Bảng 4.18. Một số đặc điểm của các mô hình sử dụng đất nông nghiệp Mô hình sử dụng đất Vị trí Diện Mô hình sử dụng đất Vị trí Diện tích (ha) Vốn đầu tư (tỷ đ) Thu nhập (tỷ đ/năm)
Sản xuất rau an toàn xã Nghi Liên 50,00 20,00 4,0 Sản xuất nông nghiệp hữu cơ
tổng hợp xã Nghi Kim 80,00 50,00 10,0 Sản xuất rau củ quả công nghệ
cao xã Nghi Liên 0,46 0,80 0,3 Kinh tế gia trại xã Nghi Kim,
Xã Hưng Hòa 10,00 7,0 5,0 Chăn nuôi theo hướng VietGAP xã Nghi Ân,
các xã lân cận 5,0 10,0 2,5 Nguồn: UBND thành phố Vinh (2020) Mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP được thực hiện tại 3 khu vực của xã Nghi Liên và xã Đông Hưng với diện tích 50 ha, vốn đầu tư 20 tỷ đồng và cho thu nhập hàng năm khoảng 4 tỷ đồng (bảng 4.18). Các khu chức năng chính bao gồm khu sản xuất rau an toàn; khu hạ tầng phụ trợ (hệ thống bơm, kho.. ; khu sơ chế, trung chuyển hàng hóa, giới thiệu sản phẩm… Vùng sản xuất rau an toàn xóm Hồng Liên, xã Nghi Liên có diện tích 9,4 ha với trên 50 hộ dân sản xuất trực tiếp thuộc 2 hợp tác xã và UBND xã Nghi Liên. Vùng sản xuất rau an toàn xóm Trung Liên, xã Nghi Liên có tổng diện tích 28 ha. Vùng sản xuất rau xóm Vinh Xuân, xã Hưng Đông có tổng diện tích sản xuất 13,5 ha với 135 lao động của 70 hộ gia đình tham gia sản xuất trực tiếp. Việc tiêu thụ sản phẩm rau an toàn được thực hiện theo mô hình liên kết với các doanh nghiệp đảm bảo thị trường đầu ra. Việc xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP đã giúp cho người tiêu dùng của thành phố Vinh và các vùng lân cận có những sản phẩm rau đảm bảo chất lượng, đồng thời tăng thêm thu nhập cho người trồng rau.
Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tổng hợp được triển khai tại xã Nghi Kim có quy mô 80 ha, vốn đầu tư 50 tỷ đồng cũng có các khu chức năng như khu sản xuất nông nghiệp hữu cơ; khu hạ tầng phụ trợ (hệ thống bơm, kho..); khu sơ chế, trung chuyển hàng hóa, giới thiệu sản phẩm… Mô hình này cho thu
nhập khoảng 10 tỷ đồng/năm. Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tổng hợp không chỉ tạo ra những sản phẩm an toàn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng mà còn là phương thức sản xuất góp phần giảm thiểu môi trường, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Mô hình sản xuất rau củ quả công nghệ cao bước đầu đang được triển khai tại xã Nghi Liên có quy mô 0,46 ha với kinh phí đầu tư nhà lưới 800 triệu đồng. Vụ Xuân Hè, trồng các loại dưa như dưa chuột, dưa lê, dưa lưới,....; vụ Hè Thu, trồng dưa chuột; vụ Đông Xuân, trồng hoa Ly, rau, su hào, bắp cải, suplơ, dưa chuột, hoa cúc,... Việc áp dụng các tiến bộ KHKT như sản xuất rau củ quả công nghệ cao trong nhà lưới... đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao bởi sản xuất trong điều kiện nhà lưới, nhà màng giúp giảm thiểu tác động từ bên ngoài như giảm sâu bệnh côn trùng tấn công, các điều kiện thời tiết bất lợi như sương muối, mưa lớn, bão nên từ đó giảm được tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, rau, củ, quả đạt được tiêu chuẩn an toàn, tăng năng suất, chất lượng và đem lại lợi nhuận cao. Sản phẩm giữ được giá trị dinh dưỡng và an toàn với người tiêu dùng. Năng suất của dưa chuột đạt 7 - 8 tạ/sào; dưa lê, dưa lưới đạt 1,5 - 2 tấn/sào; su hào đạt 1 tấn/sào; bắp cải đạt 1,7 - 2,2 tấn/sào; suplơ đạt 0,8 - 1 tấn/sào,... Tổng thu 1 sào sản xuất trong nhà lưới đối với cây dưa chuột đạt giá trị thu nhập 25 triệu đồng; đặc biệt đối với làm dưa lưới đạt giá trị 50 triệu đồng/sào, hoa ly đạt giá trị rất cao lên đên 200 triệu đồng/ sào/vụ, bình quân các loại rau màu khác từ 10- 20 triệu đồng/sào/vụ.
