của tổ chức.
4.5.1.2. Ảnh hưởng tích cực của các nhân tố
Kết quả phân tích ở trên cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế tại Bộ An ninh Lào trong thời gian qua đã có một số tác động tích cực.
Thứ nhất, công tác xây dựng và tổ chức thực hiện công tác đào tạo kiến thức quản
lý kinh tế đã được quán triệt một cách sâu sắc các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cảnh sát kinh tế.
Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực về nội dung, phương pháp và cách thức thực hiện, bước đầu định hướng cho các cơ sở đào tạo phát triển đảm bảo đủ các điều kiện trong công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế. Mặt khác, công tác phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng ngày càng được coi trọng hơn, tập trung xây dựng các cơ sở đào tạo với trang thiết bị hiện đại và đầy đủ hơn.
Hệ thống cơ sở hạ tầng tại các cơ sở đào tạo được quan tâm đầu tư phát triển có ảnh hưởng tích cực đến công tác đào tạo. Hệ thống cơ sở vật chất như phòng học, bàn ghế, máy chiếu, tài liệu... đang từng bước được xây dựng đồng bộ hơn, tạo điều kiện nâng cao môi trường và chất lượng giảng dạy, góp phần tạo nên diện mạo mới. Công tác đầu tư đã được chú trọng và đúng hướng.
Thứ hai,để có nội dung chương trình đào tạo phù hợp đòi hỏi phải xuất phát từ yêu
cầu của thực tiễn công việc hoạt động đào tạo và thực trạng của đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế. Trong thời gian qua, nội dung chương trình đào tạo kiến thức quản lý kinh tế đã luôn được chú ý cập nhật. Nhiều chương trình và kiến thức mới được đưa vào giảng dạy, đào tạo cán bộ cán bộ cảnh sát kinh tế, đã góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, đáp ứng những đòi hỏi về kiến thức quản lý kinh tế của người cán bộ
Thứ ba, trong thời gian qua, đội ngũ giảng viên ở các cơ sở đào tạo đã có những
thay đổi theo hướng ngày càng trẻ hóa, tỷ lệ giảng viên được đào tạo bài bản ngày càng nhiều, chất lượng các bài giảng đã được cải thiện. Kết quả khảo sát các bán bộ cảnh sát kinh tế tại Bộ An ninh Lào cho thấy có rất nhiều ý kiến học viên đánh giá tích cực về giảng viên, nhất là các giảng viên trẻ. Đặc biệt, hoạt động giảng dạy thực hành được đánh giá khá cao.
Thứ tư, các nguồn lực và cơ sở vật chất cho công tác đào tạo kiến thức quản lý
kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế có bước cải thiện đáng kể. Mặc dù điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, nhưng Nhà nước hằng năm vẫn bảo đảm các điều kiện kinh phí cho công tác đào tạo và tổ chức nghiên cứu. Hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị tin học đã được đầu tư nâng cấp, nhất là trong những năm đổi mới vừa qua. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các học viên, nhất là các học viên ở xa đến học tại các cơ sở đào tạo. Hệ thống thư viện của các cơ sở đào tạo được đầu tư hiện đại, kết nối in-tơ-nét tạo cơ sở dữ liệu, tài liệu cho công tác đào tạo thuận lợi.