nhân dân Lào
4.4.1. Đánh giá của các cán bộ cảnh sát kinh tế về các tiêu chí thuộc các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế
Trong luận án này, tác giả tiến hành khảo sát với 28 tiêu chí (biến quan sát) thuộc 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng với thang đo Likert từ 1 đến 5. Biến phụ thuộc là “Đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế” thể hiện ở: “Sự phù hợp và khoa học của nội dung đào tạo", "Chủ trương, chính sách đào tạo”, "Chất lượng đội ngũ giảng viên", "Chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá"; “Tính hợp lý của phương pháp đào tạo”, “Mức độ đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị” và “Động cơ và thái độ học tập của học viên”.
Bảng 4.2. Điểm trung bình đánh giá của cán bộ cảnh sát kinh tế về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế
Nhóm nhân tố Chủ trương, chính sách đào tạo
Sự phù hợp và khoa học của nội dung đào tạo Tính hợp lý của phương pháp đào tạo Chất lượng giảng viên Mức độ đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị Chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá
Động cơ, thái độ học tập
của học viên
Đối với nhóm nhân tố “Chủ trương, chính sách đào tạo”, có thể thấy điểm trung bình đánh giá khá cao, cho thấy các cơ sở đào tạo và đơn vị Cục cảnh sát kinh tế đã phối hợp với nhau thực hiện khá tốt công tác ban đầu khi đưa ra kế hoạch đào tạo cụ thể và phổ biến thông tin đầy đủ, rõ ràng đến nhân viên được đào tạo. Nhu cầu đào tạo là điều kiện cần thiết để vạch ra chương trình và nội dung đào tạo cụ thể phù hợp với mỗi đối tượng học viên có nhu cầu khác nhau phục vụ cho hoạt động công tác đặc trưng khác nhau, do vậy đây là yếu tố thật sự cần được đơn vị và các cơ sở đào tạo chú trọng quan tâm.
Trong nhóm nhân tố này có tiêu chí “Thời gian đào tạo là phù hợp” có giá trị trung bình thấp nhất nhóm là 3,4933 cho thấy thời gian đào tạo vẫn là yếu tố còn khá bất cập hiện nay. Việc sắp xếp thời gian cho các khóa học phải phù hợp với thời gian công tác của từng đối tượng học viên, việc phân bố thời gian và các lớp học hợp lý sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho học viên tập trung chuyên sâu vào quá trình học và thực hành.
Nhóm nhân tố “Sự phù hợp và khoa học của nội dung đào tạo” cũng có giá trị trung bình trong đánh giá của các chuyên gia là khá cao. Nhìn chung có thể thấy các cán bộ quản lý đánh giá khá tốt về nội dung và phương pháp đào tạo được áp dụng hiện nay trong công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế tại địa phương. Nội dung và phương pháp đào tạo được áp dụng rất sát với thực tế tình hình kinh tế và an ninh tại địa phương, giúp cho học viên là các cán bộ cảnh sát kinh tế nắm rõ và tiếp thu nhanh hơn, sâu hơn các kiến thức quản lý kinh tế và thực thi đến đơn vị công tác một cách hiệu quả nhất.
Nhóm nhân tố “Chất lượng đội ngũ giảng viên” có tiêu chí “Giáo viên áp dụng kinh nghiệm thực tiễn vào chuyên đề giảng dạy" với giá trị đánh giá trung bình là 3,7022
thấy nhàm chán lý thuyết vừa giúp học viên có thể có kiến thức áp dụng thực tế hoạt động công tác tại đơn vị. Tiêu chí “Giảng viên biên soạn và hỗ trợ tài liệu đầy đủ và thiết thực” và “Giảng viên có phương pháp, cách thức truyền đạt dễ hiểu và phù hợp" có giá trị trung bình cao
trong nhóm lần lượt là 3,7111 và 3,6267 cho thấy các cán bộ quản lý khá đồng ý với các nhận định này. Hiện nay, các cơ sở đào tạo kiến thức quản lý kinh tế tại Lào đều tuyển dụng đội ngũ cán bộ giảng viên có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm chuyên môn và cả kinh nghiệm trong công tác giảng dạy do vậy đáp ứng khá tốt yêu cầu này. Tiêu chí “Giảng viên có thái độ ân cần, nhẹ nhàng với học viên” có giá trị trung bình trong đánh giá là 3,3244. Điểm đánh giá này không cao cho thấy các chuyên gia chưa thật sự đồng ý với ý kiến này. Ngoài kiến thức chuyên môn và phương pháp truyền đạt thì thái độ và cách ứng xử của giảng viên cũng là một trong những yếu tố tác động đến công tác đào tạo nói chung và khả năng tiếp nhận của học viên. Do đó giảng viên tại các cơ sở đào tạo cần quan tâm hơn đến vấn đề này, cần có lối truyền đạt và cư xử tinh tế hơn với học viên, như vậy sẽ giúp học viên cảm thấy thoải mái và yên tâm hơn trong việc học cũng như hỗ trợ cho giảng viên trong quá trình giảng dạy.
