Năng lực quản lý của chủ nhiệm Trung tâm HTCĐ

Một phần của tài liệu các giải pháp phát triển trung tâm học tập cộng đồng tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 31 - 35)

- Tin lực: Một nguồn lực không thể thiếu trong TTHTCĐ là thông tin Các thông tin này có thể tìm kiếm, khai thác ở Internet để phục vụ cho cộng đồng Ngoà

3. Tính thiết thực, khả th

1.5.2.2. Năng lực quản lý của chủ nhiệm Trung tâm HTCĐ

Dựa vào quan điểm NLQL của CBQL thể hiện ở khả năng thực hiện có kết quả các chức năng quản lý nh− đã trình bày ở trên; căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của Trung tâm HTCĐ và chức năng, nhiệm vụ của chủ nhiệm Trung tâm HTCĐ thì NLQL của chủ nhiệm Trung tâm HTCĐ là sự tổng hợp các năng lực sau:

1) Năng lực kế hoạch hoá

Kế hoạch hoá là một chức năng quan trọng của của công tác quản lý Trung tâm HTCĐ đồng thời cũng là một năng lực cần phải có của chủ nhiệm Trung tâm HTCĐ. Đó là năng lực lập kế hoạch và tổ chức chỉ đạo thực hiện có kết quả các kế hoạch của trung tâm. Công tác kế hoạch trong Trung tâm HTCĐ đòi hỏi ng−ời chủ nhiệm phải quan tâm đầy đủ nh− kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, kế hoạch tổng thể, bộ phận (kế hoạch của từng lĩnh vực hoạt động), kế hoạch của tập thể (các cơ quan, tổ chức liên kết, phối hợp với trung tâm để triển khai thực

trong đó đặc biệt chú ý tới kế hoạch trong năm. Kế hoạch hóa mỗi năm là cụ thể hoá việc thực hiện nhiệm vụ trong năm đó với các mục tiêu, biện pháp rõ ràng. Kế hoạch trong năm là cơ sở để xây dựng kế hoạch của từng bộ phận cũng nh−

của các cá nhân. Lập kế hoạch bao gồm sự lựa chọn các mục tiêu và xác định các ph−ơng án hành động hợp lý để đạt mục tiêu. Vì vậy , kế hoạch là cơ sở để thống nhất mọi hoạt động của các thành viên trong ban chủ nhiệm trung tâm và các lực l−ợng phối kết hợp, hỗ trợ của cộng đồng nhằm thực hiện nhiệm vụ trong năm. Nh−ng điều quan trọng không chỉ dừng ở khâu lập kế hoạch, mà ng−ời chủ nhiệm phải có năng lực chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Thực hiện tốt khâu này sẽ biến kế hoạch thành hiện thực, biến mục tiêu thành kết quả. Nhờ có năng lực kế hoạch hoá, ng−ời chủ nhiệm sẽ chủ động điều hành đ−ợc công việc, làm cho tập thể những ng−ời d−ới quyền tự giác, hăng hái và có sự phối hợp trong việc thực hiện kế hoạch. Có thể nói rằng, thông qua việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, mỗi Trung tâm HTCĐ có thể tự đánh giá đ−ợc kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm của trung tâm mình và cũng qua kết quả đó các cơ quan quản lý cấp trên cũng có thể đánh giá đ−ợc năng lực kế hoạch hoá của ng−ời chủ nhiệm Trung tâm HTCĐ. Năng lực kế hoạch hoá của chủ nhiệm Trung tâm HTCĐ thể hiện ở các nội dung sau:

- Xác định nhiệm vụ chung, nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ cụ thể trong năm của trung tâm trên cơ sở quán triệt nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT; của cấp uỷ và chính quyền các cấp, của ngành GD&ĐT, các ban ngành, tổ chức xã hội, đoàn thể có liên quan và nhu cầu học tập của ng−ời dân ở địa ph−ơng;

- Nắm vững các văn bản chỉ đạo của ngành GD&ĐT, của cấp uỷ, chính quyền địa ph−ơng và các ban , ngành có liên quan;

- Nắm vững thực trạng các mặt hoạt động của trung tâm, nắm vững khả năng về các điều kiện thực hiện kế hoạch nh− đội ngũ (giáo viên, h−ớng dẫn viên, cộng tác viên…), cơ sở vật chất, huy động các nguồn tài chính, công tác quản lý… - Xây dựng mục tiêu kế hoạch phù hợp;

- Xây dựng đầy đủ các loại kế hoạch, chú ý đến kế hoạch nâng cao chất l−ợng các hoạt động của trung tâm; xây dựng đội ngũ giáo viên, h−ớng dẫn viên, cộng tác viên; dự toán thu chi tài chính…

- Kế hoạch phải đ−ợc tập thể ban chủ nhiệm góp ý và thông qua, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ;

- Kế hoạch có quy định thời gian cụ thể và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân;

- Cụ thể hoá kế hoạch thành ch−ơng trình hành động.

