Hành động trần thuật nhằm thực hiện hành động bày tỏ

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ bày tỏ trong ca dao Nam Bộ (Trang 62 - 67)

Theo Từ điển Tiếng Việt [28; tr. 1029] giải thích trần thuật là kể lại, thuật lại một câu chuyện hoặc sự việc với các chi tiết và diễn biến của nó.

Một hành động trần thuật thông thường là một hành động chứa đựng thông tin mà Sp1 muốn Sp2 biết nhưng không biểu lộ tình cảm của người thực hiện hành động, còn hành động trần thuật mang hiệu lực ở lời chủ yếu là bày tỏ tình cảm, cảm xúc bên cạnh nội dung thông tin thì nó gián tiếp thực hiện hành động bày tỏ.

Theo kết quả thống kê, trong tổng số 198 bài ca dao thể hiện hành động bày tỏ gián tiếp, thì trần thuật – bày tỏ là 108 bài (chiếm 54,55%)

Qua tư liệu khảo sát, chúng tôi nhận thấy, để nhận diện hành động trần thuật có mục đích bày tỏ thì phải dựa vào những lời ca dao có chứa động từ biểu thị tình cảm – cảm xúc: trông, mong, rầu, buồn, lo, than, nhớ, thương. Cụ thể, chúng tôi phân tích như sau:

2.1. Kể – than thở

Ví dụ:

(101) Khóc rồi lại than, than rồi lại tủi Anh có vợ rồi, phận rủi của em.

(102) Đêm khuya anh thức dậy xem trời

Anh thấy sao nguyệt bạch

Ngó xuống lòng rạch, anh thấy con cá chạch nó lội đỏ đuôi Nước chảy xuôi con cá buôi lội ngược

Nước chảy ngược con cá vược nó lội theo

Anh than với em rằng thân phận anh nghèo

Đũa tre đâu dám đánh đèo với gỗ mun.

Phát ngôn trong (13) và (14) đều là hành động kể có sử dụng động từ than

mang mục đích than thở.

Trong (13), ta thấy ngữ cảnh phát ngôn là cô gái có yêu một chàng trai nhưng ngặt nỗi không biết người ấy đã có vợ. Khi tình cảm đã quá sâu đậm thì sự thật được phơi bày nên cô gái chẳng dám trách ai chỉ biết than thở cho phận rủi ro

63

của mình vì đã lỡ chọn sai đối tượng. Còn (14), phát ngôn của một chàng trai đang than thở cho số phận nghèo mọn không xứng đáng với người yêu. Từ “đâu dám”

đậm chất khẩu ngữ Nam Bộ, nó góp phần nhấn mạnh sắc thái tình cảm: sự tủi thân của người phát ngôn.

Ví dụ:

(103) Đó có đôi ăn ngồi một ngựa

Anh ở một mình gối dựa hai bên.

(104) Đó đủ đôi ăn rồi lại ngủ

Đây chỉ một mình thức đủ năm canh.

Ngữ cảnh phát ngôn: Cả (15) và (16) là lời phát ngôn của chàng trai tỏ ra buồn tủi khi phải chứng kiến cảnh sum họp, vui vẻ “có đôi” của người yêu, trái ngược với cảnh ngộ “một mình” cô đơn lẻ loi của bản thân. Trong hoàn cảnh đó, chàng trai thuật lại sự việc nhằm than thở cho cảnh cô độc của mình.

2.2. Kể – bày tỏ tình yêu

Ví dụ:

(105) Đi qua nghe tiếng em ca

Lá vàng xanh lại, sen tàn trổ bông.

Ta thấy ở (17) là phát ngôn của hành động trần thuật. Chàng trai kể lại cho đối tượng tiếp ngôn – em, biết rằng: anh vô tình “đi ngang” bổng “nghe tiếng em ca” thì bổng nhiên thấy “lá vàng xanh lại, sen tàn trổ bông”. Ở đây, người phát ngôn đã sử dụng lối nói phóng đại, cường điệu thể hiện rất rõ nét cá tính Nam Bộ ưa chuộng sự hồn nhiên, bộc trực, khoáng đạt. Tóm lại, người nói chỉ dùng hành động kể làm vỏ bọc để che đậy hành động bày tỏ tình yêu của mình mà thôi!

