Điều kiện kinh tế xã hội thành phố Vinh

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống, việc làm của người dân thành phố vinh tỉnh nghệ an (Trang 70)

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Cơ cấu kinh tế thành phố Vinh giai đoạn 2008-2019 có sự chuyển dịch tích cực và theo hướng phát triển dịch vụ - thương mại, giảm dần tỷ trọng của Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Năm 2014 trong bối cảnh suy giảm kinh tế chung nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,6 . Đến năm 2019, giá trị sản xuất đạt 33.752 tỷ đồng, đạt 101,0 kế hoạch năm, tăng 9,7 so với cùng kỳ. Giá trị gia tăng đạt 16.323,4 tỷ đồng, đạt 100,8 kế hoạch năm, tăng 8,6 so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 11.987 tỷ đồng, đạt 100,4 kế hoạch năm, tăng 18,1 so với năm trước.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ - thương mại và giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Công nghiệp - xây dựng từ 40,20 năm 2013 giảm còn 34,05 năm 2015 và giảm xuống 32,77 năm 2019, dịch vụ - thương mại từ 57,90 năm 2013 tăng lên 64,19 năm 2015 và lên đến 65,57 năm 2019, nông nghiệp từ 1,90 năm 2013 giảm còn 1,76 năm 2015 và đến năm 2019 giảm xuống 1,66%.

Khu vực kinh tế nông nghiệp: Tổng giá trị sản xuất Nông lâm nghiệp - thủy sản năm 2015 đạt 473 tỷ đồng, năm 2019 đạt 527 tỷ đồng. Năm 2019, giá trị sản phẩm trên 1 ha canh tác đạt 85,09 triệu đồng/năm. Trên địa bàn thành phố tập trung một số cây trồng chủ lực như Cây lúa: Năm 2015, tổng diện tích lúa cả năm 3.062 ha (giảm 171 ha so năm 2010 . Năm 2019, tổng diện tích còn 2.923 ha (giảm 310 ha so với năm 2010 và sản lượng 13.870 tấn. Cây ngô, năm 2015, tổng diện tích cả năm là 459 ha (giảm 128 ha so với năm 2010 . Năm 2019 tăng lên, tổng diện tích cả năm đạt 508 ha và sản lượng 1833 tấn; cây ăn quả, tiếp tục

củng cố và cải tạo, phục tráng các loại cây ăn quả có giá trị; năm 2019 diện tích cây ăn quả là 78 ha (giảm 8 ha so với năm 2008 ; rau, đậu các loại, diện tích rau đậu các loại đến năm 2019 đạt 981 ha. Năm 2019, thành phố đã xây dựng và quy hoạch vùng trồng rau an toàn tập trung tại xã Hưng Đông, Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Ân, tuy nhiên đến nay các xã mới đang thực hiện xây dựng mô hình trồng rau an toàn, chưa được phát triển rộng theo quy hoạch; cây hoa, diện tích trồng hoa năm 2019 đạt 196 ha, tuy nhiên mới đáp ứng được một phần nhu cầu.

Khu vực kinh tế công nghiệp: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2019 đạt 12124,12 tỷ đồng. Lĩnh vực tiểu công nghiệp và làng nghề được quan tâm, nhiều cơ sở làng nghề, chế biến nông sản, cơ khí, mộc dân dụng được hình thành, đóng góp quan trọng vào phát triển, tạo việc làm mới và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động của thành phố và tỉnh. Theo kết quả điều tra Doanh nghiệp đến cuối năm 2019 trên địa bàn thành phố đã có hơn 4500 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã. Đối với công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, duy trì và phát triển các cơ sở khai thác, dịch vụ cát, sỏi. Đối với công nghiệp chế biến nông, lâm sản, duy trì sản xuất, ổn định các nhà máy đã được đầu tư xây dựng như: chế biến gỗ và sản xuất giấy, chế biến chè. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở chế biến trên địa bàn còn nhỏ lẻ. Đến nay chỉ có công Ty TNHH Một Thành Viên Đầu Tư Phát Triển Chè Nghệ An đủ điều kiện xuất khẩu chè. Các sản phẩm như các loại bánh, kem hộp và nước giải khát còn thủ công, chưa phát triển hoặc quy mô nhỏ. Tập trung phối hợp với các ngành, các cấp quan tâm tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển, hầu hết các sản phẩm công nghiệp đều tăng so với cùng kỳ; trong đó tập trung đầu tư một số sản phẩm: cơ khí, điện tử, điện lạnh, may mặc, sản phẩm vật liệu xây dựng chất lượng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 20.195 tỷ đồng, đạt 100 kế hoạch, tăng 10,2 so với cùng kỳ. Phối hợp với Viện Năng suất Việt Nam tổ chức hội thảo học tập các giải pháp nâng cao năng suất sản xuất cho 25 doanh nghiệp sản xuất tại các cụm công nghiệp Hưng Lộc và Nghi Phú.

