Kết quả giải quyết khiếu nại đất đai tại thành phố Vinh

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống, việc làm của người dân thành phố vinh tỉnh nghệ an (Trang 101)

Năm Khiếu nại đúng Khiếu nại sai Khiếu nại có đúng, có sai Giải quyết đúng hạn

Giải quyết không đúng hạn Trường hợp Tỷ lệ (%) Trường hợp Tỷ lệ (%) Trường hợp Tỷ lệ (%) Trường hợp Tỷ lệ (%) Trường hợp Tỷ lệ (%) 2008 13 14,97 68 81,61 3 3,42 71 84,33 13 15,67 2009 22 20,96 76 72,84 7 6,20 79 75,13 26 24,87 2010 23 15,97 110 78,63 8 5,40 119 84,18 22 15,82 2011 15 10,92 116 81,78 10 7,30 106 75,24 35 24,76 2012 19 11,91 133 81,39 11 6,70 120 73,44 43 26,56 2013 25 15,98 127 79,52 7 4,50 112 70,36 47 29,64 2014 22 13,99 128 79,91 10 6,10 132 82,24 28 17,76 2015 19 12,92 124 82,58 7 4,50 114 76,13 36 23,87 2016 23 16,97 106 77,73 7 5,30 109 80,24 27 19,76 2017 14 8,98 136 87,32 6 370 114 73,24 42 26,76 2018 21 11,12 158 85,43 6 3,45 148 80,24 37 19,76 2019 24 13,96 139 81,42 8 4,62 135 78,77 36 21,23 Tổng/ TB 241 14,05 1421 80,85 89 5,10 1358 77,79 393 22,21 Nguồn: UBND thành phố Vinh (2020)

b. Mức độ ảnh hưởng của đô thị hóa tác động đến khiếu nại về đất đai

Kết quả xử lý số liệu cho thấy, có 20 yếu tố tác động, được phân thành 06 nhóm yếu tố tác động theo đặc điểm của yếu tố (bảng 4.13).

Bảng 4.13. Các nhóm yếu tố tác động đến khiếu nại đất đai tại thành phố Vinh

Nhóm yếu tố Nhóm yếu tố

1. Nhóm các yếu tố đô thị hóa (UR) 4. Nhóm người sử dụng đất (LU) Tỷ lệ đô thị hóa (UR1) Hiểu biết pháp luật đất đai (LU1 Tốc độ đô thị hóa (UR2) Chấp hành pháp luật đất đai (LU2 2. Nhóm yếu tố pháp lý (LE) 5. Nhóm yếu tố của tổ chức (OR) Quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất (LE1)

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai (OR1)

Quy định về bồi thường đất đai (LE 2 Tiếp nhận khiếu nại (OR2) Quy định hỗ trợ (LE 3) Giải quyết khiếu nại (OR3)

Quy định tái định cư (LE 4 Phối hợp của các các cơ quan, tổ chức (OR4) Quy định giá đất tính tiền bồi thường (LE 5) Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm luật (OR5) 3. Nhóm yếu tố của hồ sơ địa chính (CA) 6. Nhóm yếu tố con người (HU)

Lập hồ sơ địa chính (CA1) Số lượng nhân lực (HU1) Cập nhật hồ sơ địa chính (CA2) Chất lượng nhân lực (HU2)

Lưu trữ hồ sơ địa chính (CA3) Ý thức chấp hành pháp luật của nhân lực (HU3) Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến khiếu nại đất đai tại thành phố Vinh được thể hiện tại (hình 4.5 xác định 6 nhóm yếu tố tác động đến khiếu nại đất đai

