6. Kết cấu của luận văn
2.4.1. Những điểm đạt được
Từ những phân tích trên ta có thể thấy được thực trạng áp dụng KPI trong công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên tại Viettel Quảng Ninh được xây dựng một cách bài bản và có nhiều ưu điểm như sau:
- Hệ thống KPI mà Viettel Quảng Ninh áp dụng bám sát với hệ thống Thẻ điểm cân
bằng BSC và mục tiêu chiến lược trong giai đoạn công ty đề ra.
- Mục tiêu áp dụng KPI trong công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên
mà công ty đề ra đã được công ty truyền tải đến phần lớn cán bộ công nhân viên nhận thức được như trả lương, trả thưởng hàng tháng, bố trí sắp xếp lao động.
- Chu kỳ đánh giá công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên theo hệ
thống KPI là đánh giá 6 tháng đầu năm và đánh giá tổng kết năm được cán bộ nhân viên đón nhận và phù hợp với mục tiêu đánh giá.
- Hệ thống KPI được xây dựng các tiêu chí đánh giá gắn với nội dung, nhiệm vụ
chính, rõ ràng, có mạch lạc và liên kết với nhau. Các tiêu chí được tiêu chuẩn hóa theo thang đo cụ thể, dễ hiểu, dễ đo lường. Số lượng các tiêu chí đánh giá phù hợp, nội dung đánh giá cũng đã chỉ ra được các nhiệm vụ chính mà người lao động cần hoàn thành và quan tâm.
Các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu và nội dung đánh giá, tạo biểu mẫu báo cáo vừa dễ hiểu, vừa dễ thực hiện. Về cơ bản, phương pháp đánh giá thực hiện công
việc theo hệ thống KPI của công ty đã kết hợp linh hoạt các phương pháp đánh giá tiên tiến và đáp ứng được tương đối những mục tiêu đánh giá mà công ty đề ra.
- Quy trình đánh giá tại Viettel Quảng Ninh được diễn ra theo từng vòng và tại mỗi vòng lại có thêm ý kiến của các cấp lãnh đạo. Quy trình đánh giá có các bước và cách thực hiện rõ ràng trong triển khai.
- Kết quả đánh giá được sử dụng vào các hoạt động quản trị nhân lực khác. Đánh giá không chỉ còn là hình thức mà đã đi vào thực tế.