Ví dụ:

(106) Bến đò Kinh Xáng anh sang

Gặp em đứng đó, anh xốn xang trong lòng.

Ví dụ:

(107) Anh đây là đấng trai hiền

Em là dâu thảo, vợ hiền nhà anh.

Ngữ cảnh phát ngôn: người nói là một chàng trai, tự giới thiệu về bản thân với đối tượng tiếp ngôn là một cô gái: “anh đây là đấng trai hiền”. “Đấng trai

64

hiền” chứng tỏ chàng trai muốn thông báo cho cô gái biết anh là một con người đàng hoàng, có tính cách tốt. Thông báo thứ nhất đã hoàn tất, chàng trai đưa ra thông báo thứ hai có ý nghĩa quan trọng “em là dâu thảo, vợ hiền nhà anh”. Như vậy, thông báo thứ nhất có liên quan đến người nói còn thông báo thứ hai có liên quan đến người nghe. Chung quy lại, chàng trai cố tình đưa ra những thông báo như vậy, nhằm phát tín hiệu giao duyên, tỏ bày tình cảm với cô gái. Ta khẳng định đây là phát ngôn của hành động bày tỏ gián tiếp.

2.3. Kể – bày tỏ sự hờn trách

Ví dụ:

(108) Sông Sài Gòn, cầu Bình Lợi

Tôi tưởng mình là chồng, tôi là vợ Tôi chờ đợi hết hơi

Không dè đàng điếm nói chơi qua đường.

(109) Anh dốc lòng trồng cúc ngay hàng

Không dè cúc mọc mỗi đàng một cây

Theo cách phát ngôn (19) “tôi tưởng mình là chồng, tôi là vợ”, ta biết chủ thể phát ngôn là một cô gái và chủ thể tiếp ngôn là một chàng trai. Cô gái đã thuật lại rằng có lúc cô đã tưởng rằng cô và người ấy sẽ “nên đôi”, sẽ thành vợ thành chồng cho nên cô vẫn cố sức chờ đợi một kết quả tốt đẹp trong sự mỏi mòn gần như kiệt sức “hết hơi”. Qua đó, chứng tỏ cô rất coi trọng mối nhân duyên này thế nhưng chỉ là “đàng điếm nói chơi qua đường”. Tình cảnh của chàng trai trong (20) cũng đau xót không kém, chàng trai đã hét lòng vun đắp cho tình yêu của mình

“dốc lòng” thế nhưng kết quả lại không như mong đợi “cúc mọc mỗi đàng một nơi”. Ở đây, chàng cố ý miêu tả lại quá trình trồng cúc nhằm bày tỏ sự tự trách bản thân vì đã quá tự tin, chủ quan vào tình yêu để khi sự thật được phơi bày thì chàng trai mới thật sự thức tỉnh. Cả hai ví dụ trên, đều sử dụng từ tình thái không dè thể hiện sự việc ngoài dự tính kèm theo sắc thái biểu cảm là trách móc. Tóm lại, ví dụ (19) và (20) là phát ngôn của hành động trần thuật nhưng có đích ở lời là hành động bày tỏ sự hờn trách.

65

(110) Xưa kia cũng ở một làng

Bởi anh chậm bước nên nàng đi xa.

(111) Trời mưa nhỏ giọt ướt đọt bìm bìm

Tại anh ở bạc em mới tìm nơi xa

Phát ngôn của (21) là lời kể của một chàng trai mang hành động bày tỏ sự tự trách bản thân, vì ngày xưa anh có điều kiện thuận lợi để quen cô gái “ở chung một làng” thế nhưng chỉ vì anh không biết nắm bắt nên để cơ hội vụt khỏi tầm tay

“nàng đi xa”. Từ “bởi anh” chứng tỏ chàng trai đang tự trách và không ngừng trách bản thân mình. Còn ví dụ (22), ngữ cảnh phát ngôn: cô gái thông báo cho chàng trai biết rằng: cô sẽ quên anh và sẽ đi tìm một người có thể yêu cô chân thành chứ không bạc bẽo như anh. Ở đây, người phát ngôn dùng phụ từ “tại” để biểu thị ý nghĩa trách cứ, đổ lỗi chàng trai “ở bạc”, đã làm tổn thương tình cảm của mình. Như vậy, cả hai ví dụ thông qua hành động trần thuật với phụ từ bởi, tại có thể biểu đạt hành động bày tỏ.

