Mục đích của việc áp dụng KPI trong đánh giá thực hiện công việc của nhân

Một phần của tài liệu Áp dụng KPI tại Viettel Quảng Ninh: Thực trạng và đề xuất giải pháp cải tiến. (Trang 27 - 28)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.6.Mục đích của việc áp dụng KPI trong đánh giá thực hiện công việc của nhân

nhân viên tại tổ chức, doanh nghiệp

Hệ thống KPI là một công cụ hữu hiệu trong hoạt động đánh giá thực hiện công việc của nhân viên. Bởi kết quả đánh giá không chỉ có tác động đến tổ chức, doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến nhân viên. Cả hai kết hợp hài hòa vì mục tiêu chung của tổ chức, doanh nghiệp, giúp tổ chức phát triển bền vững.

Về phía nhân viên, hệ thống KPI thúc đẩy nhân viên hoàn thành chỉ tiêu và vượt chỉ tiêu, giúp khẳng định năng lực, khả năng của nhân viên, do vậy:

- Nhân viên sẽ nhận định được mức độ hoàn thành công việc của họ so với mục tiêu

đặt ra cũng như khả năng thực hiện trong tương lai. Điều này khiến cho nhân viên nhận thức được về năng lực của chính mình, những sai lầm cần hoàn chỉnh, từ đó đưa ra các phương hướng, chiến lược cho chính bản thân hoàn thiện hơn, nhằm đáp ứng cao hơn yêu cầu công việc.

- Việc sử dụng hệ thống KPI cũng góp phần làm cho việc đánh giá thực hiện công

việc trở nên minh bạch, công bằng và hiệu quả hơn... Đánh giá đúng mức độ thực hiện công việc của nhân viên là căn cứ, cơ sở cho các vấn đề đào tạo, trả lương, khen thưởng, thăng chức cho nhân viên, cải tiến cơ cấu tổ chức…Nó còn tạo ra môi trường làm việc mà người nhân viên thấy mình được coi trọng. Đây là một cơ chế đãi ngộ nhằm giữ chân nhân tài.

- Hệ thống KPI đảm bảo nhân viên thực hiện đúng các trách nhiệm trong bản mô tả

công việc của từng vị trí chức danh cụ thể. Các tiêu chuẩn thực hiện công việc cụ thể, rõ ràng giúp nhân viên hiểu được mức độ quan trọng của từng nhiệm vụ, từ đó có kế hoạch sắp xếp và thực hiện hợp lý. Ngoài ra, họ thấy được mong muốn của nhà quản lý đối với bản thân cũng như viễn cảnh tương lai mà tổ chức, doanh nghiệp muốn đạt tới. Sự hiểu biết này giúp cho các kế hoạch, chiến lược tổ chức tiết kiệm được thời gian phổ biến và thực hiện nhằm đạt kết quả cao nhất.

Đối với tổ chức và doanh nghiệp, đánh giá thực hiện công việc qua hệ thống KPI tác động đến rất nhiều yếu tố:

- Cơ sở để khen thưởng, trả lương: KPI là các mục tiêu công việc mà tổ chức, bộ phận, nhóm hoặc cá nhân phải đạt được để đáp ứng các yêu cầu chung. Trên cơ sở đạt được KPI, các tổ chức (công ty, cơ quan, phòng ban) sẽ có chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân. KPI là cơ sở để nhà quản lý đánh giá thành tích của các bộ phận, nhân viên và đưa ra các biên pháp khuyến khích phù hợp cho từng bộ phận và từng nhân viên. Một yếu tố khác gắn bó nhân viên với tổ chức và doanh nghiệp chính là tiền lương. Tiền lương quá thấp so với năng lực và những cống hiến mà nhân viên bỏ ra, họ sẽ rời xa tổ chức, doanh nghiệp mau chóng. Ngược lại, tiền lương cao so với khả năng đáp ứng công việc còn thấp, tổ chức, doanh nghiệp sẽ đi tới làm việc mất hiệu quả, suy yếu và sụp đổ, thậm chí, không sớm thì muộn, nhân viên cũng sẽ ra đi. Thông qua hệ thống đánh giá KPI, nhà quản lý sẽ đưa ra mức lương hợp lý với năng lực mỗi người.

- Các tiêu chuẩn đánh giá mang tính định lượng cao, có thể đo lường cụ thể do đó

nâng cao hiệu quả của đánh giá thực hiện công việc.

- Hoạt động đánh giá thực hiện công việc còn chứa đựng yếu tố kĩ thuật. Bởi, các kết quả đánh giá sẽ được sử dụng để thiết kế các chương trình đào tạo dựa trên những kiến thức còn thiếu hụt của nhân viên trong quá trình thực hiện công việc được giao. Nhân viên còn có thể nhìn nhận được các phẩm chất có liên quan cần thiết đến công việc. Không chỉ tác động vào nhân viên, kết quả đánh giá còn ảnh hưởng đến nhà quản lý, các cán bộ đánh giá khi điều chỉnh lại các sai sót trong việc thực hiện công việc của nhân viên.

- Hệ thống KPI gắn liền với mục tiêu chiến lược của tổ chức. Vì vậy, kết quả của

quá trình đánh giá còn tạo điều kiện để tổ chức, doanh nghiệp đưa ra các chính sách, xác định các định hướng trong quản lý nguồn nhân lực, các chiến lược là hết sức cần thiết trong sự nghiệp phát triển của tổ chức, doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Áp dụng KPI tại Viettel Quảng Ninh: Thực trạng và đề xuất giải pháp cải tiến. (Trang 27 - 28)