Qua khảo sát, tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm của một số quốc gia thì luận án rút ra được một số bài học về việc tham khảo các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế tại Bộ An ninh Lào cũng như những hoạt động nhằm phát huy tác động tích cực, khắc phục các tác động tiêu cực của các nhân tố, cụ thể như sau:
Một là, về các chủ trương chính sách đào tạo, các cấp ủy, tập thể lãnh đạo có
thẩm quyền phải làm tốt công tác quy hoạch, dự kiến chính xác, cụ thể nhu cầu đào tạo cán bộ theo từng thời gian, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo cán bộ cho phù hợp. Tập trung đào tạo trung cấp, cao cấp lý luận chính trị; đại học, sau đại học về quản lý kinh tế, quản lý hành chính công, luật vàmột số lĩnh vực cần thiết khác. Việc cử cán bộ đi học phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và tiêu chuẩn chức danh quy hoạch, vị trí việc làm. Mặt khác, phải có phương án bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý sau khi được đào tạo cơ bản, đặc biệt là những người tốt nghiệp loại xuất sắc, loại giỏi, có công trình nghiên cứu giá trị tại các trường. Kiên quyết không bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đề bạt, giới thiệu cán bộ ứng cử khi chưa có đủ tiêu chuẩn chức danh theo quy định.
Hai là, về chất lượng đội ngũ giảng viên, phải chú trọng kiện toàn và không
ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các cơ sở đào tạo; quan tâm đào tạo lại, đào tạo nâng cao, tăng cường công tác thông tin, bồi dưỡng kiến thức cho giảng viên, tạo điều kiện để giảng viên tự học tập, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, đi nghiên cứu thực tế tại cơ sở; phân công, bố trí theo đúng năng lực chuyên môn, sở trường của từng người, có chính sách khen thưởng những giảng viên dạy giỏi, kiên quyết cho thôi giảng đối với những giảng viên không đủ năng lực, trình độ, vi phạm quy chế, quy định đã đề ra. Đồng thời, phát hiện và tuyển chọn mới những cán bộ có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, được đào tạo cơ bản ở các trường Trung ương để bổ sung cho đội ngũ giảng viên lý luận chính trị của tỉnh. Lựa chọn đội ngũ giảng viên có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, được đào tạo một cách bài bản, có chất lượng tốt, có kiến thức rộng, có khả năng giảng dạy tốt, có khả năng gắn kết lý luận với thực tiễn và đặc biệt là tâm huyết với nghề, không ngừng học hỏi để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy. Người học xác định rõ được mục tiêu, mục
đích để làm việc hiệu quả mà không phải vì sự tính toán đảm bảo tiêu chí, tiêu chuẩn của ngạch công chức, của vị trí việc làm.
Ba là, về nội dung đào tạo, tích cực nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình,
phương pháp giảng dạy; cần nắm vững các quan điểm, đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ kinh tế, chính trị của địa phương trong từng thời kỳ để xây dựng hoặc điều chỉnh, bổ sung chương trình giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng học viên. Tăng cường giảng dạy những kiến thức về lịch sử Đảng bộ, lịch sử các dân tộc, điều kiện tự nhiên, xã hội, những tiềm năng, thế mạnh của địa phương; giá trị văn hoá truyền thống, những thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh; kinh nghiệm, bài học trong lãnh đạo, quản lý và xử lý các tình huống cụ thể… giúp cho học viên sau khi học không bị lúng túng trong giải quyết công việc, khắc phục được những sai sót. Tiếp tục đổi mới phương thức đào tạo, theo phương châm thiết thực, hiệu quả; cán bộ thiếu, yếu, cần mặt nào, đào tạo về mặt đó, có trọng tâm, trọng điểm, theo quy hoạch cán bộ, gắn với mục đích sử dụng cán bộ, vừa tích cực đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ hiện có, vừa phải coi trọng đào tạo cán bộ nguồn cho những năm sau.
Bốn là, về phương pháp đào tạo, đảm bảo việc gắn kết chặt chẽ giữa nội dung
giảng dạy và những kiến thức, những kinh nghiệm, những kỹ năng, nhu cầu, tháo gỡ những vướng mắc, những khó khăn mà cán bộ, công chức, viên chức đang gặp phải trong công việc và mong muốn tìm được những định hướng, kỹ năng, kinh nghiệm, cách thức giải quyết tốt các vấn đề đang đặt ra trong thực tế của học viên. Có như vậy, giảng viên và học viên mới đi chung một hướng là củng cố kiến thức cơ bản và hướng giải quyết những vấn đề chung, những khó khăn chung đang diễn ra trong thực tế công tác, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay. Đó là cái đích mà công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm hiện nay mong muốn đạt được. Đồng thời cũng là nhu cầu thiết thực nhất mà cán bộ, công chức, viên chức hiện nay đang mong muốn đạt được.