Nhóm nhân tố “ Mức độ đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị” có giá trị trung bình không cao so với các nhóm nhân tố còn lại. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập và giảng dạy là một trong những yếu tố khách quan tác động đến chất lượng chương trình giảng dạy và học tập của học viên. Cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại và tiện nghi sẽ giúp cho giảng viên có điều kiện truyền đạt kiến thức tốt hơn, học viên cũng tiếp cận được nguồn kiến thức dễ dàng và nhanh chóng hơn. Do vậy, đơn vị và các cơ sở đào tạo trên địa bàn cần xem lại về chi phí và chú tâm đầu tư, cải thiện cũng như nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo hiện nay.
Nhóm nhân tố “Chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá” có các tiêu chí “Phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp” và “Hoạt động kiểm tra, đánh giá được thực hiện thường xuyên và hợp lý" có giá trị trung bình cao trong nhóm lần lượt là 3,5600 và 3,6000, cho thấy các chuyên gia đồng ý với nhận định này. Ngoài việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên quá trình học tập của học viên thì phương pháp đánh giá được áp dụng tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế trên địa bàn cũng được cán bộ nhân viên khá hài lòng và đánh giá tốt.
Các tiêu chí còn lại là “Phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá khách quan, công bằng và minh bạch” và “Kết quả kiểm tra, đánh giá được phản hồi kịp thời cho học viên” có giá trị trung bình lần lượt là 3,4756 và 3,4000, các chuyên gia đánh giá chưa thật sự cao về các yếu tố này. Ngoài việc có kế hoạch kiểm tra định kỳ và hợp lý thì phương pháp kiểm tra đánh giá cần nêu cao sự khách quan, công bằng và minh bạch trong quá trình thực hiện. Điều này tạo ra sự công bằng và an tâm cho học viên trong quá trình học tập và đánh giá kết quả sau đào tạo. Bên cạnh đó, cần cải thiện
kênh phản hồi thông tin kịp thời cho học viên về kết quả kiểm tra, đánh giá để học viên có điều kiện xem xét kết quả học tập và có khiếu nại khi cần thiết.
Nhóm nhân tố “Động cơ, thái độ học tập của học viên” có giá trị trung bình trong đánh giá của các chuyên gia nhìn chung là không cao. Tiêu chí “Học viên có động cơ và nhu cầu học tập rõ ràng” có giá trị trung bình cao nhất trong nhóm là 3,3778. Tiêu chí “Học viên và giảng viên có sự hỗ trợ lẫn nhau tốt trong quá trình dạy và học” có giá trị trung bình là 3,1689. Tiêu chí còn lại là “Học viên có thái độ học tập tích cực và chủ động tiếp thu kiến thức được giảng dạy" có giá trị trung bình là 3,2667. Các nhận định này cũng được các chuyên gia chưa thật sự đồng ý hoàn toàn về động cơ và thái độ của học viên trong quá trình đào tạo kiến thức. Thực tế hiện nay, ngoài việc đưa ra chương trình và thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cho nhân viên Cục cảnh sát kinh tế - Bộ An ninh Lào cùng với sự giảng dạy của giảng viên thì thái độ học tập của học viên là vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đào tạo hiện nay. Do vậy lãnh đạo đơn vị và các cơ sở đào tạo cần quan tâm hơn đến việc tạo động lực tốt hơn cho học viên, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kiến thức quản lý kinh tế có thể áp dụng trong công việc hằng ngày để quá trình học tập và tiếp thu kiến thức của mỗi học viên được chủ động và tích cực hơn.
