giảng dạy của giáo viên
Hoạch định là tiến trình trong đó nhà quản trị xác định, lựa chọn mục tiêu của hoạt động và vạch ra những hành động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu [10].
25
Hoạch định là một trong những chức năng quan trọng của nhà quản trị. Đây được xem là công việc nền tảng, mang tính chiến lược của nhà quản trị. Công tác hoạch định giúp các nhà quản trị bám sát được mục tiêu nhiệm vụ cụ thể, các chỉ tiêu cần phấn đấu, phát hiện các cơ hội mới, lường trước và né tránh những bất trắc trong tương lai, vạch ra các hành động hữu hiệu, nhận thức rõ những rủi ro trong hoạt động của đơn vị.
Để có thể quản trị tốt hoạt động TCM và kế hoạch giảng dạy giáo viên, công việc đầu tiên của GĐTT là dựa trên những định hướng về giáo dục trải nghiệm của Nhà nước, của ngành và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cấp quản lý; căn cứ vào điều kiện thực tế của trung tâm về tổ chức bộ máy, về nguồn lực và các điều kiện khác để thiết lập, dự tính một cách khoa học các mục tiêu, nội dung, phương pháp, trình tự, thời gian tiến hành các công việc, chuẩn bị huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin,…) triển khai được kế hoạch của TCM trong năm học đi vào thực tế thì
Khi hoạch định hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn và kế hoạch giảng dạy của giáo viên, GĐTT phải dựa trên các cơ sở sau:
- Xác định mục tiêu của hoạt động dạy học trải nghiệm của TCM: Cần chỉ ra hoạt dạy học nhằm vào đối tượng nào, giáo dục để đối tượng ấy thu nhận được những kiến thức, kỹ năng và có thái độ như thế nào. Các em có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế như thế nào? các nội dung đã học sẽ hình thành cho các em định hướng nghề nghiệp ra sao?...
- Phân tích, khảo sát thực trạng dạy học trải nghiệm của TCM và GV trong thời gian qua để nắm được những hạn chế, điểm mạnh, điểm yếu, những gì đã làm được và chưa làm được từ đó xây dựng kế hoạch sao cho phù hợp.
- Nắm bắt tình hình thực trạng trung tâm nhằm định hướng các nội dung và hình thức giáo dục trải nghiệm sao cho phù hợp với đặc điểm của trung tâm, của học viên, của đội ngũ giáo viên,…
- Tìm hiểu tình hình, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương vì quá trình phát triển xã hội và môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giáo dục trải nghiệm cho học viên.
26
- Dự kiến các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian) cho hoạt động GD trải nghiệm
+ Đó là việc xác định về lĩnh vực tổ chức, định hướng được nhân sự thực hiện trong các khâu chuyên môn
+ Dự trù kinh phí cho các hoạt động ở nguồn nào, tài liệu và phương tiện vật chất khác (như hội trường, máy móc thiết bị, tranh ảnh tài liệu, mô hình...) được khai thác ở đâu.
+ Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng cho hoạt dạy học.
+ Lên kế hoạch thời gian cho các hoạt động TCM, hoạt động dạy học của GV về dạy học trải nghiệm.
- Dự kiến các biện pháp thực hiện và hình thức thực hiện mục tiêu GD theo hướng trải nghiệm của TCM. Dự kiến các biện pháp và hình thức tổ chức là việc làm cũng không kém phần quan trọng, thể hiện ở việc tổ chức giáo dục tập trung cả thời gian hay từng giai đoạn, tổ chức thành lớp hay theo nhóm, ở tại trường hay tổ chức tham quan thực tế.