Mô hình kinh tế gia trại được thực hiện tại xã Nghi Kim và xã Hưng Hòa với diện tích 10 ha, kinh phí đầu tư 50 tỷ đồng. Mô hình kinh tế gia trại thực hiện kết hợp nuôi lợn, gà, vịt, chim cút sinh sản và nuôi trồng thủy sản. Các khu chức năng gồm: khu chăn nuôi với 13.000 con gà, 300 con vịt, 300 con lợn, 100.000 con chim cút sinh sản. Khu nuôi cá mè, trôi, trắm, chép với khoảng 50 tấn cá thu hoạch mỗi năm. Tổng doanh thu hàng năm hộ gia đình anh đạt được trên 7 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí thu lãi trên 2 tỷ đồng/năm. Sản phẩm nông sản không chỉ được tiêu thụ trên thị trường thành phố Vinh, các huyện lân cận.
Mô hình chăn nuôi theo hướng VietGAP tại xã Nghi Ân và một số xã lân cận nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất gắn với bảo vệ môi trường. Một trong những mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả thiết thực cho nông dân thành phố Vinh đó là mô hình chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học. Mô hình này được hội nông dân thành phố Vinh triển khai nhiều năm qua và đã giúp
cho nông dân xóa nghèo, ổn định cuộc sống. Theo đó, Hội Nông dân thành phố Vinh đã cung ứng 2,8 vạn gà giống từ Công ty DaBaCo, công ty Việt Cường, công ty Hòa Phát. Các hộ nhận nuôi gà được Hội Nông dân hỗ trợ gà giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng bệnh cho gà. Không chỉ mô hình nuôi gà an toàn sinh học hỗ trợ xóa nghèo đạt hiệu quả cao mà phong trào chăn nuôi ở thành phố Vinh được phát triển sâu rộng. Hiện nay, thành phố có 21 trang trại và 220 gia trại chăn nuôi gia súc gia cầm. Thành phố cũng đã xây dựng vùng nuôi gà sinh sản VietGAP với 6 trang trại được chứng nhận VietGAP. Ngoài ra, các mô hình chăn nuô gà Ai Cập lai siêu trứng, gà Đông Tảo lai trên nền đệm lót sinh học, mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP được nông dân chăn nuôi áp dụng có hiệu quả và chăn nuôi theo hướng hàng hóa phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp đô thị. Trong giai đoạn đô thị hóa từ năm 2008 đến năm 2019, diện đất nông nghiệp đã giảm rõ rệt do được chuyển mục đích thành đất phi nông nghiệp. Mặc dù vậy, diện tích đất nông nghiệp khác lại tăng do áp dụng công nghệ cao vào sản xuất. Diện tích đất trồng trọt, chăn nuôi cũng thay đổi về cơ cấu, mục đích sử dụng để đáp ứng cầu nông sản, thủy sản của thị trường và theo hướng giảm diện tích sử dụng đất. Đây là xu hướng sử dụng đất chung của các đô thị đang trong quá trình đô thị hóa cũng đã được chỉ ra trong các nghiên cứu của Đào Thị Thanh Lam & cs., (2014); Hồ Huy Thành (2018); Nguyễn Lưu Bảo Đoan (2016). Song, các loại cây trồng, vật nuôi tại các địa phương cũng có sự khác nhau do tác động của điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, thị trường và thế mạnh của từng địa phương.
