Hiệu quả chọn lọc ước tính và thực tế 1 Hiệu quả chọn lọc ước tính

Một phần của tài liệu chọn giống cá tra (pangasianodon hypophthalmus) nhằm tăng tỷ lệ phi lê bằng chọn lọc gia đình (Trang 59 - 62)

: Số lượng allele Số lượ ng allele >5%

4.9.Hiệu quả chọn lọc ước tính và thực tế 1 Hiệu quả chọn lọc ước tính

4.9.1. Hiệu quả chọn lọc ước tính

Bảng 4.8 thể hiện hiệu quả chọn lọc ước tính cho từng tính trạng trên quần đàn G1-2002 nếu chúng được chọn riêng rẽ với cường độ chọn lọc i=1,6 (tức chọn 15% cá thể tốt nhất cho tính trạng quan tâm). Hiệu quả chọn lọc rất cao cho tính trạng trọng lượng cơ thể và trọng lượng philê, khoảng 21%, thấp hơn cho tính trạng màu sắc thịt, lượng mỡ và rất thấp cho tính trạng tỷ lệ philê 2,48% (tức tăng tỷ lệ philê 0,83%). Hiệu quả cho chọn lọc ước tính cho tỷ lệ philê thấp, nhưng nếu chúng ta

chọn được đàn cá tăng được 0,83% và quần đàn này được sử dụng rộng rãi để sản xuất thì sản lượng philê cho xuất khẩu cũng sẽ rất cao. Với hiệu quả chọn lọc ước tính khả quan cho trọng lượng cơ thể, chúng tơi hy vọng cĩ thể duy trì và tạo ra đàn cá chọn lọc sẽ đạt trọng lượng gấp 2 lần trong vịng 5 thế hệ chọn giống nếu chỉ

chọn tính trạng tăng trưởng.

Bảng 4.8.Hiệu quả chọn lọc ước tính cho tính trạng tỷ lệ philê và tính trạng khác

Tính trạng i (p=15%) h2 STD R R (%) TL 1,6 0,44 246,23 173,34 21,05 TLPL 1,6 0,40 92,92 59,47 21,38 TyLPL 1,6 0,12 4,35 0,83 2,48 MoPL 1,6 0,11 2,56 0,45 7,04 MaPL 1,6 0,16 0,82 0,21 9,09 4.9.2. Hiệu quả chọn lọc thực tế Hiệu quả chọn lọc thực tế trực tiếp cho tính trạng trọng lựơng cơ thể và hiệu quả chọn lọc thực tế gián tiếp cho tính trạng trọng lượng philê, tỷ lệ philê, tỷ lệ mỡ

và màu sắc philê trên quần đàn G1-2001 và G1-2002 được trình bày trong bảng 4.9, khi so sánh giữa nhĩm chọn lọc và nhĩm đối chứng. Hiệu quả chọn lọc thực tế cho tính trạng trọng lượng cơ thể cao đạt 12,4% cho quần đàn G1-2001 và 4,74%, 6,13% và 5,41 % (trung bình 5,42) tương ứng cho 3 mơi trường nuơi quần đàn G1- 2002. Hiệu quả này thấp cho quần đàn G1-2002 bỡi vì phần trăm chọn lọc thấp

được áp dụng (p = 25,0 %). Hơn nữa, sự khác nhau về hiệu quả chọn lọc ở 3 mơi trường là do cĩ tồn tại tương tác giữa kiểu gien và mơi trường thấp được tìm thấy đã nêu ở trên. Hiệu quả chọn lọc này rất khích lệ, đặc biệt cho quần đàn G1-2001. Kết quả này nằm trong khoảng hiệu quả chọn lọc cùng tính trạng trên các lồi cá khác như trên cá nước lạnh 10-15% (Gjedrem, 2000); 7% trên cá hồi Đại Tây Dương (O’Flynn et al., 1999); 10,2% trên cá hồi Coho (Neira et al., 2006); 13% (Gall & Bakar, 2002), 8,4-11,4% (Ponzoni et al., 2005) và 7,1% (Khaw et al., 2008) trên cá rơ phi Oreochromis niloticus; 5,7-7,3% trên cá rơ phi Oreochromis shiranus

(Maluwa & Gjerde, 2007); 6,7% trên cá chép (Vandeputte et al., 2008), 21,2% trên tơm thẻ chân trắng (Argue et al., 2002), 9,3-14,0% trên tơm he Nhật Bản Penaeus

Bảng 4.9. Hiệu quả chọn lọc thực tế cho tính trạng tỷ lệ philê và các tính trạng khác trên 2 quần đàn G1-2001 và G1-2002

