Động từ “trông” rất hay được sử dụng để thể hiện hành động bày tỏ sự trông mong và trở thành dấu hiện nhận diện đặc trưng cho hành động này.
Theo từ điển tiếng Việt [28; tr. 1042] giải thích thì trông có nghĩa: hướng đến với hi vọng, mong đợi được giúp đỡ.
Trong ca dao Nam Bộ, hành động bày tỏ sự trông mong chiếm số lượng rất ít, chúng tôi chỉ thống kê được 6/271 bài ca dao, tương ứng 2,21%. Tuy nhiên, chúng tôi xin trình bày vài ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ:
(85) Đêm nằm lăn trở thở than
Trông mau tới sáng ra đàng gặp anh.
Lời phát ngôn trên có chứa động từ “trông” biểu thị hành động bày tỏ sự trông mong của cô gái khi đêm đến không ngủ được cứ “lăn trở thở than” vì trong lòng trĩu nặng nỗi tương tư, nên cô trông trời mau sáng để có thể sớm gặp được người thương.
Ví dụ:
(86) Một ngày xuống bến mấy lần
Trông anh chẳng thấy, thấy bần giao đu.
Ở (86) là lời của cô gái mang đặc điểm hình thức của hành động bày tỏ sự trông mong, có sử dụng động từ “trông”. Trong trường hợp này, có thể cô gái đã lâu ngày không gặp mặt người thương, trong lòng cảm thấy nhớ nhung da diết nên
“một ngày xuống bến mấy lần”, hi vọng có thể thấy bóng dáng quen thuộc của người yêu.
55
(87) Trông anh trông đứng trông ngồi Trông từ canh một trông hồi canh năm
(88) Đêm nằm lưng chẳng bén giường Trông cho trời sáng ra đường gặp anh.
Tiểu kết
Chương 2 luận văn đã chỉ ra những biểu hiện đặc trưng của các hành động ngôn từ bày tỏ trong ca dao Nam Bộ bao gồm:
- Hành động khen
- Hành động bày tỏ tình yêu - Hành động bày tỏ sự hờn trách - Hành động bày tỏ nỗi nhớ - Hành động bày tỏ nỗi buồn - Hành động bày tỏ nỗi sầu - Hành động bày tỏ sự lo sợ
- Hành động bày tỏ sự mong muốn - Hành động bày tỏ sự tiếc nuối - Hành động bày tỏ sự trông mong
Về dấu hiệu hình thức thể hiện các hành động trên, đa phần không phải là động từ ngôn hành (trừ hành động khen; hành động bày tỏ sự hờn trách và hành động bày tỏ sự tiếc nuối) mà là các động từ mang ý nghĩa biểu đạt tình cảm, cảm xúc: thương, buồn, sợ, nhớ, sầu, muốn, trông.
56
Chương 3: HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ BÀY TỎ GIÁN TIẾP TRONG CA DAO NAM BỘ
Trong xã hội, con người phải tuân theo những nguyên tắc chung, những quy định bất thành văn như tính lịch thiệp trong xã giao, sự bình đẳng trong quan hệ, sự biểu cảm đúng mực. Cho nên, không phải lúc nào họ cũng dễ dàng nói thẳng ra ý định của mình mà phải mượn hành động ngôn ngữ này để biểu đạt hiệu quả ở lời của một hành động ngôn ngữ khác nhằm thiết lập những mối quan hệ tốt đẹp, hài hòa, tốt nhất cho bản thân.
Hành động bày tỏ gián tiếp là hành động không biểu đạt bằng câu chữ nhưng chủ thể tiếp ngôn vẫn biết được chủ thể phát ngôn muốn nói gì.
Chẳng hạn: Đứa con thức khuya chơi game online, người mẹ hỏi: “Mấy giờ rồi con?”. Ở đây, câu hỏi của người mẹ đã vi phạm điều kiện chân thành, bởi vì người mẹ thật sự không mong muốn đứa con trả lời câu hỏi của mình và đứa con cũng biết mục đích sau cùng của người mẹ là ra lệnh (con hãy tắt máy tính rồi đi ngủ). Như vậy, phát ngôn này là hành động ngôn từ gián tiếp. Muốn nhận biết hiệu lực ở lời của một hành động ngôn từ gián tiếp, trước hết ta phải nhận diện được hiệu lực ở lời của hành động ngôn từ trực tiếp và thêm vào đó còn phải căn cứ vào ngữ cảnh để hiểu được nội dung của phát ngôn.
Chúng tôi sẽ lần lượt chọn lọc các lời ca dao Nam Bộ có chứa hành động ngôn từ bày tỏ gián tiếp được thể hiện dưới hình thức của hành động hỏi, trần thuật và cầu khiến để phân tích và miêu tả trong từng hoàn cảnh cụ thể, từ đó thấy được tài năng sáng tạo trong cách sử dụng ngôn ngữ của nhân dân Nam Bộ.