4.3.2.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về tác động của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp
a. Những điểm mạnh
Những điểm mạnh của các hộ gia đình trong sử dụng đất nông nghiệp chính là những thuận lợi mà các hộ gia đình có được từ việc sử dụng đất nông nghiệp. Theo kết quả khảo sát thực tế các hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp tại thành phố Vinh, đại đa số họ là những người năng động, dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng để nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, dịch vụ.
Nhiều hộ gia đình sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ từ thu hồi đất nông nghiệp đầu tư cho chuyển đổi nghề nghiệp, tạo thêm việc làm để có thu nhập hay ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp có năng suất cao, chất lượng tốt, ít chi phí và sử dụng ít diện tích đất hơn... Một số hộ gia đình còn sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ để chuyển sang lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ như kinh doanh gạo, hàng tiêu dùng khác, hay dịch vụ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ nhà trọ, nhà nghỉ... Đặc biệt, nhiều hộ gia đình, chủ trang trại đã sử dụng mạng xã hội Zalo, Facebook, Twitter... để quảng bá tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, kêu gọi liên kết kinh doanh trên đất nông nghiệp. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng đã giúp cho các hoạt động kinh doanh, tín dụng, tài chính được thuận lợi, đồng thời cũng giúp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp đạt được hiệu quả cao, giảm chi phi và giá thành sản phẩm.
b. Những điểm yếu
Những điểm yếu là những hạn chế của các hộ gia đình gây cản trở sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả dưới tác động của đô thị hóa. Tại thành phố Vinh, mặc dù việc dồn điền đổi thửa đã được thực hiên, tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp của các hộ gia đình còn nhỏ, phân tán. Điều này đã làm hạn chế việc áp dụng cơ giới hóa, khoa học công nghệ vào sản xuất để đáp ứng yêu cầu của thị trường nông sản. Bên cạnh đó, do thu hồi đất để phát triển đô thị, nên diện tích đất nông nghiệp của các hộ gia đình ngày càng giảm, do đó việc thay đổi phương thức sản xuất cũng như thay đổi nghề nghiệp hay thực hiện đa nghề nhằm đảm bảo cuộc sống cho người dân là rất cần thiết. Tuy nhiên, để thực hiện được những vấn đề này đòi hỏi các hộ gia đình phải có vốn sản xuất, có năng lực chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới là hạn chế của nhiều hộ gia đình. Ngoài ra, nhiều đối tượng bị thu hồi đất dưới tác động của đô thị hóa do tuổi cao, trình độ, tâm lý không thích thay đổi nghề nghiệp, vị trí làm việc, nơi sinh sống nên giữ đất nông nghiệp mặc dù còn diện tích nhỏ, sản xuất có thu nhập thấp, nhưng không tham gia mở rộng sản xuất.
c. Những cơ hội
Những cơ hội là những tác động thuận lợi bên ngoài, khách quan thúc đẩy sử dụng đất nông nghiệp của các hộ gia đình theo hướng phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn trong bối cảnh đô thị hóa của thành phố Vinh. Theo
Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị, thành phố Vinh là Trung tâm kinh tế - văn hóa vùng Bắc Trung bộ nên được Chính phủ quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có giải quyết việc làm cho các đối tượng bị thu hồi đất nói chung, đất nông nghiệp nói riêng. Thành phố cũng đang trong quá trình xây dựng nền hành chính liêm chính, kiến tạo, chuyên nghiệp, hiện đại, lấy người dân làm trung tâm. Điều này có tác động tích cực đến sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, tạo sản phẩm đáp ứng thị trường.
Vị trí trung điểm của đất nước có sân bay, bến cảng giao thông thuận lợi cũng tác động tích cực đến sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích trồng trọt, chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong nước và ngoài nước, cũng như thu hút các nhà đầu tư đến thành phố Vinh bỏ vốn phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Đặc biệt, các lãnh đạo thành phố và lãnh đạo tỉnh Nghệ An là những người có trách nhiệm, vì dân, có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, giám nghĩ, giám làm và chịu trách nhiệm trong đề xuất giải pháp phát triển kinh tế của thành phố trong đó có sử dụng đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, Hội Nông dân thành phố Vinh là một trong những tổ chức có tác động quan trọng đến sản nông nghiệp, cũng như áp dụng khoa học công nghệ cao, sử dụng giống mới, phương thức canh tác tiên tiến, tín chấp vay vốn cho các hộ gia đình. Ngoài ra, Hội cũng là cầu nối liên kết giữa các hộ gia đình kết hợp với nhau sản xuất để tạo ra vùng sản xuất lớn, đáp ứng nhu cầu của thị trường, cũng như giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm. Có hộ gia đình chăn nuôi gà đẻ trứng đã có thu nhập trên 600 triệu đồng/năm.
