Đặc tr−ng của quản lý Trung tâm HTCĐ 1) Đặc điểm quản lý Trung tâm HTCĐ

Một phần của tài liệu các giải pháp phát triển trung tâm học tập cộng đồng tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 28 - 30)

- Tin lực: Một nguồn lực không thể thiếu trong TTHTCĐ là thông tin Các thông tin này có thể tìm kiếm, khai thác ở Internet để phục vụ cho cộng đồng Ngoà

3. Tính thiết thực, khả th

1.5.1.2. Đặc tr−ng của quản lý Trung tâm HTCĐ 1) Đặc điểm quản lý Trung tâm HTCĐ

Quản lý Trung tâm HTCĐ là tập hợp những tác động tối −u của chủ thể quản lý (chủ nhiệm trung tâm) đến tập thể ban chủ nhiệm; giáo viên dạy văn hoá, h−ớng dẫn viên, công tác viên, những ng−ời tình nguyện viên (từ đây gọi chung là giáo viên), nhân viên phục vụ, học viên… nhằm thực hiện có chất l−ợng mục tiêu, kế hoạch hoạt động của trung tâm trên cơ sở tận dụng các tiềm lực về vật chất, tinh thần của trung tâm, của học viên và của cộng đồng xã hội.

Đây chính là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ nhiệm đến tập thể ban chủ nhiệm, giáo viên, các thành viên trong trung tâm để chính họ tác động đến học viên nhằm thực hiện mục tiêu của Trung tâm HTCĐ.

Thực chất công tác quản lý Trung tâm HTCĐ là quản lý quá trình hoạt động của trung tâm, đảm bảo các hoạt động diễn ra thuận lợi và có hiệu quả.

Quá trình hoạt động của Trung tâm HTCĐ bao gồm các nhân tố sau tạo thành:

(1) Mục tiêu của các hoạt động (2) Nội dung của các hoạt động

(3) Ph−ơng pháp, ph−ơng tiện để tổ chức các hoạt động

(4) Lực l−ợng giáo viên, h−ớng đẫn viên và cộng tác viên của trung tâm (5) Lực l−ợng học viên

(6) Kết quả các hoạt động

Các nhân tố trên có quan hệ t−ơng hỗ, trong đó mục tiêu của các hoạt động giữ vai trò định h−ớng cho sự vận động và phát triển của toàn bộ quá trình và cho các nhân tố khác.

2) Mục tiêu quản lý Trung tâm HTCĐ

Mục tiêu thực chất là những chỉ tiêu về mọi hoạt động đ−ợc dự kiến tr−ớc khi triển khai hoạt động. Đó chính là những nhiệm vụ phải thực hiện và là kết quả mong muốn khi kết thúc một chu kỳ quản lý. Mục tiêu quản lý của Trung tâm HTCĐ bao gồm:

(1) Mục tiêu về số l−ợng (số l−ợt học viên tham gia các hoạt động; số các chuyên đề, lớp học, hoạt động đ−ợc tổ chức tại trung tâm; số giáo viên hợp tác ổn định với trung tâm… )

(2) Mục tiêu về chất l−ợng (hiệu quả của các hoạt động đ−ợc tổ chức tại trung tâm; lợi ích thiết thực đem lại cho ng−ời dân; tác động thiết thực đến cộng đồng…)

(3) Xây dựng đội ngũ giáo viên: đủ về số l−ợng cho các hoạt động, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ s− phạm, phẩm chất…

(4) Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục: huy động cộng đồng (các ban ngành, tổ chức, cá nhân có sự quan tâm đến Trung tâm HTCĐ…) tham gia vào việc xây dựng, quản lý và phát triển trung tâm.

(5) Cải tiến công tác quản lý, đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý.

Các mục tiêu trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, trách nhiệm của chủ thể quản lý phải làm cho các mục tiêu trở thành hiện thực.

3) Chức năng quản lý Trung tâm HTCĐ

Quản lý giáo dục, quản lý giáo dục th−ờng xuyên nói chung và quản lý trung tâm học tập cộng đồng nói riêng phải thực hiện bốn chức năng cụ thể:

(1) Kế hoạch hoá (2) Tổ chức (3) Chỉ đạo (4) Kiểm tra

Quá trình quản lý Trung tâm HTCĐ là quá trình tổ chức các chức năng quản lý trên.

Một phần của tài liệu các giải pháp phát triển trung tâm học tập cộng đồng tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)