Năng lực kế hoạch hoá là nội dung quan trọng cấu thành NLQL của chủ nhiệm TTHTCĐ, có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của trung tâm.

2) Năng lực tổ chức:

Năng lực tổ chức chính là thuộc tính bên trong, thuộc tính cơ bản của nhân cách CBQL và quyết định thành quả của hoạt động quản lý. Năng lực tổ chức của ng−ời chủ nhiệm Trung tâm HTCĐ đ−ợc thể hiện ở năng lực huy động và sử dụng các nguồn nhân lực, tài lực, vật lực vào việc thực hiện có kết quả mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra của trung tâm.

Năng lực tổ chức của chủ nhiệm Trung tâm HTCĐ thể hiện ở các nội dung sau: - Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ban chủ nhiệm và từng cá nhân (các thành viên của ban chủ nhiệm, giáo viên),trong trung tâm;

- Bố trí, phân công nhiệm vụ cho những ng−ời d−ới quyền điều hành (trong ban chủ nhiệm, giáo viên …) phù hợp với năng lực chuyên môn và sở tr−ờng của họ; - Xây dựng đội ngũ ban chủ nhiệm, giáo viên vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng đ−ợc yêu cầu nhiệm vụ của trung tâm;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho những ng−ời d−ới quyền điều hành làm việc;

- Xây dựng và giải quyết tốt các mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng địa ph−ơng để thực hiện nhiệm vụ của trung tâm và thực hiện chủ tr−ơng xã hội hóa giáo dục;

- Xây dựng và tổ chức tốt mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa ban chủ nhiệm với các giáo viên của trung tâm.

3) Năng lực chỉ đạo:

Các nhà quản lý đã có một đúc kết khoa học về công sức mà nhà quản lý phải đầu t− để thực hiện các chức năng quản lý nh− sau: nhà quản lý ở cấp tác nghiệp (cấp cơ sở nh− chủ nhiệm Trung tâm HTCĐ) phải vận dụng năng lực chỉ đạo trong quá trình quản lý đơn vị nhiều hơn so với các nhà quản lý cấp cao và cấp trung gian.

Năng lực chỉ đạo của chủ nhiệm Trung tâm HTCĐ thể hiện ở các nội dung sau: - Điều hành công việc có quy củ, nền nếp, có kỷ c−ơng, trật tự;

- Biết tập trung giải quyết khâu cơ bản, những vấn đề tồn tại, yếu kém;

- H−ớng dẫn những ng−ời d−ới quyền (ban chủ nhiệm, giáo viên …) làm tốt nhiệm vụ đ−ợc giao;

- Nhạy bén trong việc giải quyết kịp thời các tình huống quản lý;

- Theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của các cá nhân, đơn vị, tổ chức phối hợp để kịp thời đ−a ra ý kiến chỉ đạo bổ sung.

- Tổ chức tốt công tác huy động các nguồn lực và phối hợp các nguồn lực trong và ngoài trung tâm;

- Phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo. chủ động của những ng−ời d−ới quyền điều hành;

- Biết đúc kết kinh nghiệm để phát triển bằng các quyết dịnh khen chê kịp thời, công bằng.

4) Năng lực kiểm tra:

Kiểm tra đánh giá là một yếu tố quan trọng của NLQL, gắn liền với các NLQL khác của nhà quản lý nh− năng lực kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo.

Ng−ời chủ nhiệm Trung tâm HTCĐ nhất thiết phải có năng lực kiểm tra để có thể xem xét, theo dõi công việc.

Năng lực kiểm tra của chủ nhiệm Trung tâm HTCĐ thể hiện ở các nội dung sau: - Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra;

- Đề ra mục đích, yêu cầu nội dung kiểm tra rõ ràng; - Xây dựng chuẩn đánh giá phù hợp;

- Đề ra hình thức, ph−ơng pháp kiểm tra phù hợp với mục đích, yêu cầu nội dung kiểm tra;

- Thu thập thông tin và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết; - Đánh giá công bằng, khách quan;

- Biết điều chỉnh công tác quản lý sau kiểm tra.

Một phần của tài liệu các giải pháp phát triển trung tâm học tập cộng đồng tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)