Giá trị sản xuất xây dựng trên địa bàn có mức tăng trưởng tăng 11,1 so với cùng kỳ. Huy động nguồn lực đầu tư tăng khá, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 14.367 tỷ đồng, tăng 11,9 cùng kỳ. Nhiều dự án công nghiệp trên địa bàn được đầu tư xây dựng.

4.1.2.2. Dân số, lao động

Quy mô dân số toàn thành phố năm 2019 có 317.643 người, mật độ dân cư trung bình 3.025 người/km2, phân bố tập trung ở các phường trung tâm (Hưng Bình, Trường Thi, Trung Đô, Bến Thủy, Hồng Sơn, Lê Lợi, Lê Mao, Hà Huy Tập, Lê Lợi ). Tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân 0,96 /năm giai đoạn 2008 - 2019; dân số đô thị là 216.965 người (chiếm 68,3 tổng số dân và dân số nông thôn là 100.678 người (chiếm 31,7%).

Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2019 là 183.808 người (chiếm 56,94% số người trong độ tuổi lao động , trong đó lao động nữ là 93.641 người, chiếm 50,95% tổng số lao động. Số người trong độ tuổi lao động chuyển đến là 5.784 người, số người trong độ tuổi lao động chuyển đi là 5.220 người. Lao động nông nghiệp biến động tăng giai đoạn từ 2005 (11.740 người đến 2008 (25.102 người) do sát nhập 5 xã vào thành phố, sau đó giảm nhẹ, năm 2010 có 22.409 người, đến năm 2019 có 24.432 người.

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Vinh

4.1.3.1. Thuận lợi

Thực hiện các chỉ đạo của Trung ương và tỉnh về phát triển kinh tế, thành phố Vinh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội vì sự phát triển bền vững; thực hiện cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, ngày càng khẳng định vị trí trung tâm vùng ở một số lĩnh vực.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008-2019 tăng ở mức khá, ước đạt 8,2%, giá trị gia tăng bình quân đầu người đạt 95,95 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phù hợp vị thế của đô thị: Tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 72,34%; công nghiệp - xây dựng giảm từ 24,80%; nông - lâm - ngư nghiệp giảm xuống 1,35 năm 2019.

4.1.3.2. Khó khăn

Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng mức đầu tư toàn xã hội, giá trị gia tăng đầu người, thu ngân sách không đạt kế hoạch đề ra. Kinh tế tăng trưởng chưa đột phá. Huy động nguồn lực cho đầu tư còn khó khăn trước yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng trong khi vốn đầu tư công ngày càng thắt chặt, thị trường bất động sản phát triển chưa thực sự bền vững.

Công tác thu hút đầu tư xây dựng, chuyển đổi mô hình hoạt động của các chợ tiến độ chậm. Quản lý hợp tác xã còn hạn chế, hoạt động các hợp tác xã hiệu quả chưa cao; quản lý nhà nước về thương mại, thị trường còn hạn chế; việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị chưa đạt được kết quả như kế hoạch. Thu ngân sách chưa bền vững; thu tiền đất chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu ngân sách; tốc độ tăng hàng năm chỉ đạt 3,78%/ mục tiêu 15 -16%; vẫn còn thất thu trên một số lĩnh vực.

Thành phố Vinh chưa có bước đột phá vượt trội so với các đô thị trong khu vực Bắc Trung Bộ, nhất là khả năng kết nối vùng, đào tạo nhân lực chất lượng cao, chưa có các sản phẩm du lịch đặc trưng tương xứng với vị thế và tạo điểm nhấn thu hút du khách. Việc thực hiện nhiệm vụ phát triển trung tâm vùng trên một số ngành, lĩnh vực còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

4.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT VÀ THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA THÀNH PHỐ VINH TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA THÀNH PHỐ VINH

4.2.1. Tình hình quản lý đất đai thành phố Vinh

a. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai

Thành phố Vinh cụ thể hóa và tổ chức thực hiện tốt các chính sách và pháp luật về đất đai từ trung ương đến địa phương, từ năm 2009 đến nay UBND Thành phố đã ban hành nhiều văn bản nhằm thực hiện tốt các chính sách của nhà nước về đất đai. kịp thời chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại của thời kỳ trước đây, Cụ thể: Quyết định số 18/2009/QĐ-UBND ngày 27/8/2009 của UBND thành phố Vinh sửa đổi, bổ sung một số điều của bản Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND ngày 13/6/2008 của UBND thành phố Vinh; Quyết định số 09/2010/QĐ-UBND ngày 13/7/2010 của UBND thành phố Vinh v/v ban hành quy định về công nhận lại quyền sử dụng đất, tách thửa, hợp thửa, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Vinh; Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 của UBND thành phố Vinh về việc ban hành quy định về hoạt động trong công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Vinh.

Sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành, UBND thành phố Vinh đã ban hành 02 văn bản quy phạm thay thế 02 văn bản nêu trên, cụ thể: Quyết định

số 08/2015/QĐ-UBND ngày 22/6/2015 của UBND thành phố Vinh v/v ban hành Quy chế phối hợp tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Vinh; Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 22/6/2015 của UBND thành phố Vinh v/v ban hành quy định về công nhận lại quyền sử dụng đất, tách thửa, hợp thửa, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Vinh;

Việc ban hành các văn bản, Quyết định nêu trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng, ban và đơn vị của UBND thành phố Vinh trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao; từng bước cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Để cụ thể hóa Luật Đất đai và các văn bản dưới luật, UBND Thành phố đã ban hành các các văn bản để hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, triển khai thực hiện các chính sách về đất đai trên địa bàn Thành phố, như: Công văn số 900/UBND- TNMT ngày 11/02/2015, hướng dẫn giải quyết các khu tập thể phải thực hiện GPMB để giao đất không qua đấu giá QSD đất; Công văn số 2776/UBND- TNMT ngày 15/6/2015 hướng dẫn trình tự, thủ tục xác định loại đất, chỉnh lý biến động bản đồ địa chính; lập Trích lục và đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính của hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức.

Hàng năm, UBND thành phố Vinh ban hành các quyết định giao chỉ tiêu về lĩnh vực tài nguyên môi trường cho các phường, xã như: Chỉ tiêu cấp, giao nhà ở tập thể, môi trường, khai thác quỹ đất... UBND Thành phố đã tổ chức các hội nghị hướng dẫn chuyên môn và tổ chức các cuộc họp giao ban báo cáo tiến độ thực hiện ở từng cơ sở, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện từng công việc cụ thể. Ngoài ra, UBND thành phố Vinh cũng thường xuyên chỉ đạo các xã, phường tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai. Đặc biệt công tác kiểm tra xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai; Hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn; Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Công tác thống kê đất đai; Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất nông nghiệp. Nhìn chung, việc ban hành các văn bản để thực hiện các chính sách về đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó trên địa bàn thành phố Vinh khá tốt. Các văn bản quy phạm đã ban hành kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế của thành phố, góp phần quan trọng trong việc tạo ra hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất trên địa bàn, ngăn chặn kịp thời các

vi phạm xảy ra trong công tác quản lý sử dụng đất, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích theo quy định của pháp luật hiện hành.

b. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thành phố thực hiện theo đúng quy định của Bộ Nội Vụ, tổ chức chỉ đạo việc kiểm tra định kỳ và báo cáo tình hình quản lý hồ sơ, mốc giới 6 tháng một lần trong năm, để kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm trong công tác quản lý, giải quyết việc xâm canh, xâm cư tại những vùng giáp ranh với các huyện lân cận. Mỗi đợt kiểm kê đất đai thành phố đã cùng với các huyện lân cận rà soát lại các khu vực có sự chồng lấn về ranh giới, hiện nay về cơ bản ranh giới hành chính đã ổn định.

c. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất đai, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Trên địa bàn thành phố Vinh đã có 25/ 25 phường, xã đã được đo đạc bản đồ Địa chính chính quy, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, qua các kỳ kiểm kê đất đai (kiểm kê đất đai năm 2005, 2010, 2015 UBND Thành phố đều tổ chức khảo sát, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã và cấp Thành phố theo đúng quy định, tạo cơ sở để thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động về đất đai. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Vinh lập đến năm 2020 và lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến cấp xã, phường trên thành phố

d. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, UBND thành phố Vinh đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoan 2009-2015, đã được UBND Tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1759/QĐ-UBND.ĐC ngày 29/4/2010

Ngày 14/01/2015, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Vinh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 52/QĐ-TTg. Trong đó có thể hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn đầu của thành phố Vinh. Từ đó, UBND thành phố Vinh đã thực hiện lập điều chỉnh QHSD đất năm 2020 và chỉ đạo các phường, xã triển khai điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng (nay gọi là quy hoạch phân khu) theo tinh thần của đồ án trên. Các phường, xã trên địa bàn thành phố Vinh đã được lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô

thị đã được UBND Tỉnh phê duyệt, trong quy hoạch chi tiết có nội dung quy hoạch sử dụng đất, ngoài ra đối với 09 xã còn có quy hoạch nông thôn mới.

Thực hiện Luật Đất đai 2013, UBND Thành phố đã lập kế hoạch sử dụng đất năm 2015 và đã được UBND Tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 469/QĐ-

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống, việc làm của người dân thành phố vinh tỉnh nghệ an (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)