Hình 4.5. Mô hình nghiên cứu các nhóm yếu tố tác động đến khiếu nại đất đai

Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đối với 6 nhóm yếu tố cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha dao động trong khoảng từ 0,817-0,871, hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 (bảng 4.14 . Như vậy, thang đo sử dụng cho đánh giá các yếu tố tác động đến khiếu nại đất đai có độ tin cậy và phù hợp cho các phân tích tiếp theo. Kiểm định tính thích hợp của EFA được thực hiện thông qua hệ số thích hợp KMO. Kết quả nghiên cứu đã xác định KMO = 0,873 và thỏa mãn điều kiện 0,5< KMO <1,0 nên phân tích nhân tố khám phá là thích hợp với dữ liệu thực tế. Bên cạnh đó, kết quả kiểm định Barlett cho giá trị Sig. bằng 0,00 và nhỏ hơn 0,05 (bảng 4.15).

Bảng 4.14. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo về các yếu tố tác động đến khiếu nại đất đai tại thành phố Vinh

Nhóm yếu tố Tương quan biến tổng Nhóm yếu tố Tương quan biến tổng

1. Nhóm các yếu tố đô thị hóa (UR- Alpha=0,863)

4. Nhóm người sử dụng đất (LU- Alpha=0,829)

Tỷ lệ đô thị hóa (UR1)

0,836 Hiểu biết pháp luật đất đai (LU1)

0,817

Tốc độ đô thị hóa (UR2)

0,782 Chấp hành pháp luật đất đai (LU2) 0,724 2. Nhóm yếu tố pháp lý (LE- Alpha=0,852) 5. Nhóm yếu tố của tổ chức (OR-Alpha=0,817) Quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (LE1)

0,845 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai (OR1

0,801 Quy định về bồi thường đất đai

(LE 2)

0,818

Tiếp nhận khiếu nại (OR2)

0,784 Quy định hỗ trợ (LE 3) 0,834 Giải quyết khiếu nại (OR3) 0,724 Quy định tái định cư (LE 4

0,752 Phối hợp của các các cơ quan, tổ chức (OR4)

0,716 Quy định giá đất tính tiền bồi

thường (LE 5)

0,716 Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm luật (OR5)

0,671

3. Nhóm yếu tố của hồ sơ địa chính (CA-Alpha=0,871)

6. Nhóm yếu tố con người (HU- Alpha=0,830)

Lập hồ sơ địa chính (CA1) 0,874 Số lượng nhân lực (HU1) 0,814 Cập nhật hồ sơ địa chính (CA2) 0,819 Chất lượng nhân lực (HU2) 0,792 Lưu trữ hồ sơ địa chính (CA3) 0,782 Ý thức chấp hành pháp luật

của nhân lực (HU3)

Bảng 4.15. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test về các yếu tố tác động đến khiếu nại đất đai tại thành phố Vinh

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,873

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 1.548,653

df 178

Sig. 0,000

Điều này chứng tỏ các biến đo lường có tương quan tuyến tính với yếu tố đại diện. Hệ số nhân tố tải của các thành phần lớn hơn 0,60 (bảng 4.16), nên phân tích EFA có ý nghĩa thực tiễn, các biến độc lập đảm bảo độ chính xác đưa vào mô hình phân tích hồi quy xác định mức độ tác động của các yếu tố đến khiếu nại đất đai.

Bảng 4.16. Trọng số của ma trận xoay về các yếu tố tác động đến khiếu nại đất đai tại thành phố Vinh

Biến đo lường Nhóm yếu tố tác động 1 2 3 4 5 6 DT1 0,867 DT2 0,843 LE1 0,857 LE2 0,791 LE3 0,791 LE4 0,791 LE5 0,791 CA1 0,801 CA2 0,858 CA3 0,834 LU1 0,831 LU2 0,831 OR1 0,831 OR2 0,831 OR3 0,831 OR4 0,831 OR5 0,831 HU1 0,840 HU2 0,827 HU3 0,811

Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy, hệ số Sig bằng 0,00 nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 1% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa, các biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc Y. Giá trị R2 hiệu chỉnh giao động từ 0,817 đến 0,849 cho thấy các biến độc lập đưa vào chạy hồi quy tác động đến từ 82,10 đến 84,90% sự thay đổi của việc làm, còn lại 17,90% - 15,10% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, hệ số Durbin Watson có giá trị 1,932-1954,0 nằm trong khoảng từ 1,5 đến 2,5 nên không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra (bảng 4.17). Độ phóng đại phương sai (VIF của tất cả các biến đưa vào mô hình đều nhỏ hơn 2 nên mô hình nghiên cứu không có hiện tượng đa cộng tuyến. Ngoài ra, các biến đưa vào nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê (Sig. bằng 0 và nhỏ hơn 0.05 . Từ hệ số hồi quy chuẩn hóa, ta xác định được phương trình hồi quy có dạng sau:

Y = 0,876*CA + 0,743*LE + 0,694*UR + 0,605*LU + 0,491*OR + 0,467*HU + 2,469

Bảng 4.17. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính về các yếu tố tác động đến khiếu nại đất đai tại thành phố Vinh

Nhóm yếu tố Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Thống kê đa cộng tuyến Tỷ lệ tác động (%) Thứ tự tác động Sai số (Sig.) VIF Hằng số 2,469 CA 0,876 4,753 0 1,743 22,60 1 LE 0,743 5,547 0 1,572 19,17 2 UR 0,694 4,542 0 1,563 17,91 3 LU 0,605 5,547 0 1,864 15,61 4 OR 0,491 4,562 0 1,657 12,67 5 HU 0,467 3,545 0 1,536 12,05 6

Sig. F = 0,000; Hệ số R2 = 0,834; Hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,16; Durbin-Watson = 1,973

Kết quả tại (bảng 4.17) cho thấy, tất cả 6 nhóm yếu tố được đưa vào mô hình nghiên cứu có tác động đến khiếu nại đất đai tại thành phố Vinh với tỷ lệ tác động của các nhóm yếu tố khác nhau. Nhóm yếu tố đô thị hóa có tỷ lệ tác động 17,91 , đứng thứ ba sau nhóm yếu tố hồ sơ địa chính và nhóm yếu tố pháp luật và tiếp theo là nhóm yếu tố người sử dụng đất, nhóm yếu tố tổ chức liên quan

liên quan đến khiếu nại và nhóm yếu tố nhân lực giải quyết khiếu nại. Từ kết quả nghiên cứu trên có thể nhận thấy rằng, trong giai đoạn 2008-2019, tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 37,21% lên 68,03% với tốc độ thị hóa 102,94% thì số lượng vụ khiếu nại đất đai cũng có xu hướng tăng mặc dù có năm tăng, năm giảm. Bên cạnh đó, đô thị hóa có tác động đến dương đến khiếu nại đất đai với mức độ tác động đứng vị trí thứ 3 trong 6 nhóm yếu tố tác động.

4.3.2. Đánh giá tác động của đô thị hóa đến sử dụng nông nghiệp thành phố Vinh

4.3.2.1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2008-2019 trong quá trình đô thị hóa

Diện đất nông nghiệp tại thành phố Vinh giảm 509,88 ha từ năm 2008 đến năm 2019. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm (506,23 ha , trong đó diện tích đất trồng cây lâu năm giảm nhiều nhất (258,75 ha), tiếp đến là diện tích đất trồng cây hàng năm 247,48 ha, diện tích đất nuôi trồng thủy sản giảm 96,00 ha, đất rừng phòng hộ giảm 0,23 ha. Mặc dù vậy, đất nông nghiệp khác như đất nhà kính, nhà khác phục vụ trồng trọt, chăn nuôi lại tăng 92,58 ha (hình 4.6. . Diện tích đất nông nghiệp giảm do được chuyển thành đất phi nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh (UBND thành phố Vinh, 2020).

