Nguồn: U.S. Environmental Protection Agency(2017); US Census Bureau (2010, 2021). Sự tăng trưởng đô thị với tốc độ cao của nước Mỹ sau chiến tranh đã sản
sinh ra hiện tượng hai cực là tạo nên khu đô thị có nhân khẩu tập trung cao và khu ngoại ô hoá. Chính phủ, các địa phương phát triển một bộ phận sách lược quản lý tăng trưởng đa mục tiêu. Về cơ bản, những sách lược này là để đạt các mục tiêu quản lý tăng trưởng sau đây: (1 Cung cấp đầy đủ thiết bị công cộng để hỗ trợ nhu cầu của tăng trưởng kinh tế và nhân khẩu; (2 Bảo vệ tài nguyên lịch sử, văn hoá và môi trường, tránh bị phá hoại do khai thác không thoả đáng hoặc phát triển nhảy cóc; (3 Bảo vệ và duy trì đời sống kinh tế mang tính địa phương, tính khu vực và cơ hội làm việc; (4 Duy trì sự cân bằng về nhà ở có tính địa phương, tính khu vực và sự ổn định về giá cả nhà; (5 Nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bố trí thiết bị công cộng, cải thiện cảnh quan đô thị và chất lượng cuộc sống (Nguyễn Đình Bồng, 2008).
Tại thành phố New York - Mỹ, để đối mặt với sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng đô thị, dân số bùng nổ và môi trường suy thoái, thành phố đã đề ra 127 kế hoạch nhằm cung cấp sự bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đô thị. Về phương diện cung cấp đất đai, thành phố nhấn mạnh tính bền vững, hiệu quả cao và cân bằng với 12 kế hoạch tái quy hoạch khai thác công cộng, tận dụng đất đai công, khai thác khu vực có tiềm năng phát triển, mở rộng các hạng mục nhà ở định hướng có thể chi trả (Vương Diện Phương & Lưu Chị Kiệt, 2014).
Nhìn chung, ĐTH ở Mỹ diễn ra muộn hơn Châu Âu nhưng tốc độ ĐTH lại rất cao, đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp quy mô rất lớn. Tuy vậy, phần đất nông nghiệp sau ĐTH ở Mỹ được sử dụng khá hiệu quả, khoa học, được phân vùng sử dụng rõ ràng, sử dụng đất tiết kiệm. Mặt khác, phát triển nông nghiệp đô thị ở Mỹ cũng gặp phải khó khăn do thiếu vốn và chế độ sở hữu về đất đai.
2.2.1.2. Tác động của đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm tại Hàn Quốc
Trước năm 1990, Hàn Quốc có mục tiêu phát triển mạnh các ngành cần nhiều lao động, lao động không có kỹ năng hoặc kỹ năng thấp. Sau năm 1990 trở đi Hàn Quốc đẩy mạnh CNH, HĐH, đầu tư đổi mới công nghệ, biến đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, tăng năng xuất lao động. Chương trình này của Hàn Quốc được Chính phủ đặt trong mối quan hệ đồng bộ với các biện pháp khác: Thực hiện chương trình trợ cấp thất nghiệp, mở rộng các chương trình đào tạo, đào tạo lại kỹ năng cho người lao động, áp dụng các chương trình đảm bảo việc làm, tăng hiệu quả của thị trường lao động.
Hàn Quốc có tỷ lệ đô thị hoá tăng nhanh, từ 24,4 năm 1955 lên 81,8 năm 2020 (Hình 2.2). Hàn Quốc là một trong những quốc gia được đánh giá có tốc độ đô thị hóa cao nhất ở châu Á với hơn 80 người Hàn Quốc đang sinh sống tại các thành phố. Với tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, nhiều đối tượng thu nhập thấp phải đối mặt với vấn đề thiếu nhà ở và không thể tiếp cận được các hệ thống vệ sinh, thoát nước, y tế, giáo dục cũng như giao thông. Để khắc phục vấn đề này, năm 1962 Hàn Quốc thành lập Công ty Nhà ở Quốc gia nhằm cung cấp nhà ở cho những người có thu nhập thấp. Năm 1967, Ngân hàng Nhà ở Hàn Quốc được thành lập với mục đích cung cấp các khoản vay cho các công ty xây dựng nhà ở công cộng và tư nhân. Năm 1981, Quỹ Nhà ở Quốc gia được thành lập nhằm thúc đẩy nhà ở cho các hộ gia đình lao động có thu nhập thấp. Tuy nhiên, các cơ sở này không thể hoàn toàn cung cấp cơ hội chỗ ở cho tất cả mọi người.