Nhiều trang trại, gia trại áp dụng mô hình trồng trọt gắn với chăn nuôi theo vòng tròn khép kín. Thóc, ngô, rau... được sản xuất ra ngoài cung cấp cho thị trường còn được sử dụng làm thức ăn cho lợn, vịt; thức ăn dư thừa, chất thải của lợn, vịt và cỏ trên bờ ao được tận dụng để làm thức ăn cho cá; qua đó góp phần giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế; các sản phẩm chăn nuôi đều sạch và đảm bảo an toàn đáp ứng yêu cầu của thị trường. Có hộ gia đình đã áp dụng mô hình vườn - ao - chuồng trên diện tích 4 ha được thuê từ từ quỹ đất công ích để chăn nuôi trâu, bò, lợn, vịt, ngan, cá, tôm... Ngoài ra, hội nhập quốc tế góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm, thu nhập trên một đơn vị diện tích đất.
d. Những thách thức
Khác với các cơ hội, những thánh thức là những tác động không thuận lợi bên ngoài, khách quan thúc đẩy sử dụng đất nông nghiệp của các hộ gia đình theo hướng phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn trong bối cảnh đô thị hóa của thành phố Vinh. Do tác động của thu hồi đất phát triển đô thị nên hệ thống kênh mương bị chia cắt, đứt đoạn, hỏng gây khô hạn hay ngập lụt nên nhiều diện tích đất nông nghiệp phải bỏ hoang, hay sử dụng chỉ được một vụ, năng suất thấp tác động đến thu nhập của nhiều hộ gia đình. Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình chưa muốn chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp không sử dụng hay sử dụng hiểu quả thấm hơn các hộ gia đình khác gây khó khăn cho quá trình tích tụ mở rộng sản xuất đất nông nghiệp. Điều kiện khí hậu như mưa bão cũng ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp nên cũng cần ứng các giải pháp kỹ thuật để hạn chế tác động của khí hậu. Hội nhập quốc tế mặc dù góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm, thu nhập cho nông dân nhưng cũng đòi hỏi sản phẩm nông nghiệp phải có chất lượng, sạch, số lượng lớn là trở ngại đối với người sử dụng đất nông nghiệp. Ngoài ra, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho đối tượng bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa đã được thực hiện, nhưng vẫn còn hạn chế về chất lượng đào tạo, nghề nghiệp đào tạo, thời gian đào tạo và mức độ đáp ứng yêu cầu thị trường lao động còn hạn chế. Đặc biệt, ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, không khí dưới tác động của đô thị hóa cũng tác động tiêu cực đến sử dụng đất nông nghiệp, làm nhiều diện tích sử dụng không hiệu quả, hay bị bỏ hoang.
4.3.3. Đánh giá tác động của đô thị hóa đến đời sống của hộ gia đình nông thôn trong quá trình đô thị hóa tại thành phố Vinh thôn trong quá trình đô thị hóa tại thành phố Vinh
4.3.3.1. Thực trạng đời sống của hộ gia đình nông thôn trong quá trình đô thị hóa
Kết quả điều tra các hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp về tác động của đô thị hóa đến đời sống cho thấy, sau khi bị thu hồi đất do tác của đô thi hóa thì nhóm: ăn, ở, trang thiết bị sinh hoạt; Sức khỏe, giáo dục, đào tạo, vui chơi, giải trí; đã tốt hơn và nhóm môi trường khá hơn, còn lại nhóm quan hệ gia đình, xã hội, an ninh, trật tự; nhóm hạ tầng không thay đổi.