Năm là, phải làm tốt việc quán triệt các chủ trương chính sách, nâng cao thái độ
học tập của cán bộ để mọi người có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về công tác đào tạo, đó là trang bị cho đội ngũ cán bộ những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp làm việc, kinh nghiệm điều hành và thực thi công vụ hiệu quả. Bản thân mỗi cán bộ phải xác định việc học tập vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mình; tránh tình trạng nặng về bằng cấp, nhẹ về kiến thức, học chỉ để chuẩn hoá mà không thiết thực phục vụ cho công việc đang làm. Cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ tự học tập và tự lựa chọn chương trình, thời gian tham gia các khóa đào tạo phù hợp với hoàn cảnh và vị trí công tác được giao.
CHƯƠNG 3
KHUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiếp cận nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiễn
Hệ thống hóa và tổng hợp các lý thuyết và quan điểm lý luận làm luận cứ khoa học xuyên suốt cho đề tài nghiên cứu như các khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng; đặc điểm, vai trò của đào tạo bồi dưỡng; các yếu tố ảnh hưởng.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đã tổng hợp được, luận án sẽ tiến hành xác định các nhân tố và ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế.
Tiếp theo, luận án sẽ phân tích thực trạng công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế tại Bộ An ninh Lào. Từ các nhân tố đã xác định, tiến hành các phân tích định lượng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế tại Bộ An ninh Lào, chỉ ra được nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất, nhân tố nào ảnh hưởng ít nhất và mức độ ảnh hưởng là bao nhiêu.
Cuối cùng, sau khi đã có cái nhìn tổng quan và phân tích ảnh hưởng của các nhân tố, luận án sẽ lấy đó làm cơ sở để đề xuất các giải pháp phù hợp, phát huy những tác động tích cực, khắc phục và hạn chế các tác động tiêu cực của các nhân tố nhằm phát triển công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế tại Bộ
dung chương trình (Nguyễn Thị Thùy Dung, 2015).
Nghiên cứu tại Trường Đại học Tây Đô đưa ra mô hình gồm 5 nhân tố: chương trình hỗ trợ, trình độ của giảng viên, phẩm chất của giảng viên, khả năng thực hiện cam kết, cơ sở vật chất (Lê Thị Anh Thư và Nguyễn Ngọc Minh, 2016).
Mô hình nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội gồm 3 nhân tố: cơ sở vật chất, chương trình đào tạo và khả năng phục vụ (Phạm Thị Liên, 2016).
Dựa trên các nghiên cứu trên và các cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh, tác giả đã đề xuất 6 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế với 31 tiêu chí bao gồm: (1) Chủ trương, chính sách đào tạo; (2) Tính phù hợp và khoa học của nội dung đào tạo; (3) Tính hợp lý của phương pháp đào tạo; (4) Chất lượng đội ngũ giảng viên; (5) Mức độ đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị; (6) Động cơ, thái độ học tập của học viên; (7) Chất lượng của hoạt động kiểm tra, đánh giá.
An ninh Lào hiện nay. Do hạn chế về nguồn dữ liệu, nghiên cứu chỉ giới hạn đánh giá và đề xuất giải pháp về đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế trong nước thuộc Bộ An ninh là chủ yếu với nội dung, chương trình đào tạo theo quy định của Chính phủ.
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Kết quả đào tạo của học viên về khóa học là rất quan trọng và phụ thuộc chất lượng đào tạo dựa trên nhiều yếu tố: chương trình đào tạo, các môn học,
đ ội n g ũ gi ả n g vi ê n, gi á o tr ìn h, ki n h n g hi ệ m x ã h ộ i v à k i n h n g h i ệ
Nghiên cứu tại Khoa Kế toán – Tài chính, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đưa ra mô hình gồm 6 nhân tố: phương pháp giảng dạy, ý thức và tham gia học tập của sinh viên, phương pháp đánh giá, nội dung giảng dạy, điều kiện phục vụ dạy và học, tổ chức đánh giá (Lại Xuân Thủy và Phan Thị Minh Lý, 2011).
Nghiên cứu tại Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ đưa ra mô hình chỉ có 2 nhân tố là cơ sở vật chất, tác phong và năng lực của giảng viên (Nguyễn Thị Bảo Châu và Thái Thị Bích Châu, 2013).
Tính phù hợp và khoa học của nội dung đào tạo
Tính hợp lý của phương pháp đào tạo
Chất lượng đội ngũ giảng viên
Mức độ đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị
Động cơ, thái độ học tập của học viên
Chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Các giả thuyết trong mô hình Đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế
Mô hình đo lường chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán tại các trường cao đẳng, đại học của thành phố Đà Nẵng có 5 nhân tố được đưa ra là chất lượng đầu ra, phòng học – phòng máy tính, thư viện, trình độ của giảng viên và nội
Dựa vào mô hình nghiên cứu đã trình bày, kết hợp với kết quả kiểm định hệ số
Cronbach’s Alpha, giả thuyết được đưa ra cho mô hình như sau:
H0: Các nhân tố chính không có mối tương quan thuận chiều với Đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế
H1: Nhân tố “Chủ trương chính sách đào tạo” có tương quan thuận chiều với Đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế
H2: Nhân tố “Tính phù hợp và khoa học của nội dung đào tạo” có tương quan thuận chiều với Đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế
H3: Nhân tố “Tính hợp lý của phương pháp đào tạo” có tương quan thuận chiều với Đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế
H4: Nhân tố “Chất lượng đội ngũ giảng viên” có tương quan thuận chiều với Đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế
H5: Nhân tố “ Mức độ đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị” có tương quan thuận chiều với Đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế
H6: Nhân tố “Chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá” có tương quan thuận chiều với Đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế
H7: Nhân tố “Động cơ, thái độ học tập của học viên” có tương quan thuận chiều với Đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế
Thang đo được luận án sử dụng là thang đo Likert với 5 mức độ từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý” để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo từ thấp đến cao ứng với 7 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế tại Bộ An ninh Lào.
