Các chương trình chọn giống thủy sản triển khai và áp dụng trên thế giớ

Một phần của tài liệu chọn giống cá tra (pangasianodon hypophthalmus) nhằm tăng tỷ lệ phi lê bằng chọn lọc gia đình (Trang 87 - 88)

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Các chương trình chọn giống thủy sản triển khai và áp dụng trên thế giớ

Các chương trình chọn giống đã triển khai và áp dụng trên thế giới bao gồm chọn giống cá hồi Đại Tây Dương, cá hồi vân, Coho salmon, cá tuyết, cá nheo Mỹ, cá rơ phi, cá chép, cá rơ-hu, tơm thẻ chân trắng, tơm sú, trên hào Thái Bình Dương, cá chẽm và một sốđối tượng khác.

Các tính trạng bao gồm trong mục tiêu chọn giống là tăng trưởng, tỷ lệ philê, màu sắc thịt, FCR, kháng bệnh, chịu mặn, thành thục sớm và một số chỉ tiêu khác. Tính trạng tỷ lệ philê là tính trạng khĩ cải thiện thơng qua chọn lọc. Hệ số di truyền thường thấp.

Phương pháp chọn giống hiện tại đang sử dụng phổ biến trên thế giới đĩ là chọn lọc cá thể, chọn lọc gia đình và chọn lọc kết hợp giữa gia đình và cá thể.

Hiệu quả chọn lọc một số tính trạng trên một số đối tượng đạt kết quả khá cao như tăng trưởng tăng 12-20% qua 1-2 thế hệ trên cá nheo Mỹ (Dunham, 1995), tăng trưởng tăng 11% mỗi thế hệ, tỷ lệ thành thục sớm giảm 20% mỗi thế hệ trên cá hồi (tổng kết bởi Gjedrem, 2000), tăng 60% trọng lượng và tăng 40% tỷ lệ sống trên cá rơ phi thơng qua chương trình “nâng cao chất lượng di truyền – GIFT” ở Philippin (ICLARM, 1998).

Các tính trạng số lượng thường cĩ mối quan hệ di truyền với nhau. Mối tương quan di truyền thuận được tìm thấy trên cá hồi Đại Tây Dương giữa tính trạng tăng trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn. Sau 4 thế hệ chọn lọc tăng tốc độ tăng trưởng đã làm giảm hệ số chuyển đổi thức ăn từ 1,08 xuống cịn 0,86 (tổng kết bởi Gjedrem, 2000).

Biến dị kiểu hình của tính trạng tỷ lệ philê trên cá hồi (trout) thấp 2,8% nhưng hệ số di truyền trên đối tượng này tương đối cao 0,33 và mối tương quan di truyền với tính trạng tăng trưởng ở mức trung bình 0,29-0,47 (Kause et al., 2002), cao 0,75-0,77 (Gjerde & Gjedrem, 1984), rất cao trên cá hồi (coho salmon), 0,97 (Neira et al., 2004) và rất cao với tính trạng tỷ lệ thịt (dressing percentage) trên cá hồi (trout) 0.94 (Kause et al., 2002). Trong khi đĩ kết quả tương tự tìm thấy cho biến dị kiểu hình 2,3% và hệ số di truyền 0,33 nhưng mối tương quan di truyền với tính trạng tăng trưởng tương đối cao 0,74 (Sang, 2004). Hệ số di truyền cho tính trạng

chu vi cơ thể, chiều cao và bề dày (đo đoạn tại vây lưng) ở mức trung bình tương ứng là 0,22, 0,27, và 0,19. Mối tương quan di truyền giữa các tính trạng này với trọng lượng thân tương ứng là 0,93, 0,83, và 0,92 (Gjerde & Schaeffer, 1989). Chương trình chọn giống trên cá hồi bắt đầu bao gồm tính trạng tỷ lệ philê năm 2004 và hiệu quả chọn giống dựđốn tăng khoảng 1,5% mỗi thế hệ. Theo Rutten et al. (2005), hệ số di truyền tính trạng tỷ lệ philê trên cá rơ phi là 0,12. Chương trình chọn giống trên giáp xác cũng đã bắt đầu. Chương trình chọn giống kháng bệnh trên tơm he chân trắng cho kết quả tốt, tăng 18,4% khả năng kháng bệnh Taura Syndrome Virus (Argue et al., 2002) và chương trình chọn giống trên tơm sú ở Ấn Độđã triển khai vào đầu năm 2004 (thơng tin từ Akvaforsk).

Một phần của tài liệu chọn giống cá tra (pangasianodon hypophthalmus) nhằm tăng tỷ lệ phi lê bằng chọn lọc gia đình (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)