Hành động bày tỏ sự tiếc nuối

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ bày tỏ trong ca dao Nam Bộ (Trang 50 - 52)

Khảo sát 14 bài ca dao (chiếm tỉ lệ 5,17%) biểu thị hành động bày tỏ sự tiếc nuối, chúng tôi nhận thấy: phương tiện chủ yếu thể hiện hành động này là động từ ngôn hành “tiếc”.

Theo Từ điển tiếng Việt [28; tr. 982] tiếc

51

- Cảm thấy không muốn rời bỏ, không muốn mất đi. VD: Tham công tiếc việc; hi sinh không tiếc xương máu.

- Cảm thấy không vui vì đã trót làm hoặc không làm việc gì đó. VD: Rất tiếc đã để xảy ra việc đó; lấy làm tiếc không đến dự hội nghị.

Theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên trong Khảo sát các phát ngôn có động từ ngữ vi tiếc, trách, ước, khuyên trong ca dao, dân ca Việt Nam thì đi sau động từ tiếc có nội dung:

- Tiếc đã làm một việc vô ích, tốn công sức mà không mang lại kết quả gì. - Tiếc cho một biểu hiện của sự vật (hình dáng, phẩm chất, chất lượng) có giá

trị nhưng không được sự gìn giữ, sử dụng tương xứng. Ví dụ:

(73) Tiếc công anh chuốc nứa đơm lờ Để cho con cá vượt bờ nó đi.

(74) Tiếc công anh đào ao thả cá Ba thàng trời người lạ đến câu.

Động từ “tiếc” trong hai phát ngôn trên đều biểu thị hành động bày tỏ sự tiếc nuối của người nói khi đã làm một việc hết sức công phu nhưng không thu được lợi ích tương ứng. Ở (73), chàng trai đã chuẩn bị rất công phu, tốn nhiều công sức trong việc “chuốc nứa đơm lờ” thế mà cuối cùng “cá vượt bờ nó đi”. Còn chàng trai trong (74) đau khổ, đáng thương hơn. Anh ta cố hết sức đào ao để thả cá và chăm sóc cẩn thận, chu đáo. Mọi việc đã hoàn tất chỉ chờ thu hoạch nữa là xong. Không ngờ, đến phút cuối, chàng trai chưa kịp “ra tay” thì tự nhiên “người lạ đến câu”. Thế là công lao bao nhiêu tháng ngày vun quén giờ bị đem bỏ sông bỏ biển. Dồn nén cảm xúc đến mức không chịu nổi nữa nên chàng trai mới thốt lên “tiếc công anh”. Ở đây, người nói chỉ lấy cớ “Tiếc công anh chuốc nứa đơm lờ”, “Tiếc công anh đào ao thả cá” nhằm bày tỏ sự nuối tiếc khi tình yêu của mình không được đáp lại một cách xứng đáng.

Ví dụ:

(75) Tiếc cây hoa sứ nở bầm

52

Ở (75), ta hình dung được một cô gái đẹp, đáng quý – “hường nhan” nhưng lại lấy một người không ra gì – “đứa ngu”. Cho nên, phát ngôn trên là của chàng trai, có chứa động từ “tiếc” biểu thị hành động bày tỏ sự tiếc nuối cho người con gái mình yêu rơi vào tay người không xứng đáng.

Nhận xét:

Trong ca dao Nam Bộ, người nói thực hiện hành động bày tỏ sự tiếc nuối khi đã tốn công sức làm việc gì đó nhưng cuối cùng kết quả không như mong đợi, gây bất lợi cho mình và người thực hiện hành động này chủ yếu là nam giới (14/14 bài ca dao, có chủ thể phát ngôn là nhân vật nam thể hiện hành động bày tỏ sự nuối tiếc).

Một số ví dụ khác:

(76) Chậu rả, cúc ngã, sen tàn Tiếc công lận đận với nàng bấy lâu.

(77) Tiếc công anh vãi tấm cho cu Cu ăn, cu lớn, cu gù bay đi.

(78) Anh tưởng giếng sâu anh nối sợi dây dài Hay đâu giếng cạn, anh tiếc hoài sợi dây.

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ bày tỏ trong ca dao Nam Bộ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)