Hỏi – than thở

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ bày tỏ trong ca dao Nam Bộ (Trang 60 - 62)

1. Hành động hỏi nhằm thực hiện hành động bày tỏ

1.3. Hỏi – than thở

Ví dụ:

(97) Ông rồng nằm miệng chậu, ông rồng leo

Thân người ta có đôi ra rả, thân anh sao tối nằm chèo queo một mình?

Phát ngôn trên có biểu thức ngôn hành của hành động hỏi khi sử dụng từ sao

làm dấu hiệu nhận biết nhưng chúng có hiệu lực là bày tỏ sự than thở của người nói. Người nói dùng biện pháp nghệ thuật tương phản “thân người ta” > < “ thân anh ”“có đôi ra rả” > < “một mình chèo queo” hỏi nguyên nhân, lí do với từ nghi vấn sao, nhưng chính xác là lời than thở cho số phận cô đơn, lẻ loi của mình.

Ví dụ:

(98) Anh thương em Thương lún thương lụn Thương lột da óc Thương tróc da đầu

61

Ngủ quên thời nhớ Thức dậy thời thương Giục ngựa bươn cương Trên đường hoạn lộ

Trời hỡi trời! Sao nỡ xa nhau.

Phát ngôn trên, dấu hiệu hình thức là một câu hỏi với từ nghi vấn sao nhưng đây lại là hành động hỏi gián tiếp vì nó đã vi phạm điều kiện chân thành: câu hỏi của chàng trai là không bắt buộc trả lời. “Trời hỡi trời!” thật sự là một lời than thở của chàng trai quá ư si tình, đã hết lòng vì tình yêu nhưng kết cục nhận lấy lại là sự

“xa nhau”, đổ vỡ một cuộc tình. Quả thật, đây là một hành động bày tỏ sự than thở được thể hiện gián tiếp thông qua hành động hỏi.

Ví dụ:

(99) Gối xa đầu buồn rầu thảm thiết Năm sáu tháng trường bậu biết cho không?

(100) Cục ngọc thủy tinh nằm trên hòn đá trắng

Năm bảy bữa rày sao vắng tin em ?

Ví dụ (11) và (12) ta thấy, người nói đã dùng từ khôngsao làm phương tiện đánh dấu hành động hỏi nhưng thực chất là hành động bày tỏ gián tiếp, mục đích nhằm bày tỏ sự than thở khi phải chia xa người yêu.

Dưới đây là kết quả thống kê về các kiểu hỏi – bày tỏ: Các kiểu hỏi – bày tỏ Số lượng Tỉ lệ (%) Hỏi – bày tỏ sự hờn trách 35 41,67 Hỏi – bày tỏ tình yêu 18 21,43

Hỏi – than thở 31 36,90

Tổng cộng 84 100%

Nhận xét:

Qua các ví dụ phân tích, ta thấy hành động hỏi – bày tỏ được sử dụng rất phổ biến và phong phú. Điều đó chứng tỏ khả năng sáng tạo trong nghệ thuật sử dụng

62

ngôn từ của nhân dân lao động. Mỗi ngữ cảnh ứng với từng hành động khác nhau thể hiện cụ thể hành động bày tỏ trong mỗi lời ca dao Nam Bộ.

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ bày tỏ trong ca dao Nam Bộ (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)