Đời sống và việc làm

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống, việc làm của người dân thành phố vinh tỉnh nghệ an (Trang 31 - 33)

2.1.4.1. Đời sống

Theo Từ điển tiếng Việt, đời sống là toàn bộ những hoạt động trong lĩnh vực nào đó của con người, của xã hội hay đời sống là toàn bộ những điều kiện sinh hoạt của con người, của xã hội (Hoàng Phê &cs,2020). Trong cuộc sống, đời sống được chia làm làm hai lĩnh vực lớn gồm đời sống vật chất và đời sống tinh thần (Cao Xuân Sáng & Bùi Văn Hà, 2016 .

Đời sống vật chất là phương tiện, phương thức thể hiện đời sống của con người với tư cách là một sinh vật xã hội. Nói cách khác, đời sống vật chất là phương tiện đo lường trình độ phát triển của con người xã hội trong xã hội loài người trong đó nó thể hiện mặt bản thể luận của đời sống tinh thần. Chẳng hạn, những giá trị tinh thần bao giờ cũng phải được tồn tại, phát triển thông qua một số cơ sở, phương tiện vật chất như nhà in, đài phát thanh, đài truyền hình, thư viện, viện bảo tàng… và được vật chất hoá dưới nhiều hình thức như sách báo, tranh ảnh, băng hình, băng nhạc, tượng đài, đình chùa…. Đời sống vật chất của một nhóm đối tượng cụ thể thường được đo lường bằng rất nhiều tiêu chí như nguồn sinh sống chính, mức sống so với tiêu chí cụ thể, điều kiện sống được đo lường bằng các tiêu chí phụ như nhà ở, nước sạch, vệ sinh, môi trường, giao thông… Chất lượng sống với các tiêu chí như cơ sở giáo dục, chăm sóc y tế, vui chơi giải trí… (Lê Ngọc Hùng, 2009).

Đời sống tinh thần được hiểu bao gồm tất cả những gì liên quan đến lĩnh vực tinh thần, từ những giá trị, sản phẩm tinh thần đến những hiện tượng, quá trình tinh thần, từ những hoạt động tinh thần (sản xuất tinh thần, phân phối, tiêu dùng giá trị tinh thần... đến những quan hệ tinh thần (trong trao đổi, giao tiếp tinh

thần... . Nói đến đời sống tinh thần là nói đến tính liên tục về thời gian, tính rộng lớn về không gian của tất cả những hiện tượng, những quá trình tinh thần. Theo Trần Đức Ngôn (2017 , đời sống tinh thần là toàn bộ những biểu hiện tâm lý của con người, khẳng định con người là một thực thể sống trong những mối tương quan xã hội nhất định. Toàn bộ nhận thức, tư tưởng, tình cảm là đời sống tinh thần nhưng không phải tất cả trong đó đều là đời sống văn hóa. Chỉ khi nào những nhận thức, tư tưởng và tình cảm này hướng tới các giá trị và chuẩn mực thì khi đó chúng mới trở thành đời sống văn hóa. Việc hướng tới các giá trị và chuẩn mực thường chiếm vị trí quan trọng, cốt lõi trong đời sống tinh thần của con người.

2.1.4.2. Việc làm

Theo Đại từ điển Kinh tế thị trường, việc làm là hành vi của nhân viên, có năng lực lao động, thông qua hình thức nhất định kết hợp với tư liệu sản xuất, để được thù lao hoặc thu nhập kinh doanh (Nguyễn Hữu Quỳnh, 1998). Với quan niệm này, có rất nhiều hoạt động của người lao động sẽ không được xem là việc làm. Ví dụ như những hoạt động bảo đảm sự ổn định phát triển của xã hội, hỗ trợ cho những người thân tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh,... để có thu nhập ổn định không được tính đến. Chính những hoạt động đó đã tạo nên sự ổn định về các điều kiện cần thiết cho các hoạt động sản xuất trực tiếp diễn ra suôn sẻ.

Khái niệm việc làm theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO được hiểu như sau: “Người có việc làm là những người làm một việc gì đó, có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình, không nhận được tiền công hay hiện vật" (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2004). heo quan niệm này thì người có việc làm là những người lao động ở tất cả các khu vực công và tư nhân, cá thể, hộ gia đình đem lại nguồn thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội. Do đó, khái niệm này khá hoàn chỉnh, phù hợp trong nền kinh tế hiện đại và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nước ta hiện nay. Vì vậy, khái niệm này được các quốc gia thừa nhận và đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.

Ở Việt Nam, khái niệm việc làm được quy định tại Điều 9 Bộ Luật Lao động 2019. Theo đó, khái niệm việc làm được hiểu như sau: Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm. Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi

người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2019 .

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống, việc làm của người dân thành phố vinh tỉnh nghệ an (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)