2.4. Kể – bày tỏ nỗi nhớ

Ví dụ:

(112) Vắng mặt em một bữa chau mày

Cũng bằng cha mẹ đem đày biển đông.

(113) Vắng cơm ba bữa còn no

Vắng em một bữa giở giò không lên

(114) Anh đau ba năm, anh không ốm

Anh đói sáu thàng, anh không mòn Vắng em một bữa, da còn bọc xương.

Cả ba phát ngôn trên toàn là lời thuật lại của chàng trai.

Ngữ cảnh phát ngôn: Mở đầu ca dao với cụm từ “vắng em” hay “vắng mặt em” thì cho ta biết chủ thể phát ngôn rơi vào tâm trạng nhớ nồng nàn, mãnh liệt khi xa bạn tình. Như ta biết, khi tỏ tình thì ai cũng mong muốn đối tượng có thể hiểu được tấm lòng chân thành của mình. Còn khi xa nhau, nhớ thương mãnh liệt thì cũng vẫn mong muốn đối tượng thấu hiểu nỗi nhớ nó dày vò, đọa đày bản thân mình như thế nào. Chàng trai trong bài ca dao này cũng thế. Trong khoảng thời

66

gian xa cách ấy, chàng trai cố tình kể lại những tháng ngày sinh sống của mình nhằm bày tỏ sự nhớ thương da diết, khôn cùng dành cho cô gái.

Không chỉ có các chàng trai biết tương tư, thương nhớ người tình đến độ da diết, mãnh liệt, cô gái trong bài ca dao sau cũng diễn tả nỗi nhớ của mình không thua kém gì các chàng trai:

(115) Dế kêu dưới đống phân rơm

Tôi xa người nghĩa bưng chén cơm khóc ròng.

(116) Tối rồi đồng hồ gõ cái beng

Mặt trời còn em khóc ít, mặt trời chen em khóc nhiều.

Trong ví dụ (26) và (27), ta thấy chủ thể phát ngôn đã kể lại rằng từ khi xa

“người nghĩa” thì đau như dao cắt, không còn cách nào gặp mặt chỉ biết khóc đau, khóc nhớ mà thôi! Đặc biệt, khi đối diện với bóng đêm thì “em khóc nhiều”. Chứng tỏ nỗi nhớ ngày một nhiều hơn, da diết hơn. Như vậy, tất cả ví dụ trên đều không phải là hành động kể đơn giản mà là hành động bày tỏ gián tiếp sự nhớ nhung khi xa vắng người tình.

Ví dụ:

(117) Ngọn cỏ yếu phải chiều theo gió

Gặp mặt anh em liếc mắt ngó chớ lời chẳng dám trao

Bài ca dao trên là lời kể của cô gái với chàng trai. “Gặp mặt anh” thì cô gái chỉ dám “liếc mắt ngó chớ lời chẳng dám trao”. Như vậy, qua hành động kể ấy, cô gái mong muốn bày tỏ nỗi lòng của mình với chàng trai rằng: cô rất thích anh và luôn quan tâm đến anh nhưng vì tính nhút nhát, ngại ngùng của mình nên chưa dám bày tỏ. Từ đây, ta khẳng định, ca dao trên có hình thức kể, ẩn trong đó là hành động bày tỏ gián tiếp.

Dưới đây là kết quả thống kê về các kiểu trần thuật – bày tỏ:

Các kiểu trần thuật – bày tỏ Số lượng Tỉ lệ (%)

Kể – than thở 11 10,19

Kể – bày tỏ tình yêu 17 15,74 Kể – bày tỏ sự hờn trách 26 24,07

Kể – bày tỏ nỗi nhớ 54 50

67

Nhận xét:

Trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, từ hình thức trần thuật người nói có thể thực hiện hành động khác, là bày tỏ. Cũng nhờ vậy, nội dung bày tỏ được thể hiện một cách kín đáo, tế nhị hơn.

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ bày tỏ trong ca dao Nam Bộ (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)