Nhìn chung, qua quá trình phỏng vấn ý kiến chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, cho thấy nhìn chung, công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế đang được thực hiện một cách có hệ thống và sát với thực tế, cụ thể:
- Quy trình đào tạo được xây dựng chặt chẽ, hạn chế áp dụng các bước không cần thiết để tiết kiệm thời gian, chi phí đào tạo.
- Các chương trình đào tạo được xây dựng một cách cụ thể và chi tiết, đáp ứng được nhiều nhu cầu của đơn vị, cũng như cán bộ, xứng đáng với chi phí tiền bạc và thời gian.
- Các yếu tố về thời gian tổ chức thực hiện quy trình đào tạo luôn được đảm bảo trong kế hoạch đặt ra, tạo nên sự thống nhất, liên tục cho hoạt động pháttriển của đơn vị, tránh tình trạng gây thiệt hại do chậm trễ côngviệc.
- Đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế có ý thức học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn. Đội ngũ lãnh đạo đơn vị phần lớn có thâm niên và kinh nghiệm lâu năm trong ngành an ninh.
- Các cơ sở đào tạo đã từng bước thể hiện được tính chuyên môn hóa, xã hội hóa trong đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực giảng viên đào tạo ngày càng cao; hình thức đào tạo khá phong phú; các cơ sở đào tạo đã có sự quan tâm đến mục tiêu đào tạo kiến thức quản lý kinh tế đạt chất lượng cao, phục vụ yêu cầu phát triển Ngành, đáp ứng mục tiêu hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chất lượng đào tạo, huấn luyện ngày càng được các đơn vị và cơ sở đào tạo coi trọng.
Bên cạnh những ưu điểm đã thực hiện rất tốt thì vẫn còn những nhượcđiểm thể hiện qua đánh giá của các chuyên gia như:
- Lực lượng cán bộ cảnh sát kinh tế có mặt bằng trình độ chuyên môn không đồng đều, có trường hợp đã được đào tạo bài bản nhưng không phát huy được khả năng trong thực tế thực hiện nhiệm vụ, một số có chuyên môn không phù hợp với công việc đảm nhận, còn thiếu lực lượng lao động có chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu công tác.
- Chất lượng đào tạo chưa cao, có những cán bộ được đào tạo thời gian dài, bài bản, ở những đơn vị đào tạo có chất lượng cao, kinh phí rất lớn nhưng sau khóa đào tạo khi về đơn vị triển khai công việc vẫn còn yếu, chưa áp dụng được những kiến thức đã học vào thực hiện công việc được giao và sau khóa đào tạo chưa hướng dẫn, phổ biến được cho các viên chức khác những nội dung mình đã học. - Việc đánh giá sau khi đào tạo tại các đơn vị chưa sâu, chưa thực chất, thậm chí
chỉ mang tính hình thức; chưa quan tâm đúng mực đánh giá kết quả đào tạo. - Công tác đào tạo trong thời gian qua mới chỉ giúp cho cán bộ cảnh sát kinh tế
nắm được những nét cơ bản, khai quát nhất; khi thực hiện các công việc có tính định hướng, chiến lược hoặc xử lý tình huống phức tạp còn lúng túng.
- Những bài học còn mang nặng tính lý thuyết. Một số nội dung đào đạo với lượng thời gian đào tạo quá dài.
4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Qua việc phân tích các khung lý thuyết có liên quan, kết hợp với quá trình nghiên cứu định tính và điều tra thử, nghiên cứu đã xây dựng được hệ thống 28 chỉ tiêu nhằm xem xét đánh giá của cán bộ cán bộ về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế tại Cục cảnh sát kinh tế - Bộ An ninh Lào. Nhằm phân loại các chỉ tiêu, cũng như tạo tiền đề để phác thảo mô hình nghiên cứu mà đề tài hướng đến, nghiên cứu sẽ
tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho 28 biến độc lập đó đồng thời với nhóm biến phụ thuộc về công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế.
