Phƣơng hƣớng phát triển của Viettel Quảng Ninh giai đoạn 2021 – 2025

Một phần của tài liệu Áp dụng KPI tại Viettel Quảng Ninh: Thực trạng và đề xuất giải pháp cải tiến. (Trang 67 - 68)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.Phƣơng hƣớng phát triển của Viettel Quảng Ninh giai đoạn 2021 – 2025

Với Viettel Quảng Ninh, mục tiêu chiến lược giai đoạn 2020 – 2025 của công ty là: - Kiện toàn bộ máy, cơ cấu tổ chức công ty theo hướng tinh giản – hiệu quả - vững mạnh.

- Giữ vững đà tăng trưởng của công ty 10 – 15% mỗi năm theo Nghị quyết của Tập

đoàn.

- Nâng cấp, chuyển đổi loại thiết bị mới tại các trạm thu phát sóng di động (BTS) trong tỉnh Quảng Ninh. Các ăng-ten và khối xử lý tín hiệu đơn băng tần sẽ được thay thế bằng loại thiết bị hiện đại có thể tích hợp đa công nghệ, đa băng tần. Mỗi vị trí cột phát sóng sẽ chỉ còn 3 đến 4 thiết bị của Viettel, giảm 2-3 lần số thiết bị treo trên các cột so với trước đây, giúp các cột thu phát sóng trở lên gọn gàng, góp phần tăng mỹ quan đối với đô thị. Đồng thời cũng giúp Viettel Quảng Ninh theo lộ trình chuyển đổi của Tập đoàn sẵn sàng nâng cấp, lắp đặt các thiết bị 5G trong thời gian tới, không lo vấn đề quá tải đường truyền, việc quản lý cơ sở dữ liệu mạng lưới của Viettel cũng dễ dàng hơn.

- Mở thêm các trạm thu phát sóng mới, đặc biệt là các trạm tại những vùng sâu vùng xa như xã Kỳ Thượng, xã Sơn Dương, huyện Tiên Yên, huyện Bình Liêu, huyện Ba Chẽ… Từ các huyện, xã vùng sâu vùng xa ở miền núi như huyện Hải Hà đến các huyện, xã hải đảo như thôn Vạn Cả, xã Cái Chiên, Viettel Quảng Ninh cũng đã có những buổi làm việc với Uỷ ban nhân dân tỉnh và các huyện để có hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng, cho thuê diện tích đất trong 50 năm để xây dựng, lắp đặt các cột, trạm thu phát sóng để phục vụ cho nhu cầu mạng di động, mạng Internet cho các hộ dân.

Viettel Quảng Ninh phối hợp với các Uỷ ban nhân dân để rà soát, đánh giá, triển khai trạm phủ sóng tại các điểm lõm sóng di động đối với các địa phương vùng sâu, vùng xa, biên giới, các vùng có vị trí dân cư phân tán trong huyện, các vị trí tập trung đông dân cư và khách du lịch cần tăng cường chất lượng dịch vụ và dữ liệu phù hợp quy hoạch viễn thông thụ động của tỉnh Quảng Ninh. Tỉnh và Viettel Quảng Ninh hợp tác nhằm xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin cho tỉnh phục vụ xây dựng đô thị thông minh và hệ thống ứng dụng chính quyền điện tử hướng đến phục vụ người dân

và doanh nghiệp được tốt hơn, hoạt động chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước được thông suốt, minh bạch, hiệu quả. Hai bên phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về viễn thông và công nghệ thông tin.

- Đẩy mạnh các dịch vụ công nghệ số khác của Viettel Quảng Ninh như dịch vụ

chứng thư số; hóa đơn điện tử; dịch vụ mạng Internet băng thông rộng cho khối khách hàng lớn, khách hàng doanh nghiệp; dịch vụ bảo mật an ninh mạng cho các khối văn phòng, ban ngành nhà nước hoặc doanh nghiệp có nhu cầu…

- Tăng cường các hoạt động từ thiện xã hội như chương trình “Trái tim cho em”,

quỹ Khuyến học của tỉnh, thành phố, huyện, thị xã… Và đặc biệt, trước ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Viettel Quảng Ninh cũng đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả nhằm giúp các em học sinh và giáo viên dễ dàng tiếp cận thông tin và học trực tuyến. Các giải pháp nổi bật như: Nỗ lực đầu tư, tối ưu mạng lưới, xóa bỏ vùng lõm, đưa cáp quang Viettel tới tất cả các thôn, bản, xóm làng; triển khai miễn phí hệ thống Mạng xã hội học tập và phòng học trực tuyến; hỗ trợ 1.500 máy smartphone với giá ưu đãi cho học sinh nghèo tại Bình Liêu để các em học trực tuyến, tổng giá trị ưu đãi, hỗ trợ là 750 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Áp dụng KPI tại Viettel Quảng Ninh: Thực trạng và đề xuất giải pháp cải tiến. (Trang 67 - 68)