Việc điều hành chính giá của một ngân hàng là bài toán khó, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà sự cạnh tranh ngày càng tăng cao. Bởi vì chính sách giá không những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và thu nhập của ngân hàng mà còn liên quan đến vị thế và thế lực của ngân hàng trên thị trường. Giá cả sản phẩm dịch vụ ngân hàng được biểu hiện qua 3 hình thức: lãi suất (tiền gửi, tiền vay), phí sử dụng dịch vụ của ngân hàng và hoa hồng (môi giới bất động sản, chứng khoán).
Hiện nay ngân hàng Liên doanh Việt - Nga đang hướng tới mục tiêu ‘’Ngân hàng của mọi nhà’’, là ngân hàng bán lẻ có mạng lưới rộng khắp vì vậy cần có chính sách giá thâm nhập thị trường tức là có một mức giá thấp (đặc biệt áp dụng với gói sản phẩm dịch vụ gửi tiết kiệm, cho vay, sản phẩm thẻ) để có lượng khách hàng lớn trong thời gian ngắn.
Để Hoàn thiện chính sách giá, ngân hàng cần:
+ Thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu về giá, phí các loại dịch vụ ngân hàng. Hoàn thiện và áp dụng những chính sách đó vào thực tế kinh doanh nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Từ đó đề xuất áp dụng những chính sách phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng theo từng thời kỳ và xu hướng của thị trường. Việc xác định giá phải được dựa trên lợi ích tổng thể của khách hàng và ngân hàng: Khách hàng cần phải thấy được những ưu đãi mà ngân hàng dành cho mình ở một số dịch vụ, đồng thời, ngân hàng cũng sẽ tăng được thu nhập từ các hoạt động khác mà khách hàng mang lại từ việc sử dụng các dịch vụ, ưu đãi.
+ Thu hẹp biên độ chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra: với lãi suất huy động đầu vào được nâng lên tương đương các ngân hàng khác trên địa bàn, trong khi đó để nâng cao tính cạnh tranh trong cho vay thì cần hạ lãi suất cho vay xuống, do đó cần phải tăng doanh số trong cho vay để bù đắp cho các chi phí hoạt động
87 + Giảm các chi phí hoạt động:
Ngân hàng nên nghiên cứu đưa ra giải pháp giảm chi phí hoa hồng cho đối tác bưu điện. Ngoài ra, quản lý hiệu quả các chi phí về tài sản, quản lý, đào tạo: chi cho hoạt động đào tạo cần phải tập trung và tránh dàn trải; tiết kiệm trong sử dụng tài sản, công cụ dụng cụ; tiết kiệm tối đa việc đầu tư các tài sản cố định không hiệu quả (chi về khấu hao tài sản, thuê nhà, mua công cụ lao động, sửa chữa bảo dưỡng tài sản);
Tiết kiệm hơn trong các chi phí văn phòng như điện thoại văn phòng phẩm, xăng xe... Có thể khoán định mức sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại về từng phòng, từng cán bộ nhân viên