Trong giai đoạn 2008-2019, Nhà nước đã thu hồi đất nông nghiệp của 3.728 hộ gia đình nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là 563,71 ha. Bổ sung cho diện tích đất bị thu hồi Nhà nước đã cho phép chuyển đất chưa sử dụng thành đất nông nghiệp với diện tích 112,67 ha. Mô hình sử dụng đất nông nghiệp cũng có thay đổi theo hướng tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước thích ứng với diện tích đất nông nghiệp giảm. Đến năm 2019, đã hình thành 05 mô hình sử dụng đất nông nghiệp tiêu biểu theo hướng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, bao gồm: Mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tổng hợp, mô hình sản xuất rau củ quả công nghệ cao, mô hình kinh tế gia trại và mô hình chăn nuôi theo hướng VietGAP (Hình 4.7) (UBND thành phố Vinh, 2020).

Bảng 4.18. Một số đặc điểm của các mô hình sử dụng đất nông nghiệp Mô hình sử dụng đất Vị trí Diện Mô hình sử dụng đất Vị trí Diện tích (ha) Vốn đầu (tỷ đ) Thu nhập (tỷ đ/năm)

Sản xuất rau an toàn xã Nghi Liên 50,00 20,00 4,0 Sản xuất nông nghiệp hữu cơ

tổng hợp xã Nghi Kim 80,00 50,00 10,0 Sản xuất rau củ quả công nghệ

cao xã Nghi Liên 0,46 0,80 0,3 Kinh tế gia trại xã Nghi Kim,

Xã Hưng Hòa 10,00 7,0 5,0 Chăn nuôi theo hướng VietGAP xã Nghi Ân,

các xã lân cận 5,0 10,0 2,5 Nguồn: UBND thành phố Vinh (2020) Mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP được thực hiện tại 3 khu vực của xã Nghi Liên và xã Đông Hưng với diện tích 50 ha, vốn đầu tư 20 tỷ đồng và cho thu nhập hàng năm khoảng 4 tỷ đồng (bảng 4.18). Các khu chức năng chính bao gồm khu sản xuất rau an toàn; khu hạ tầng phụ trợ (hệ thống bơm, kho.. ; khu sơ chế, trung chuyển hàng hóa, giới thiệu sản phẩm… Vùng sản xuất rau an toàn xóm Hồng Liên, xã Nghi Liên có diện tích 9,4 ha với trên 50 hộ dân sản xuất trực tiếp thuộc 2 hợp tác xã và UBND xã Nghi Liên. Vùng sản xuất rau an toàn xóm Trung Liên, xã Nghi Liên có tổng diện tích 28 ha. Vùng sản xuất rau xóm Vinh Xuân, xã Hưng Đông có tổng diện tích sản xuất 13,5 ha với 135 lao động của 70 hộ gia đình tham gia sản xuất trực tiếp. Việc tiêu thụ sản phẩm rau an toàn được thực hiện theo mô hình liên kết với các doanh nghiệp đảm bảo thị trường đầu ra. Việc xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP đã giúp cho người tiêu dùng của thành phố Vinh và các vùng lân cận có những sản phẩm rau đảm bảo chất lượng, đồng thời tăng thêm thu nhập cho người trồng rau.

Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tổng hợp được triển khai tại xã Nghi Kim có quy mô 80 ha, vốn đầu tư 50 tỷ đồng cũng có các khu chức năng như khu sản xuất nông nghiệp hữu cơ; khu hạ tầng phụ trợ (hệ thống bơm, kho..); khu sơ chế, trung chuyển hàng hóa, giới thiệu sản phẩm… Mô hình này cho thu

