Giải pháp về sản phẩm, dịch vụ khác biệt

Một phần của tài liệu NGUYỄN-THÙY-LINH-1906020246-QTKD26 (Trang 98 - 100)

Những năm gần đây, có nhiều ngân hàng Việt Nam đã đẩy mạnh việc chuyển hướng kinh doanh, chú trọng vào đầu tư, thu hút khách hàng cá nhân thay vì tập trung đa phần nguồn lực vào khách hàng doanh nghiệp. Theo đó, một ngân hàng bán lẻ thành công cần phải tạo ra những sản phẩm dịch vụ có sự khác biệt. Đó không chỉ là sự khác biệt trong chất lượng dịch vụ, sản phẩm mà còn là sự sáng tạo trong cách làm thương hiệu nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ không giống với các ngân hàng khác.

Với ngân hàng Liên doanh Việt Nga, bộ phận Thiết kế sản phẩm dịch vụ cần nghiên cứu thị trường kỹ lưởng và chuẩn xác để đưa ra các gói sản phẩm phù hợp với nhu cầu của từng phân khúc khách hàng mục tiêu.

Về dịch vụ tiền gửi (huy động vốn):

+ Mở rộng hình thức tiền gửi lưỡng tính như tài khoản tiền gửi kỳ hạn gửi một lần, rút nhiều lần hay gửi nhiều lần rút một lần. Tài khoản gửi một lần rút nhiều lần có tính kế hoạch cao và rất phù hợp với tiền gửi cho các dự án đầu tư hay quản lý tài chính thay khách hàng.

+ Tăng cường dịch vụ trả lương qua tài khoản đối với cán bộ công nhân viên, viên chức, vừa phát triển được dịch vụ thẻ, bên cạnh đó tận dụng được lượng nguồn tiền nhàn rỗi ở đối tượng này. Do đó, cần kết hợp với việc miễn và giảm phí phát hành

88

thẻ ATM cho các nhóm đối tượng này nhằm tăng khả năng cạnh tranh vì hiện nay nhiều NHTM khác cũng đã có chủ trương và chính sách trả lương qua tài khoản.

- Đẩy mạnh phát triển sản phẩm thẻ:

Thị trường thẻ ở Việt Nam hiện nay còn rất lớn. Tuy nhiên thì Ngân hàng Liên doanh Việt Nga hiện tại chưa phải là một trong những Ngân hàng có hoạt động thẻ mạnh. Do đó, cần đẩy mạnh hoạt động của bộ phận này hơn nữa.

Cần phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để tạo sự khác biệt trong cảm nhận của khách hàng

Tiếp tục phát triển các sản phẩm thẻ cả về số lượng phát hành, về chủng loại và về tính năng. Trong việc phát triển sản phẩm, Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga cần quan tâm cả về thuộc tính công dụng và về thuộc tính thụ cảm của sản phẩm. Cho ra đời những sản phẩm màu sắc, kiểu dáng, mẫu mã đa dạng hơn, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Làm cho thẻ của Ngân hàng Liên doanh Việt Nga không chỉ chứa đựng nhiều tính năng mà thẻ còn thể hiện được phong cách, cá tính của chủ thẻ. Để làm được điều này cần nắm rõ về đặc điểm khách hàng là đối tượng học sinh, sinh viên hay công nhân viên chức, đặc biệt là khách hàng mục tiêu nông dân, hưu trí cũng như nắm được ngành nghề của họ để có chính sách phù hợp cho từng đối tượng trong từng thời điểm.

- Về hoạt động tín dụng:

Muốn tạo được sự khác biệt cần nâng cao chất lượng tín dụng, cần phải khắc phục những yếu kém:

+ Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro bằng cách: xếp hạng tín dụng khách hàng, quản lý quan hệ khách hàng bằng hệ thống kho dữ liệu, thường xuyên rà soát, đánh giá, phân loại khách hàng, phân loại nợ vay. Sàng lọc để hạn chế cho vay đối với khách hàng làm ăn kém hiệu quả.

+ Thực hiện cơ cấu lại khách hàng theo định hướng của Ngân hàng Liên doanh Việt Nga là cho vay bán lẻ và phù hợp với tình hình địa bàn

89

+ Mở rộng hình thức chiết khấu chứng có giá, hình thức này tại Việt Nam chưa phổ biến nhưng có mức độ rủi ro thấp, tính an toàn cao hơn nghiệp vụ cho vay thông thường.

- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp như điện lực, bảo hiểm, trường học, bưu điện... góp phần đa dạng các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Việc hợp tác giữa các ngành trên là một xu hướng tất nhiên hiện nay, với mục đích mang lại cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng, hoàn hảo. Đồng thời, việc hợp tác góp phần huy động vốn một cách hiệu quả, tăng thêm nguồn khách hàng tiềm năng, bán chéo được các sản phẩm dịch vụ, tăng thu nhập, tăng thêm mức độ trung thành của khách hàng, tăng thêm uy tín và khả năng cạnh tranh.

Một phần của tài liệu NGUYỄN-THÙY-LINH-1906020246-QTKD26 (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)