Cơ sở để hình thành các nhân tố:
Chủ trương, chính sách đào tạo: Chủ trương, nội dung cải cách hành chính của
Nhà nước có mối liên hệ mật thiết với hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Đào tạo hay không và đào tạo khi nào là xuất phát từ quan điểm, chủ trương của các cấp quản lý cán bộ, nhất là ở cấp cao trên cơ sở phân tích yêu cầu đặt ra với đội ngũ cán bộ. Chủ trương, chính sách đào tạo là yếu tố quan trọng, tạo nền móng và định hướng cho công tác xây dựng kế hoạch, triển khai đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ (Nguyễn Thị La, 2015)
Tính phù hợp và khoa học của nội dung đào tạo; tính hợp lý của phương pháp đào tạo: Chương trình đào tạo là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của học viên
(Phạm Thị Liên, 2016). Cụ thể hơn, nội dung giảng dạy trong chương trình đào tạo có ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng đào tạo (Lại Xuân Thủy và Phan Thị Minh Lý, 2011; Nguyễn Thị Thùy Dung, 2015).
Chất lượng đội ngũ giảng viên: Yếu tố được học viên đánh giá cao là giảng viên
vững chuyên môn (Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và Nguyễn Thị Thanh Thoản,
2005). Giảng viên là yếu tố quan trọng nhất của chất lượng đào tạo, tác động đến sự hài lòng của học viên (Nguyễn Thành Long, 2006). Thành phần tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của học viên là sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ và giảng viên (Trần Xuân Kiên, 2009). Cụ thể hơn, tác phong và trình độ của giảng viên có tác động thuận chiều đến sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo (Nguyễn Thị Bảo Châu và Thái Thị Bích Châu, 2013; Nguyễn Thị Thùy Dung, 2015; Lê Thị Anh Thư và Nguyễn Ngọc Minh, 2016).
Mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Theo các học viên, cơ sở vật
chất là một khía cạnh ảnh hưởng chất lượng đào tạo (Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và Nguyễn Thị Thanh Thoản, 2005). Cơ sở vật chất là một thành phần có tác động đáng kể đến chất lượng đào tạo (Nguyễn Thành Long, 2006). Thành phần tác động mạnh thứ ba đến sự hài lòng của học viên là cơ sở vật chất (Trần Xuân Kiên, 2009). Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cơ sở vật chất có tác động thuận chiều đến chất lượng đào tạo (Lại Xuân Thủy và Phan Thị Minh Lý, 2011; Nguyễn Thị Bảo Châu và Thái Thị Bích Châu, 2013; Nguyễn Thị Thùy Dung, 2015; Lê Thị Anh Thư và Nguyễn Ngọc Minh, 2016; Phạm Thị Liên, 2016).
Động cơ, thái độ học tập của học viên: Ý thức và tham gia học tập của học viên
có ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng đào tạo. Nếu học viên có ý thức và thái độ học tập tốt thì chất lượng đào tạo sẽ tốt (Lại Xuân Thủy và Phan Thị Minh Lý, 2011). Ngoài ra, sự tương tác với học viên cùng lớp, cùng khóa học sẽ có tác động tích cực đến chất lượng đào tạo (Nguyễn Thị Thùy Dung, 2015).
Chất lượng của hoạt động kiểm tra và đánh giá: Theo học viên, đánh giá kết quả
đào tạo là một khía cạnh ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo (Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và Nguyễn Thị Thanh Thoản, 2005). Chất lượng đầu ra là yếu tố tác động mạnh và thuận chiều đến chất lượng dịch vụ đào tạo (Nguyễn Thị Thùy Dung, 2015).
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
3.2.1.1. Tiếp cận chính sách, chế độ đào tạo
Trong những năm qua, quán triệt và thực hiện nội dung, mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ IX và lần thứ X về công tác xây dựng đảng, đảng bộ các tỉnh phía bắc CHDCND Lào đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai đồng bộ nhiều đề án quan trọng liên quan tới tổ chức bộ máy và cán bộ. Một trong những đề án lớn đã và đang được triển khai đồng bộ và hiệu quả đó là: Đề án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh
sát kinh tế, cán bộ chủ chốt của các cơ quan thuộc Bộ An ninh và các cơ quan đơn vị trong tỉnh.
Mặc dù còn nhiều khó khăn về ngân sách và cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập, nhưng với sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp, sự nỗ lực của cán bộ, đảng viên, các chương trình học tập đã đạt được những kết quả quan trọng,