Tr-ớc hết theo Hồ Chí Minh phải hiểu biết cán bộ. Để làm đ-ợc trách nhiệm của Đảng đối với cán bộ, việc quan tâm đầu tiên mà Hồ Chí Minh yêu cầu là đòi hỏi mọi người phải biết mình: “Đã không tự biết mình thì khó mà
biết ng-ời, vì vậy muốn biết đúng sự phải trái ở ng-ời ta, thì tr-ớc phải biết đúng sự phải trái của mình. Nếu không biết sự phải trái ở mình, thì chắc không thể nhận rõ ng-ời cán bộ tốt hay xấu” [45, tr.277].
Muốn biết rõ cán bộ tốt hay xấu, muốn đối đãi đúng với các loại cán bộ, tr-ớc hết phải sửa chữa những khuyết điểm của mình. Mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng. Hồ Chí Minh chỉ ra những chứng bệnh th-ờng phạm phải khi đánh giá cán bộ nh- sau:
1. Tự cao tự đại,
2. Ưa ng-ời ta nịnh mình,
3. Do lòng yêu, ghét của mình mà đối với ng-ời,
4. Đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi ng-ời khác nhau [45, tr.272].
Hồ Chí Minh cho rằng phạm một trong bốn bệnh đó thì cũng nh- mắt đã mang kính có màu, không bao giờ thấu rõ cái mặt thật của những cái mình trông thấy. Do đó, muốn biết rõ cán bộ và đối xử đúng đắn với mọi ng-ời, tr-ớc hết phải sửa những khuyết điểm của mình.
Đánh giá cán bộ phải có quan điểm biện chứng, toàn diện, lịch sử cụ thể và có ý thức xây dựng nhìn nhận theo chiều h-ớng phát triển. Hồ Chí Minh cho rằng: Trong thế giới, cái gì cũng biến hoá. T- t-ởng của ng-ời cũng biến hoá. Vì vậy, cách xem xét cán bộ quyết không nên chấp nhất vì nó cũng phải biến hoá. Sự biến hoá trong cách xem xét cán bộ không phải là tuỳ tiện, vô nguyên tắc, lúc thế này, lúc thế khác, do lòng yêu ghét của mình mà phải dựa trên cơ sở khoa học hiểu biết con ng-ời trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Theo Hồ Chí Minh, một ng-ời cán bộ khi tr-ớc có sai lầm, không phải vì thế
mà sai lầm mãi. Cũng có cán bộ đến nay ch-a bị sai lầm, nh-ng chắc gì sau này không phạm sai lầm? Xem xét cán bộ, không chỉ xem xét ngoài mặt mà còn phải xem xét tính chất của họ. Không chỉ xem xét một việc, một lúc mà phải xem xét cả lịch sử, cả công việc của họ. Ai mà hay khoe công việc, hay a dua, tìm việc nhỏ mà làm, tr-ớc mặt thì theo mệnh lệnh, sau l-ng thì trái mệnh lệnh, hay công kích ng-ời khác, hay tự tâng bốc mình, những ng-ời nh- thế tuy họ làm đ-ợc việc cũng không phải là ng-ời cán bộ tốt. Ai cứ cắm đầu làm việc, không hay khoe khoang, ăn nói ngay thẳng, không che dấu khuyết điểm của mình, không ham việc dễ, tránh việc khó, bao giờ cũng kiên quyết làm theo mệnh lệnh của Đảng, vô luận hoàn cảnh nào, lòng họ cũng không thay đổi, những ng-ời nh- thế, dù công tác kém một chút, cũng là ng-ời cán bộ tốt. Vì vậy, xem xét cán bộ, để hiểu đúng cán bộ, từ đó có cách dùng cán bộ để phát huy đúng năng lực và sở tr-ờng của cán bộ trong công tác là hết sức quan trọng trong chính sách cán bộ.