Rút trích nhân tố chính các yếu tố đánh giá của cán bộ về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế
Phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để rút gọn và tóm tắt các biến nghiên cứu thành các khái niệm. Thông qua phân tích nhân tố nhằm xác định mối quan hệ của nhiều biến được xác định và tìm ra nhân tố đại diện cho các biến quan sát. Phân tích nhân tố khám phá cần dựa vào tiêu chuẩn cụ thể và tin cậy.
Kết quả phân tích nhân tố được thể hiện ở bảng 4.3. dưới đây. Nhằm kiểm tra xem mẫu điều tra nghiên cứu có đủ lớn và có đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố hay không, nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm định Kaiser – Meyer – Olkin và kiểm dịnh Barlett. Với kết quả kiềm định KMO là 0,789 lớn hơn 0,5 và p–value của kiểm định Barlett bé hơn 0,05 (các biến quan sát tương quan với nhau trong tổng thể) ta có thể kết luận được rằng dữ liệu khảo sát được đảm bảo các điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA và có thể sử dụng các kết quả đó.
Bảng 4.3. Kiểm định điều kiện thực hiện EFA cho nhóm biến quan sát về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
Nguồn: Phân tích số liệu SPSS
Kết quả phân tích EFA đã cho ra các nhân tố cơ bản của mô hình nghiên cứu, 7 nhóm nhân tố độc lập giải thích được 62,927% của biến động. Tất cả các hệ số tải nhân tố của các nhân tố trong từng nhóm nhân tố đều lớn hơn 0,5.
Tiếp theo, để xác định số lượng nhân tố, nghiên cứu sử dụng 2 tiêu chuẩn: + Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion) nhằm xác định số nhân tố được trích từ thang đo. Các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng bằng cách xem xét giá trị Eigenvalue. Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên
+ Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): Phân tích nhân tố là thích hợp nếu tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50%.
Kết quả EFA cho thấy có 8 nhân tố được rút ra, với giá trị Factor loading mỗi biến quan sát tại mỗi dòng đều lớn hơn 0,5, đảm bảo điều kiện của Factor loading là phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 vì vậy nhóm 7 các biến quan sát đều có thể sử dụng tốt cho các bước phân tích tiếp theo (xem phụ lục 2).
Có thể thấy thứ tự các nhân tố trong thang đo có sự xáo trộn vị trí khi đưa vào phân tích, tuy nhiên các biến trong từng thang đo không thay đổi và vẫn giữ nguyên. Vì vậy qua phân tích EFA ta vẫn giữ được 28 biến quan sát ban đầu. Kết quả có 7 nhóm nhân tố độc lập với tổng phương sai trích là 62,927%; tức là khả năng sử dụng 7 nhân tố này để giải thích cho 28 biến quan sát là 62,927% (>50%). Các nhóm nhân tố này có thể được mô tả như sau:
Nhóm yếu tố 1: Chủ trương, chính sách đào tạo (CTCS), có giá trị Eigenvalue = 5,551>1, gồm có 6 tiêu chí sau:
Cơ chế, chính sách đào tạo được quy định rõ ràng và phù hợp Thông tin đào tạo được cung cấp đầy đủ đến học viên Xác định rõ nhu cầu đào tạo cho mỗi học viên Đảm bảo đủ số lượng giáo viên giảng dạy Thời gian đào tạo là phù hợp
Thực hiện đầy đủ việc giám sát, đánh giá chất lượng đào tạo Nhân tố này giải thích được 12,468% phương sai.
Nhóm yếu tố 2: Sự phù hợp và khoa học của nội dung đào tạo (ND), có giá trị Eigenvalue = 2,727>1, gồm có 4 tiêu chí sau:
Nội dung đào tạo phù hợp với trình độ chuyên môn và vị trí công việc của mỗi học viên khác nhau Nội dung đào tạo chính xác và khoa học
Nội dung lý thuyết và thực hành được phân chia hợp lý