Phương pháp phân tích SWOT

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống, việc làm của người dân thành phố vinh tỉnh nghệ an (Trang 64 - 65)

Mô hình phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats). Mục đích chính của phân tích nhằm chỉ ra những điểm mạnh, những điểm yếu, những cơ hội và những thách thức trong quá trình sử dụng đất làm cơ sở đề xuất một số giải pháp sử đất hiệu quả trong quá trình đô thị hóa, phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp xanh, giảm thiểu sử dụng đất, nâng cao hiệu quả kinh tế, gắn với xã hội và bảo vệ môi trường, tận dụng tối đa các thành tịu của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, trong đó có công nghệ số sản xuất nông nghiệp.

Bảng 3.6. Phân tích SWOT tác động của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình

Điểm mạnh (S)

Là đại đa số các hộ gia đình năng động, dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất; thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

Điểm yếu (W)

Là những hạn chế gây cản trở sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả dưới tác động của đô thị hóa diện tích đất nông nghiệp của các hộ gia đình còn nhỏ, phân tán nên hạn chế áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao.

Cơ hội (O)

Là những tác động thuận lợi bên ngoài, khách quan thúc đẩy sử dụng đất nông nghiệp của các hộ gia đình theo hướng phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn trong bối cảnh đô thị hóa.

Thách thức (T)

Là những tác động không thuận lợi bên ngoài, khách quan thúc đẩy sử dụng đất nông nghiệp cần có các giải pháp phù hợp để phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn.

PHẦN 4. KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống, việc làm của người dân thành phố vinh tỉnh nghệ an (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)