Giám sát và đánh giá hiệu quả của đội ngũ.

Một phần của tài liệu các giải pháp phát triển trung tâm học tập cộng đồng tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 148 - 149)

- Lãnh đạo ch−a tạo điều kiện giúp đỡ, cộng đồng xã hộ

6Giám sát và đánh giá hiệu quả của đội ngũ.

của đội ngũ.

Câu 7: Xin anh (chị) cho biết đôi điều về bản thân (nếu có thể)

Họ và tên:……… Tuổi: …………. Chức vụ: ………..

Đơn vị công tác: ………. Nơi c− trú: ………..

Phụ lục 5

Một số nét về tình hình kinh tế và xã hội tỉnh Yên Bái

Yên Bái là một tỉnh miền núi có vị trí địa lý và địa hình phức tạp: Nằm giữa hai miền Đông- Bắc và Tây – Bắc, diện tích 6.882.922 km2, có 9 huyện thị, thành phố, 180 xã, ph−ờng, phía Tây giáp Lào Cai và Hà Giang, Phía Đông giáp Tuyên Quang, phía Nam giáp Phú Thọ, phía Bắc giáp Sơn La, chủ yếu núi cao thuộc hệ thống Hoàng Liên Sơn, có sông Hồng và sông Chảy chảy qua. Dân số có 723480 ng−ời, mật độ dân số 105 ng−ời/ km2 (niên gián thống kê năm 2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái).

Yên Bái là một tỉnh có phong thái dân tộc đặc sắc, đa dạng: Hơn 30 dân tộc chung sống, trong đó dân tộc nhiều nhất là dân tộc Kinh chiếm 54,07%; rồi đến Tày: 17,27%; Dao: 9,1%; Hmông: 7,7%; Thái: 6,09%…Với đặc điểm địa lý và dân c− nh− vậy cho thấy tiềm năng cho sự phát triển th−ơng mại, du lịch, dịch vụ đang kêu gọi các chủ đầu t− tiềm năng và tận tâm với Yên Bái.[50]

Về khí hậu, nguồn tài nguyên, khoáng sản, Yên Bái có rừng tự nhiên: 123.000 ha, rừng trồng: 35.000 ha với trữ l−ợng 12,7 triệu m3 gỗ, gần 700 triệu cây tre, nứa, vầu. Cây ăn quả có hiệu quả 3.200 ha. Độ che phủ của rừng năm 2005 đạt 41,8% giữ vai trò điều hoà khí hậu, hạn chế lũ lụt, hạn hán cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ và đặc biệt là các công trình thuỷ điện trong vùng, khắc phục những diễn biến cực đoan của thiên nhiên cho bản thân vùng, cho vùng Đồng Bằng Bắc Bộ và Trung du. Khoáng sản đa dạng và có giá trị nh−: Thạch anh; vàng; đá quý; sắt; Graphit, than đá; n−ớc khoán; đá vôi …, nh−ng việc khai thác, đầu t−, sử dụng ch−a hiệu quả.

Yên Bái là một tỉnh nghèo có thu nhập ch−a cao hiện đang trong thời kỳ chuyển đổi cơ cấu phát triển kinh tế: Nông lâm là chủ yếu, chiếm 55,5%. Thu nhập bình quân 1.924 ngàn đồng/ng−ời/năm, t−ơng đ−ơng 148 USD /ng−ời/năm; Sản l−ợng l−ơng thực bình quân 248kg/ng−ời/năm. Tỷ lệ đói nghèo chiếm 15% dân số của tỉnh. Năm 2005 có thu nhập giá trị 356 triệu USD, chiếm tỷ trọng 2,12 % GDP so với cả n−ớc. Thu nhập bình quân GDP trên đầu ng−ời là 160 USD.

Theo tổng cục thống kê, GDP năm 2000 của Yên Bái đạt 658.961 triệu đồng, năm 2005 đạt 680.551 triệu đồng. Nhịp độ tăng tr−ởng năm 2005 so với 2000 là 3,28 %, cả n−ớc là 7,49%. Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP (theo giá hiện hành) năm 2000 là 6,47% và năm 2005 là 6% (132,9 tỷ/2052, 115 tỷ GDP năm 2000 141, 8 tỷ / 2427, 683 tỷ GDP năm 2005, trong lúc đó chi ngân sách năm 2000 là 210 tỷ đồng, năm 2005 là 228,4 tỷ. Ngân sách trung −ơng phải hỗ trợ thêm phần thiếu hụt hàng năm chiếm 70% ).

Một phần của tài liệu các giải pháp phát triển trung tâm học tập cộng đồng tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 148 - 149)