nhập khoảng 10 tỷ đồng/năm. Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tổng hợp không chỉ tạo ra những sản phẩm an toàn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng mà còn là phương thức sản xuất góp phần giảm thiểu môi trường, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Mô hình sản xuất rau củ quả công nghệ cao bước đầu đang được triển khai tại xã Nghi Liên có quy mô 0,46 ha với kinh phí đầu tư nhà lưới 800 triệu đồng. Vụ Xuân Hè, trồng các loại dưa như dưa chuột, dưa lê, dưa lưới,....; vụ Hè Thu, trồng dưa chuột; vụ Đông Xuân, trồng hoa Ly, rau, su hào, bắp cải, suplơ, dưa chuột, hoa cúc,... Việc áp dụng các tiến bộ KHKT như sản xuất rau củ quả công nghệ cao trong nhà lưới... đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao bởi sản xuất trong điều kiện nhà lưới, nhà màng giúp giảm thiểu tác động từ bên ngoài như giảm sâu bệnh côn trùng tấn công, các điều kiện thời tiết bất lợi như sương muối, mưa lớn, bão nên từ đó giảm được tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, rau, củ, quả đạt được tiêu chuẩn an toàn, tăng năng suất, chất lượng và đem lại lợi nhuận cao. Sản phẩm giữ được giá trị dinh dưỡng và an toàn với người tiêu dùng. Năng suất của dưa chuột đạt 7 - 8 tạ/sào; dưa lê, dưa lưới đạt 1,5 - 2 tấn/sào; su hào đạt 1 tấn/sào; bắp cải đạt 1,7 - 2,2 tấn/sào; suplơ đạt 0,8 - 1 tấn/sào,... Tổng thu 1 sào sản xuất trong nhà lưới đối với cây dưa chuột đạt giá trị thu nhập 25 triệu đồng; đặc biệt đối với làm dưa lưới đạt giá trị 50 triệu đồng/sào, hoa ly đạt giá trị rất cao lên đên 200 triệu đồng/ sào/vụ, bình quân các loại rau màu khác từ 10- 20 triệu đồng/sào/vụ.

Mô hình kinh tế gia trại được thực hiện tại xã Nghi Kim và xã Hưng Hòa với diện tích 10 ha, kinh phí đầu tư 50 tỷ đồng. Mô hình kinh tế gia trại thực hiện kết hợp nuôi lợn, gà, vịt, chim cút sinh sản và nuôi trồng thủy sản. Các khu chức năng gồm: khu chăn nuôi với 13.000 con gà, 300 con vịt, 300 con lợn, 100.000 con chim cút sinh sản. Khu nuôi cá mè, trôi, trắm, chép với khoảng 50 tấn cá thu hoạch mỗi năm. Tổng doanh thu hàng năm hộ gia đình anh đạt được trên 7 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí thu lãi trên 2 tỷ đồng/năm. Sản phẩm nông sản không chỉ được tiêu thụ trên thị trường thành phố Vinh, các huyện lân cận.

Mô hình chăn nuôi theo hướng VietGAP tại xã Nghi Ân và một số xã lân cận nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất gắn với bảo vệ môi trường. Một trong những mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả thiết thực cho nông dân thành phố Vinh đó là mô hình chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học. Mô hình này được hội nông dân thành phố Vinh triển khai nhiều năm qua và đã giúp

cho nông dân xóa nghèo, ổn định cuộc sống. Theo đó, Hội Nông dân thành phố Vinh đã cung ứng 2,8 vạn gà giống từ Công ty DaBaCo, công ty Việt Cường, công ty Hòa Phát. Các hộ nhận nuôi gà được Hội Nông dân hỗ trợ gà giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng bệnh cho gà. Không chỉ mô hình nuôi gà an toàn sinh học hỗ trợ xóa nghèo đạt hiệu quả cao mà phong trào chăn nuôi ở thành phố Vinh được phát triển sâu rộng. Hiện nay, thành phố có 21 trang trại và 220 gia trại chăn nuôi gia súc gia cầm. Thành phố cũng đã xây dựng vùng nuôi gà sinh sản VietGAP với 6 trang trại được chứng nhận VietGAP. Ngoài ra, các mô hình chăn nuô gà Ai Cập lai siêu trứng, gà Đông Tảo lai trên nền đệm lót sinh học, mô hình

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống, việc làm của người dân thành phố vinh tỉnh nghệ an (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)