1. Hành động hỏi nhằm thực hiện hành động bày tỏ
1.1. Hỏi – bày tỏ sự hờn trách
Trong dạng này, chủ yếu dùng các từ để hỏi như: sao? tại sao? sao không?
Ví dụ:
(89) Đèn treo cột đáy, nước chảy đèn rung Anh thương em thảm thiết vô cùng
Cớ sao em bội bạc lạnh lùng với anh.
(90) Vàng rơi xuống chiếu, sợi chỉ điều ân tình Mình xa tôi nhớ, sao tôi xa mình, mình quên?
Phát ngôn (1), (2) đều có chứa từ để hỏi sao nhưng mục đích của chủ thể phát ngôn là trách người đã phụ tình cảm mình.
Ngữ cảnh phát ngôn (1), chàng trai đã dành trọn tình cảm chân thành cho cô gái “anh thương em thảm thiết vô cùng” và chàng trai cứ ngỡ chuyện tình yêu của mình sẽ có hồi kết tốt đẹp. Thế nhưng, cô gái bổng trở nên “lạnh lùng”, chàng trai không hiểu và cũng không muốn hiểu bởi chàng trai biết cô gái đã thay lòng đổi dạ.
Không chấp nhận sự thật nên chàng trai đã cố tình hỏi nhưng thực chất là trách người con gái rằng: anh thương em nhiều đến vậy, mà em đành đoạn phụ tình anh! Qua từ “cớ”, ta có thể thấy rõ điều ấy. Còn ở ví dụ (2), đầu tiên, người phát ngôn nhắc đến “ân tình”, sau đó mới nói thẳng sự tình “mình xa tôi nhớ” còn “tôi xa mình, mình quên”. Từ để hỏi về nguyên nhân “sao” nhưng ở đây, câu hỏi không cần lời đáp, hỏi để trách người yêu không biết gì gọi là “ân tình”.
Ví dụ:
(91) Tôi thương mình chín chữ cù lao Còn chút xíu nữa tại sao không thành?
58
Phát ngôn trên đã sử dụng kết cấu hỏi tại sao nhưng không mang ý nghĩa hỏi mà là thực hiện hành động bày tỏ sự hờn trách.
Ngữ cảnh phát ngôn: Phụ từ còn cộng thêm từ tình thái cuối câu nữa bổ nghĩa cho “chút xíu” nhằm khẳng định: mọi chuyện gần như kết thúc mĩ mãn, vậy mà vì một lí do nhỏ nhoi nào đó đã khiến cuộc tình đổ vỡ, thêm nữa, sự việc này không phải là lỗi của Sp1 gây ra bởi “tôi thương mình chín chữ cù lao” vậy mà
“không thành”. Người phát ngôn không rõ ai là nguyên nhân gây ra cuộc đổ vỡ này, chỉ biết hỏi “tại sao” nhưng thực sự là Sp1 đang thực hiện hành động bày tỏ sự hờn trách, có thể là trách nhân vật mình đã không cố gắng vun đắp cho tình yêu này hoặc trách đấng thần linh đã không phù hộ độ trì. Dù không rõ trách ai nhưng Sp1 vẫn trách để được vơi nhẹ lòng, bớt buồn đau.
Ví dụ:
(92) Anh nghe ai nhón gót đưa chân
Sao không nhớ nghĩa Châu Trần ngày xưa.
(93) Mảng coi cúc lủi bờ mì
Anh có vợ rồi, sao không nói lại tiếng gì với em.
Ở (4), chàng trai nói bóng nói gió, lại thêm dùng lối nói rào trước đón sau “nghe ai nhón gót đưa chân” dùng đại từ hỏi “ai” nhằm gây sự chú ý cho đối tượng tiếp nhận. Để rồi sau đó, chàng trai cũng vào thẳng vấn đề, gián đòn quyết liệt “sao không nhớ nghĩa Châu Trần ngày xưa”. Dùng điển tích Châu Trần cùng cách hỏi có kết cấu “sao không” của chàng trai thì đích ở lời ở đây, không phải hỏi mà là trách người tình đã quên cái nghĩa tựa nghĩa Châu Trần ngày xưa. Còn ví dụ (5) thì rõ ràng hơn, trong lời ca dao, cô gái đã trách chàng trai vì lẽ anh có vợ rồi mà chẳng có một lời nào với em. Ở đây, cô gái thật sự không mong muốn chàng trai trả lời câu hỏi của mình mà cốt ý thực hiện hành động trách chàng trai là một con người sở khanh, gian dối, đã có vợ rồi mà gạt gẫm tình cô. Như vậy, phát ngôn (5) đã thực hiện một hành động ngôn từ bày tỏ gián tiếp – hành động trách, thông qua hành động hỏi với kết cấu sao không.