6. Kết cấu của luận văn
1.3.4. Tiêu chí xây dựng KPI
Để đạt được hiệu quả cao trong việc đánh giá thực hiện công việc, xây dựng các KPI cần đảm bảo tiêu chí SMART.
Cụ thể là:
S = Specific - Cụ thể, rõ ràng: các chỉ số đưa ra phải thật cụ thể rõ ràng, các chỉ số khi đưa ra phải giải thích được chỉ số này nói lên điều gì? Tại sao lại lựa chọn chỉ số này? Chỉ số này được đo lường như thế nào? Nếu các chỉ số không đạt được tiêu chí cụ thể thì người lao động không biết mình phải làm gì và làm như thế nào để đạt được hiệu quả công việc như mong muốn.
M = Measureable - Có thể đo đếm được: chỉ số KPI chỉ có giá trị khi được xác định và đo lường một cách chính xác. “Trở thành doanh nghiệp nổi tiếng nhất” không phải là chỉ số KPI, do không có cách nào đo được sự nổi tiếng của doanh nghiệp hay so sánh nó với doanh nghiệp khác.
A = Achievable - Có thể đạt được: Khi chọn lựa các KPI nên lựa chọn những chỉ số thực sự cần thiết, giúp doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu. Chỉ số này sẽ theo sát mục tiêu – là những mục tiêu mà doanh nghiệp nhận thấy họ có nhiều yếu tố nhằm đạt được mục tiêu một cách thực tế, vì vậy các KPI đưa ra cũng phải là những chỉ số thực tế có thể đạt được.
R = Realistic - Thực tế: các chỉ số đưa ra cũng cần cân nhắc và theo sát mục tiêu và thực tế, không nên đưa ra những chỉ số nằm ngoài khả năng đo lường thực tế, hoặc những KPI không đúng với thực tế công việc.
T = Timed - Có thời hạn: các chỉ số này cần được áp dụng trong thời gian bao lâu, khi nào? Nếu không đưa ra được hạn định cụ thể, sẽ gây khó khăn cho nhân viên trong quá trình thực hiện công việc, mất thời gian và công sức.
Như vậy, các tiêu chí SMART đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các KPI. Nếu không, nó không chỉ ảnh hưởng xấu cho hệ thống đánh giá mà còn gây hậu quả xấu cho hệ thống quản trị của tổ chức và gây lãng phí nguồn lực lớn cho hoạt động đánh giá không hiệu quả.