Quần đàn

Hiếu quả chọn lọc thực tế trực tiếp Hiếu quả chọn lọc thực tế gián tiếp

Đàn Thế hệ Mơi trường TL SGR TLPL TyLPL PMO MAU

LSM S R %R Rh2 LSM %CR LSM %CR LSM %CR LSM %CR LSM %CR

Bố mẹ Ao tại trung tâm nghiên cứu Nhĩm chọn lọc /Nhĩm đối chứng 1043.7/769.9 273.8 - - - - - - - -

G1 Nhĩm chọn lọc 949.4 - - - - 1.21 - 322.3 - 35.60 - 3.10 - 1.40 - 2001

Ao tại trung tâm nghiên cứu

Nhĩm đối chứng 844.9 - 104.5 12.40 0.38 1.18 2.54 287.9 11.96 35.46 0.39 3.00 3.33 1.35 3.70

Bố mẹ Ao tại trung tâm nghiên cứu Nhĩm chọn lọc/Nhĩm đối chứng 927.2/771.6 155.6 - - - - - - - -

G1 Nhĩm chọn lọc 956.2 - - - - 2.40 - 351.8 - 35.90 - 10.00 - 1.53 -

Đăng quầng

Nhĩm đối chứng 912.9 - 43.3 4.74 0.28 2.33 3.00 332.3 5.87 35.70 0.56 9.50 5.26 1.53 -0.39

Bố mẹ Ao tại trung tâm nghiên cứu Nhĩm chọn lọc/Nhĩm đối chứng 927.2/771.6 155.6 - - - - - - - -

G1 Nhĩm chọn lọc 981.6 - - - - 2.03 - 349.9 - 35.50 - 5.18 - 1.43 -

Ao ở cồn

Nhĩm đối chứng 924.9 - 56.7 6.13 0.36 1.99 2.01 329.8 6.10 35.70 -0.60 5.35 -3.18 1.42 0.70

Bố mẹ Ao tại trung tâm nghiên cứu Nhĩm chọn lọc/Nhĩm đối chứng 927.2/771.6 155.6 - - - - - - - -

G1 Nhĩm chọn lọc 893.6 - - - - 1.20 - 303.0 - 33.65 - 6.21 - 1.32 - 2002

Ao tại trung tâm nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

japonicus (Preston et al., 2004) và 17% trên cá chép Ấn Độ rohu (Mahapatra et al., 2006).

Hiệu quả chọn lọc gián tiếp cho trọng lượng philê tương ứng với hệ số di truyền và tương quan di truyền giữa tính trạng này với trọng lượng cơ thể. Hiệu quả chọn lọc (%) tính trạng trọng lượng philê rất gần giống với tính trạng trọng lượng cơ thể. Hiệu quả chọn lọc gián tiếp dương được tìm thấy cho TyLPL và PMO cho quần đàn G1-2001 và ở một hoặc hai mơi trường trên quần đàn G1-2002, phản ảnh được tương quan di truyền đã tìm thấy là đúng. Một ngoại lệ là hiệu quả chọn lọc gián tiếp dương được tìm thấy cho MAU (0,7-3,7%) trong khi tương quan di truyền nghịch được tìm thấy giữa MAU và trọng lượng cơ thể. Kết quả hiệu quả chọn lọc gián tiếp này phù hợp với một số cơng bố của He et al. (2008) trên 2 tính trạng trọng lượng cơ thể và chiều cao cơ thể trên trai ngọc Pinctada fucata và giữa trọng lượng cơ thể và FCR trên cá hồi Đại Tây Dương (Gjedrem, 2000).

Hiệu quả chọn lọc thực tế trực tiếp cho tỷ lệ philê chưa được tính tốn chính thức bằng so sánh hai nhĩm chọn lọc và đối chứng trong điều hiện nghiên cứu, tuy nhiên cĩ thể tham khảo hiệu quả chọn lọc ước tính trên 6 hộ nuơi cá bằng cá giống

đã qua chọn lọc tỷ lệ philê 2003 (tổng cộng 800.000 con) so với 5 ao nuơi bằng cá giống khơng qua chọn lọc (tổng cộng 700.000 cá giống) (Trung tấm Giống Thủy sản Đồng Tháp thực hiện). Cá được nuơi trong điều kiện gần giống nhau và thu họach cùng thời điểm tại xí nghiệp chế biến Vĩnh Hồn. Kết quả cho thấy, hiệu quả

chọn lọc tính trạng tỷ lệ philê là 2,68% (hay 0,96%). Kết quả này cao hơn hiệu quả

chọn lọc ước tính nêu ở mục 4.9.1

Một phần của tài liệu chọn giống cá tra (pangasianodon hypophthalmus) nhằm tăng tỷ lệ phi lê bằng chọn lọc gia đình (Trang 59 - 62)